Có hay không việc Lập hóa đơn thu chi hộ!? Thực hiện như thế nào? (2 người xem)

  • Thread starter Thread starter cadafi
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

cadafi

Hành động từ trái tim
Administrator
Tham gia
27/5/07
Bài viết
4,297
Được thích
11,386
Donate (Paypal)
Donate
Giới tính
Nam
Nghề nghiệp
Business Man
Tôi đã đọc một số bài tại các topic này:
http://www.webketoan.vn/forum/showthread.php?t=34184
http://webketoan.vn/forum/showthread.php?t=7388

Tuy nhiên, các topic trên đã bị khóa nên tôi không thể post bài vào các topic đó được. Bên cạnh đó, các bài viết trong các topic đó không hướng dẫn/ trích dẫn cụ thể thông tư, công văn hướng dẫn/quy định thực hiện, do đó tôi xin phép được mở topic với nội dung này tại đây, hi vọng tôi sẽ nhận được sự hướng dẫn cụ thể và trích dẫn các văn bản mang tính pháp lý rõ ràng của tất cả các anh chị và các bạn. Tôi xin cảm ơn trước.

Vấn đề của công ty tôi như sau:

Công ty của tôi :Gọi là CTy A
Khách hàng của tôi: Gọi là CTy B
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển cho Cty B: gọi là Cty C

Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế giữa Cty A và Cty B, phát sinh thêm một số vấn đề mới --> Bên Cty B yêu cầu Cty A phải giao hàng tại địa điểm khác --> Phát sinh thêm 1 khoảng chi phí lên tới 100 triệu đồng tiền vận chuyển --> và bên Cty B đã thanh toán toàn bộ cho cty C (CTy B và Cty C trực tiếp ký kết hợp đồng vận chuyển) --> Bên Cty C cũng đã xuất hóa đơn số tiền 100 triệu cho Cty B (bao gồm cả thuế GTGT 10%)

CTy A và Cty B cũng đã ký một phụ lục hợp đồng thỏa thuận chia sẻ phần chi phí vận chuyển phát sinh thêm đó, mỗi bên chịu một nửa (50/50).

Như vậy, vấn đề đặt ra là: Cty B có phải xuất hóa đơn cho Cty A phần 50% chi phí hay không?

Nếu có, tại sao phải xuất hóa đơn!? Hóa đôn Cty B xuất cho Cty A có thuế GTGT hay không!? Cty A có được khấu trừ tiền thuế GTGT đó hay không?

Nếu không, tại sao không?

Theo ý kiến của riêng tôi (nghĩa là không mang tính pháp lý, chỉ là cảm giác), Về nguyên tắc, khi cty A thanh toán bất cứ 1 khoản tiền liên quan đến chi phí thì phải có hóa đơn chứng từ --> nếu bên Cty B không xuất hóa đơn cho Cty A thì vô tình xem như Cty A sẽ không có hóa đơn chứng từ cho khoản chi phí phát sinh thêm này (ngoài cái phụ lục hợp đồng). Lật ngược vấn đề lại, vì Cty B không có đăng ký kinh doanh loại hình vận chuyển nên không thể xuất hóa đơn cho Cty A tiền vận chuyển này được!

Thêm vào đó, nếu Cty B không xuất hóa đơn cho Cty A phần 50% đó, thì xem như Cty B trốn thuế 50%. Vì, thứ nhất, hóa đơn chi phí Cty C đã xuất 100% cho Cty B và Cty B đã trả đủ 100% cho Cty C --> xem như 100% chi phí là hợp lệ với Cty B. Thứ hai, khoản tiền Cty B thu từ Cty A thì lại không có hóa đơn chứng từ (không lẽ để ngoài sổ, hoặc ghi nhận là thu nhập khác)!?

Xin các anh chị bớt chút thời gian hỗ trợ tôi vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chưa xem văn bản pháp lý nào, nhưng nếu suy luận (cũng lại là cảm giác như Kiệt), thì như sau:

1. Giá trị hợp đồng ban đầu là 1.000
Nếu không có gì phát sinh, A xuất hoá đơn cho B theo giá trị hợp đồng là 1.000

2. Chi phí vận chuyển 100, C xuất hoá đơn cho B, B thanh toán cho C, cái này hợp lệ, không nói.

3, A và B thoả thuận chia 50/ 50, và có ký phụ lục hợp đồng. Thì cái phụ lục này làm giảm giá trị hợp đồng xuống còn 950. (Phải có ghi trong phụ lục mới được)

Vậy, A xuất hoá đơn cho B, bằng giá trị mới của hợp đồng là 950. B thanh toán 950.

