DSUM mà không cần TIÊU ĐỀ CỘT? (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

anhtuan1066

Thành viên gạo cội
Tham gia
10/3/07
Bài viết
5,802
Được thích
6,912
(Xin lổi trước nếu như chủ đề này đã từng được nói trên diển đàn)
-----------------------------------------------------------------------------
Các bạn những ai thường xài hàm DSUM chắc biết rõ cú pháp của nó:
=DSUM(DataBase, Field, Criteria)
Trong đó Criteria là vùng điều kiện... Thông thương khi dùng hàm này, ta đều gõ tiêu đề cột của vùng điều kiện trùng với tiêu đề cột của dử liệu (đương nhiên, nếu không trùng thì biết lọc theo điều kiện gì)
-----------------------------------------------------------------------------
File đính kèm dưới đây có thể khiến cho các bạn suy nghĩ khác đấy: DSUM mà chẳng cần tiêu đề cột trong vùng điều kiện vẫn có thể "trích lọc" đúng ý đồ
 

File đính kèm

[Trong đó Criteria là vùng điều kiện... Thông thương khi dùng hàm này, ta đều gõ tiêu đề cột của vùng điều kiện trùng với tiêu đề cột của dử liệu (đương nhiên, nếu không trùng thì biết lọc theo điều kiện gì)

=DSUM(DataBase, Field, Criteria)
Điều kiện để tạo Criteria thông thương là như bác Anhtuan nói. Nhưng đối với Criteria: là dạng công thức thì tiêu đề của vùng điều kiện phải khác với tất cả các tiêu đề khác trong bảng dữ liệu. Nêm em nghĩ trong trương hợp là tiêu chuẩn công thức thì để trống nó vẫn hiểu
 
Đây là điều cơ bản mà khi sử dụng nhóm hàm D (DSUM, DMAX, DMIN...) phải biết và phải nhớ:
Khi dùng điều kiện là kết quả của một công thức, cần lưu ý hai điều sau:
  • Không được nhập công thức vào bên dưới những cột có tên field (trường dữ liệu) trùng với tên của những field trong database, mà phải tạo thêm một cột khác, với một tên field khác.

  • Công thức phải tham chiếu đến những ô nằm trên hàng đầu tiên của database.
Ở ví dụ trên, bỏ trống tên field là một trường hợp đặc biệt của "tên field khác", hoặc có thể dùng bất kỳ một tên gì trong E1, miễn không phải là "Numbers"; và buộc công thức trong E2 phải tham chiếu đến A2.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đây là điều cơ bản mà khi sử dụng nhóm hàm D (DSUM, DMAX, DMIN...) phải biết và phải nhớ:

Ở ví dụ trên, bỏ trống tên field là một trường hợp đặc biệt của "tên field khác", hoặc có thể dùng bất kