- Tham gia
- 12/12/06
- Bài viết
- 3,661
- Được thích
- 18,158
Nguồn từ Cục Thuế TP. HCM http://hcmtax.gov.vn/News1.aspx?itermid=1801
Đừng dễ dãi với hóa đơn
TT - Do nhiều lý do khác nhau, trong đó có cả chuyện không am hiểu pháp luật, nhiều người mua hóa đơn của doanh nghiệp khác rồi ghi nội dung bán hàng của mình vào hoặc mua hóa đơn đã ghi sẵn nội dung để cung cấp cho khách hàng.
Làm như vậy, họ nghĩ đơn giản là mình chỉ thu tiền bán hàng do công sức của mình, không lừa lấy tiền của ai và không trốn thuế là được. Đôi khi họ cũng cảm thấy việc này không đúng đắn, nhưng không hiểu rằng mình có thể đã vi phạm pháp luật hình sự.
Ngày 19 và 20-8-2008, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử vụ án "lưu hành các giấy tờ có giá giả khác; sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức; trốn thuế; đưa hối lộ và nhận hối lộ" với 13 bị cáo. Bị cáo Nguyễn Khánh Sơn đã lập 11 công ty TNHH chỉ để mua, bán hơn 2.600 tờ hóa đơn GTGT khống với tổng trị giá ghi khống hơn 287 tỉ đồng.
Trong vụ án này có bị cáo Nguyễn Thị M., 33 tuổi, làm nghề nấu ăn. Để được nhận nấu ăn cho công ty P thì phải cung cấp được hóa đơn bán hàng hợp lệ, nên bị cáo M. đã nhờ một người quen mua giúp hóa đơn GTGT (hóa đơn thật) với thỏa thuận là trả cho người bán hóa đơn số tiền bằng đúng tiền thuế GTGT, tức bằng 10% trị giá các suất ăn. Từ tháng 11-2004 đến tháng 6-2005, bị cáo M. đã mua tất cả 18 tờ hóa đơn ghi sẵn nội dung, có nguồn gốc từ bốn trong số 11 công ty do Nguyễn Khánh Sơn lập ra.
Theo hồ sơ, sau khi được công ty P thanh toán, bị cáo M. chỉ giữ lại số tiền bằng trị giá các suất ăn đã nấu, còn phần tiền thuế GTGT thì trả lại người đã cung cấp hóa đơn, không kiếm lợi đồng nào. Mặc dù vậy, bị cáo M. vẫn bị VKSND TP.HCM truy tố theo khoản 3 điều 181 Bộ luật hình sự, với khung hình phạt là 10-20 năm tù giam. Nhưng nhờ có nhiều tình tiết giảm nhẹ tòa chỉ tuyên phạt 2 năm tù, được hưởng án treo.
Có nhiều hành vi vi phạm trong việc mua bán, sử dụng hóa đơn mà tùy theo tính chất, mục đích, người có hành vi đó có thể bị truy tố về "tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "tội tham ô tài sản", "tội buôn lậu", "tội trốn thuế"…
Riêng việc mua trái phép hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT), dù không vì vụ lợi, không trốn thuế, không gây thiệt hại về tài sản cũng có thể phạm phải "tội lưu hành giấy tờ có giá giả khác" theo điều 181 hoặc "tội mua bán tài liệu của cơ quan nhà nước" theo điều 268 Bộ luật hình sự và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT/BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP (23-11-2004).
Theo thông tư liên tịch này, một người mua hóa đơn GTGT (mua lại của doanh nghiệp) mà các hóa đơn đó chưa ghi nội dung với số lượng từ 50 tờ trở lên hoặc dưới 50 tờ nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này thì bị truy cứu trách nhiệm về tội "mua bán tài liệu của cơ quan nhà nước".