Như vậy là ổn chứ nhỉ?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin các anh chị bớt chút thời gian hỗ trợ tôi vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn.

Xin chào bạn !
Mình muốn trao đổi với bạn những vấn đề pháp lý xung quanh việc xuất hóa đơn này:
- Điều thứ nhất ta cần xác định rõ các mối quan hệ:
+ Công ty A thuê Công ty B vận chuyển: Mối quan hệ này được thể hiện bằng hợp đồng ký kết giưa CTy A và CTy B. Tất nhiên việc thanh toán cũng phải tuân thủ hợp đồng đã ký kết. Ở đây cần làm rõ việc ký hợp đồng giữa CTy A và CTy B có nói đến CTy C là đơn vị vân chuyển hay không ? Có ràng buộc các điều kiện về vận chuyển(địa điểm, giá thanh toán của CTy C với CTy B) ? Nếu hợp đồng ký giưa A và B không chặt chẽ sẽ dẫn đến phát sinh tranh chấp.
Để có cơ sở giải quyết, bạn cũng phải xuất phát từ hợp đồng. Những phát sinh ngoài hợp đồng sẽ được A-B bàn bạc, nếu thỏa thuận được thì hai bên sẽ ký Phụ lục bổ sung hợp đồng để giải quyết.
Cũng xin lưu ý bạn là hình thức hợp đồng cũng là yếu tố quan trọng khi thanh toán.
Nếu hợp đồng trọn gói, khoán gọn thì không có việc phát sinh chi phí nào cả, cứ theo điều khoản hợp đồng mà thanh quyết toán hợp đồng.
Nếu hợp đồng theo đơn giá cố định thì giá thanh toán theo đơn giá hai bên đã thỏa thuận.
- Điều thứ 2, về hóa đơn:
Việc xuất hóa đơn là qui định của Nhà nước nhưng chỉ được xuất hóa đơn cho những công việc, dịch vụ phát sinh thực tế. Trong trường hợp của bạn, trước hết bạn phải trả những chi phí hợp lý theo hợp đồng cho CTy B(bằng hóa đơn). Tôi có cảm giác CTy bạn bị CTy B "ép" trả thêm chi phí (sau khi CTy B có hóa đơn đã trả cho CTy C). Như tôi đã trao đổi ở phần trên, bạn cần kiểm tra lại hợp đồng đã ký với CTy B, nếu có những phát sinh mà cả hai bên trao đổi, bàn bạc đi tới thống nhất được thì ký thêm phụ lục bổ sung hợp đồng. Từ đó bạn trả chi phí(hóa đơn) là đúng qui định. Còn những chi phí phát sinh ngoài hợp đồng mà bên A không chấp nhận thì bên B còn tiếp tục phải trình để làm rõ những chi phí này.
Vài ý trao đổi thêm với bạn. Chúc bạn mạnh khỏe !
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
3, A và B thoả thuận chia 50/ 50, và có ký phụ lục hợp đồng. Thì cái phụ lục này làm giảm giá trị hợp đồng xuống còn 950. (Phải có ghi trong phụ lục mới được)

Vậy, A xuất hoá đơn cho B, bằng giá trị mới của hợp đồng là 950. B thanh toán 950.

Xin cảm ơn ý kiến chia sẻ của anh ptm0412.

Khi Cty A xuất kho bán hàng đã xuất kèm hóa đơn GTGT 100% trị giá lô hàng, và đã được kê khai thuế. Cho nên việc xuất giảm giá trị hợp đồng thực sự là một khó khăn (từ việc thu hồi hóa đơn, hủy hóa đơn và xuất lại hóa đơn khác, v.v..).