Còn đối với "tội lưu hành giấy tờ có giá giả khác", chỉ cần mua hóa đơn GTGT đã được ghi đầy đủ như đã mua bán hàng hóa là đủ cấu thành tội phạm. Thật ra hành vi mua hóa đơn như vậy thường bị xử phạt vi phạm hành chính theo nghị định của Chính phủ số 89/2002/NĐ-CP (7-11-2002), nhưng pháp luật hình sự cũng vẫn quy định trách nhiệm về hành vi này và cứ có hành vi vi phạm là có thể bị xử lý hình sự, với khung hình phạt thấp nhất là phạt tù 2-7 năm.
Hơn thế nữa, đối với tội danh này hiện nay chưa có quy định cụ thể thế nào là phạm tội trong trường hợp "nghiêm trọng", "rất nghiêm trọng" hay "đặc biệt nghiêm trọng" nên trong thực tiễn truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng thường tham khảo các quy định về "tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả” theo điều 180 Bộ luật hình sự (là tội phạm có các dấu hiệu tương tự) để định khung hình phạt, vì vậy các bản án sẽ rất nghiêm khắc.
Ngoài ra còn có vi phạm khá phổ biến khác là bên cạnh lượng hàng hóa, dịch vụ thực bán, theo yêu cầu của khách hàng, người bán hàng ghi khống một phần trị giá vào hóa đơn, số tiền chênh lệch giữa hóa đơn và trị giá hàng thực tế để mặc khách hàng tự xử lý. Vì lý do lôi kéo khách hàng, tạo sự linh động hay để tăng thêm "phần trăm" cho khách hàng như vậy mà họ có thể đã phạm "tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "tội tham ô tai sản" với vai trò là đồng phạm.
Hiện nay những vi phạm trong việc mua, quản lý, sử dụng hóa đơn GTGT có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự xảy ra rất nhiều, từ doanh nghiệp buôn bán lớn đến hộ kinh doanh nhỏ, với những hậu quả khó lường. Vì vậy, người kinh doanh cần nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, cần tìm hiểu luật pháp để có cách xử sự đúng và để tự bảo vệ bản thân mình.
LS TRẦN NGỌC HẢI - LS LÊ VĂN HẢI
(Trích đăng từ Báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 26/8/2008)
Đừng dễ dãi với hóa đơn
TT - Do nhiều lý do khác nhau, trong đó có cả chuyện không am hiểu pháp luật, nhiều người mua hóa đơn của doanh nghiệp khác rồi ghi nội dung bán hàng của mình vào hoặc mua hóa đơn đã ghi sẵn nội dung để cung cấp cho khách hàng.
Làm như vậy, họ nghĩ đơn giản là mình chỉ thu tiền bán hàng do công sức của mình, không lừa lấy tiền của ai và không trốn thuế là được. Đôi khi họ cũng cảm thấy việc này không đúng đắn, nhưng không hiểu rằng mình có thể đã vi phạm pháp luật hình sự.
Ngày 19 và 20-8-2008, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử vụ án "lưu hành các giấy tờ có giá giả khác; sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức; trốn thuế; đưa hối lộ và nhận hối lộ" với 13 bị cáo. Bị cáo Nguyễn Khánh Sơn đã lập 11 công ty TNHH chỉ để mua, bán hơn 2.600 tờ hóa đơn GTGT khống với tổng trị giá ghi khống hơn 287 tỉ đồng.
Trong vụ án này có bị cáo Nguyễn Thị M., 33 tuổi, làm nghề nấu ăn. Để được nhận nấu ăn cho công ty P thì phải cung cấp được hóa đơn bán hàng hợp lệ, nên bị cáo M. đã nhờ một người quen mua giúp hóa đơn GTGT (hóa đơn thật) với thỏa thuận là trả cho người bán hóa đơn số tiền bằng đúng tiền thuế GTGT, tức bằng 10% trị giá các suất ăn. Từ tháng 11-2004 đến tháng 6-2005, bị cáo M. đã mua tất cả 18 tờ hóa đơn ghi sẵn nội dung, có nguồn gốc từ bốn trong số 11 công ty do Nguyễn Khánh Sơn lập ra.