Bên cạnh đó, trên hợp đồng có ghi rõ số lượng, đơn giá lô hàng. Việc xuất hóa đơn giảm trị giá hợp đồng theo em được biết là chỉ trong các trường hợp chất lượng hàng kém, hoặc giảm giá hàng bán, hoặc chiết khấu; mà những trường hợp này đều không có lợi cho cty A và không phản ánh đúng bản chất nghiệp vụ phát sinh.
---------------------------------------------------------------------------

longlt08 đã viết:
+ Công ty A thuê Công ty B vận chuyển: Mối quan hệ này được thể hiện bằng hợp đồng ký kết giưa CTy A và CTy B. Tất nhiên việc thanh toán cũng phải tuân thủ hợp đồng đã ký kết. Ở đây cần làm rõ việc ký hợp đồng giữa CTy A và CTy B có nói đến CTy C là đơn vị vân chuyển hay không ? Có ràng buộc các điều kiện về vận chuyển(địa điểm, giá thanh toán của CTy C với CTy B) ? Nếu hợp đồng ký giưa A và B không chặt chẽ sẽ dẫn đến phát sinh tranh chấp.
Mình xin đính chính lại với bạn như sau:
- Theo như bài 1 mình nêu ra, Cty A là công ty cung cấp hàng hóa cho Cty B chứ không phải là thuê CTyB vận chuyển. Và Cty B cũng không có chức năng cung cấp dịch vụ vận chuyển.

- Chi phí vận chuyển theo hợp đồng giữa Cty A và Cty B là do Cty B chịu trong trường hợp bình thường không có phát sinh thêm gì cả (do đó, CTy B và Cty C ký kết hợp đồng vận chuyển riêng biệt như mình đã trình bày)

- Việc phát sinh thêm khoản chi phí 100 triệu đồng tiền vận chuyển chia đều cho hai bên cty A và Cty B cũng đã có phụ lục kèm theo, về mặt kinh tế thì không có phát sinh tranh chấp trong trường hợp này.

Tôi có cảm giác CTy bạn bị CTy B "ép" trả thêm chi phí (sau khi CTy B có hóa đơn đã trả cho CTy C)
Thực tế thì Cty A không bị "ép" gì cả, vì đó là thỏa thuận bổ sung và hai bên A và B đã đồng ý chia đôi phần phát sinh thêm.

Vấn đề đặt ra là, với khoản phát sinh thêm đó, Cty B đã nhận hóa đơn từ Cty C và cũng đã trả đủ cho Cty C (vì B và C trực tiếp ký kết hợp đồng dịch vụ vận chuyển). Như vậy khi thu lại 50% tiền vận chuyển từ cty A (theo phụ lục thỏa thuận giữa A và B) thì Cty B có xuất hóa đơn cho Cty A hay không? Văn bản nào quy định điều này!?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chào bạn
Trường hợp này bạn yêu cầu bên B phải xuất hóa đơn cho cty bạn , và ghi vào gì là việc của họ , như ở tôi thì ghi vào thu khác ( TK 711) ,được khấu trừ VAT , chỉ lưu ý là phải chuyển khoản , vì hóa đơn trên 50 triệu , tiền mặt sẽ bị loại . Phụ luc HĐ là cơ sở đó bạn .
Văn bản cụ thể thì tôi chưa rõ,thực tế ở tôi làm vậy . Chỉ có điều khi trả tiền gì mà không hóa đơn thì thiệt cho bạn
Chúc vui
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Theo mình, lúc đầu A và B ký với nhau giá bán hàng hoá, trong đó thoả thuận B phải chịu chi phí vận chuyển. Nhưng sau đó, chi phí vận chuyển lại phát sinh cao hơn so với dự kiến. Vì vậy, B cho rằng giá hàng hoá phải thấp hơn nữa thì mới hợp lý. Vậy thì A và B sẽ thoả thuận giảm giá bán xuống bằng 1 lượng là: 1/2 chi phí vận chuyển (Nhưng nếu A khồn chịu thì B cũng chẳng thể làm gì được, trường hợp này chắc A và B là khách hàng thân thiết, hoặc A coi B là khách hàng quan trọng trong tương lai). Khi đã thảo thuận xong (bằng phụ lục hợp đồng hoặc là biên bản thoả thuận gì đó), A sẽ viết 1 hoá đơn điều chỉnh giảm (chứ không phải huỷ hoá đơn kia đi), nếu B đã thanh toán hết so với hoá đơn ban đầu rồi thì chuyển trả tiền cho B số tiền = 1/2 chi phí vận chuyển, còn chưa thanh toán thì giảm công nợ. Căn cứ vào hoá đơn này, A sẽ kê khai điều chỉnh giảm doanh thu, B điều chỉnh giảm chi phí vào tờ khai thuế của tháng tiếp theo.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin cảm ơn tất cả các ý kiến của các anh chị.