Theo hồ sơ, sau khi được công ty P thanh toán, bị cáo M. chỉ giữ lại số tiền bằng trị giá các suất ăn đã nấu, còn phần tiền thuế GTGT thì trả lại người đã cung cấp hóa đơn, không kiếm lợi đồng nào. Mặc dù vậy, bị cáo M. vẫn bị VKSND TP.HCM truy tố theo khoản 3 điều 181 Bộ luật hình sự, với khung hình phạt là 10-20 năm tù giam. Nhưng nhờ có nhiều tình tiết giảm nhẹ tòa chỉ tuyên phạt 2 năm tù, được hưởng án treo.
Có nhiều hành vi vi phạm trong việc mua bán, sử dụng hóa đơn mà tùy theo tính chất, mục đích, người có hành vi đó có thể bị truy tố về "tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "tội tham ô tài sản", "tội buôn lậu", "tội trốn thuế"…
Riêng việc mua trái phép hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT), dù không vì vụ lợi, không trốn thuế, không gây thiệt hại về tài sản cũng có thể phạm phải "tội lưu hành giấy tờ có giá giả khác" theo điều 181 hoặc "tội mua bán tài liệu của cơ quan nhà nước" theo điều 268 Bộ luật hình sự và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT/BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP (23-11-2004).
Theo thông tư liên tịch này, một người mua hóa đơn GTGT (mua lại của doanh nghiệp) mà các hóa đơn đó chưa ghi nội dung với số lượng từ 50 tờ trở lên hoặc dưới 50 tờ nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này thì bị truy cứu trách nhiệm về tội "mua bán tài liệu của cơ quan nhà nước".
Còn đối với "tội lưu hành giấy tờ có giá giả khác", chỉ cần mua hóa đơn GTGT đã được ghi đầy đủ như đã mua bán hàng hóa là đủ cấu thành tội phạm. Thật ra hành vi mua hóa đơn như vậy thường bị xử phạt vi phạm hành chính theo nghị định của Chính phủ số 89/2002/NĐ-CP (7-11-2002), nhưng pháp luật hình sự cũng vẫn quy định trách nhiệm về hành vi này và cứ có hành vi vi phạm là có thể bị xử lý hình sự, với khung hình phạt thấp nhất là phạt tù 2-7 năm.
Hơn thế nữa, đối với tội danh này hiện nay chưa có quy định cụ thể thế nào là phạm tội trong trường hợp "nghiêm trọng", "rất nghiêm trọng" hay "đặc biệt nghiêm trọng" nên trong thực tiễn truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng thường tham khảo các quy định về "tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả” theo điều 180 Bộ luật hình sự (là tội phạm có các dấu hiệu tương tự) để định khung hình phạt, vì vậy các bản án sẽ rất nghiêm khắc.
Ngoài ra còn có vi phạm khá phổ biến khác là bên cạnh lượng hàng hóa, dịch vụ thực bán, theo yêu cầu của khách hàng, người bán hàng ghi khống một phần trị giá vào hóa đơn, số tiền chênh lệch giữa hóa đơn và trị giá hàng thực tế để mặc khách hàng tự xử lý. Vì lý do lôi kéo khách hàng, tạo sự linh động hay để tăng thêm "phần trăm" cho khách hàng như vậy mà họ có thể đã phạm "tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "tội tham ô tai sản" với vai trò là đồng phạm.
Hiện nay những vi phạm trong việc mua, quản lý, sử dụng hóa đơn GTGT có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự xảy ra rất nhiều, từ doanh nghiệp buôn bán lớn đến hộ kinh doanh nhỏ, với những hậu quả khó lường. Vì vậy, người kinh doanh cần nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, cần tìm hiểu luật pháp để có cách xử sự đúng và để tự bảo vệ bản thân mình.
LS TRẦN NGỌC HẢI - LS LÊ VĂN HẢI
(Trích đăng từ Báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 26/8/2008)