@phuongc5: Tại sao công ty A phải xuất hóa đơn điều chỉnh giảm trong khi thực tế cty A không giảm giá hàng bán hoặc chiết khấu gì cả. Về mặt bản chất, khoản phát sinh thêm đó có thể coi là chi phí bán hàng của công ty A. Thêm vào đó, nội dung xuất hóa đơn điều chỉnh giảm đó sẽ ghi như thế nào? --- Về góc độ bên B, khi nhận được hóa đơn điều chỉnh giảm của Cty A thì theo bạn là ghi giảm chi phí vận chuyển!? Tại sao vậy!? Tại sao giữa 1 hóa đơn điều chỉnh giám giá bán lại hạch toán là giảm chi phí vận chuyển vậy!?

Trên thực tế, A và B không thỏa thuận giảm giá bán, mà như tôi đã nói ở trên, A và B thỏa thuận 1 phụ lục hợp đồng, chia sẽ 50/50 phần chi phí vận chuyển phát sinh thêm đó.


@le tin:tôi cũng có cảm giác trong trường hợp này là bên B phải xuất hóa đơn cho bên A phần 50% đó. Vì tôi vẫn thường thấy các công ty vận chuyển đường biển vẫn xuất hóa đơn thu hộ cước tàu, phí chứng từ, v.v...

Xin các anh chị hiểu cho, tôi cần một cái gì đó mang tính pháp lý (văn bản, trích dẫn văn bản) để có thể làm việc với bên B, tôi không thể nói với họ rằng Cty anh phải thế này, phải thế kia mà không có một cơ sở pháp lý nào cả!

Có lẽ tôi sẽ phải lập công văn xin hướng dẫn từ cục thuế.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bạn cứ hỏi lại cty B , vì sao không có hóa đơn , nếu không thì cơ sở đâu mà trả tiền.
Chứng từ hợp lệ để chi tiền của bạn là : PL hợp đồng , hóa đơn hợp lệ .
Tôi nghĩ không cần văn bản đâu , nhưng nếu bạn hỏi có gì mới , cho mình biết với .
Chào bạn
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tôi vừa tìm được một công văn có liên quan đến vấn đề này, xin được chia sẻ cùng mọi người
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: 989/TCT-CS
V/v thực hiện hóa đơn, chứng từ trong việc sử dụng tài sản dùng chung
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2009

Kính gửi: Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam​
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 4947/KTTKTC ngày 21/11/2008 của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam hỏi về việc thực hiện hóa đơn, chứng từ trong việc sử dụng tài sản chung.

Theo trình bày của Tập đoàn thì thực hiện các Quyết định của Chính phủ, hoạt động Bưu chính và viễn thông được tách riêng biệt. Theo đó từ ngày 1/1/2008 trên cùng 1 địa phương (tỉnh, thành phố) hình thành 2 pháp nhân mới được tổ chức lại từ Bưu điện tỉnh, thành phố trước đây, gồm Bưu điện tỉnh, thành phố mới là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) và Viễn thông tỉnh, thành phố là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Trong quá trình tổ chức lại sản xuất, nhiều tài sản là nhà cửa, đất đai mặc dù được bàn giao cho một chủ thể quản lý (Bưu điện tỉnh hoặc Viễn thông tỉnh) nhưng vẫn được khai thác, sử dụng chung cho cả hai lĩnh vực bưu chính (Bưu điện tỉnh), viễn thông (Viễn thông tỉnh) vì nhiều lý do, cụ thể: do chưa bố trí được mặt bằng làm việc; do thiết bị viễn thông vẫn đang được lắp đặt trên cùng mặt bằng… Hiện tại, gần như toàn bộ các đơn vị Bưu chính và Viễn thông trên 64 tỉnh, thành phố đang phát sinh quan hệ sử dụng chung tài sản. Các chi phí phát sinh trong quá trình cùng sử dụng, khai thác tài sản giữa Bưu điện tỉnh và Viễn Thông tỉnh, cụ thể gồm: chi phí khấu hao TSCĐ; tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; chi phí sửa chữa tài sản; chi phí điện, nước; chí phí nhân công bảo vệ, phục vụ.

Về việc này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 9 Chương II Nghị định 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Điều 9 Chương III Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008;


Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003; quy định tại khoản 1 Điều 9 Chương II Nghị định 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008;


Bưu điện tỉnh và Viễn thông tỉnh được kê khai khấu trừ thuế GTGT của tài sản, hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT; được tính vào chi phí khoản chi tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại, sửa chữa tài sản cố định; chi phí khấu hao tài sản cố định..;Trường hợp hai bên sử dụng chung tài sản và tài sản giao cho một bên quản lý thì đối với chủ thể quản lý tài sản: việc thu, chi tiền của các chi phí cho đối tác cùng khai thác, sử dụng tài sản được xác định là khoản chi hộ và khoản thu hộ.

Trường hợp này các bên sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

- Đối với tiền điện, nước, chi phí sửa chữa tài sản, chi phí thuê bảo vệ, thuê dịch vụ là các chi phí có hóa đơn GTGT, có thuế GTGT; trên hóa đơn chỉ ghi tên người mua là chủ thể được giao quản lý tài sản: Căn cứ biên bản xác định tỷ lệ chi phí sử dụng chung, chủ thể quản lý tài sản thực hiện xuất hóa đơn GTGT trên hóa đơn ghi rõ là thu hộ tiền thanh toán chi phí điện, nước, chi phí thuê bảo vệ, thuê dịch vụ của tài sản dùng chung đã chi hộ theo hóa đơn số...; số tiền thu hộ, số thuế GTGT; thuế suất thuế GTGT; tổng tiền thanh toán.


- Đối với chi phí khấu hao TSCĐ, tiền thu sử dụng đất, tiền thuê đất; tiền lương bảo vệ, nhân viên phục vụ (chi phí không có thuế GTGT): Căn cứ Biên bản xác nhận tỷ lệ chi phí mà các bên sử dụng, các bên lập chứng từ thu chi để thực hiện thanh toán các khoản chi: lương bảo vệ, lương nhân viên phục vụ, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chi phí khấu hao của tài sản dùng chung. Căn cứ chứng từ thu, chi và Biên bản xác nhận tỷ lệ chi phí, chủ thể quản lý tài sản hạch toán giảm chi phí, bên sử dụng tài sản hạch toán chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.


Tổng cục Thuế trả lời để Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam được biết và đề nghị Tập đoàn chỉ đạo trong hệ thống ở địa phương liên hệ với cơ quan thuế để được hướng dẫn cụ thể./.
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
Theo chị thì thế này: Chắc chắc thông tư , văn bản thuế không hướng dẫn đầy đủ được các trường hợp cụ thể đươc. Mình cứ theo nguyên tắc: làm sao để khai đúng, khải đủ số thuế phải nộp làm chuẩn.
Trong trường hợp này cách làm của chị là:
- Do chi phí thực tế phát sinh nên có thêm phụ lục hợp đồng
- Trong phụ lục hợp đồng nêu rõ việc thỏa thuận mức chi phí tăng thêm này đã được bên đồng ý chịu 50/50. Vì cty B đã trả toán bộ chi phí nên Cty B xuất hóa đơn nhận số tiền bồi hoàn của cty A
- Vê thuế thì khấu trừ bình thường.

Vì sao cty B phải xuất hóa đơn? Vì công ty B chi phí thực tế có 50, nhưng đã nhận đầu vào chi phí là 100, khoản 50 cty B nhận từ công ty coi như một khoản giảm chi phí. Tương tự như xuất hóa đơn trả lại HHDV vậy thôi.

Ah! Nhân nói cái vụ xuất hóa đơn trả lại HHDV, trước đây Cục Thuế hướng dẫn là kê khai Âm trên bảng kê mua vào ( điều này phù hợp với kế toán); nhưng nay theo hướng dẫn của TCT thì được kê khai trên bảng kê bán ra như mọt hóa đơn bán ra, ghi tăng doanh thu, và tăng thue phải nộp
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom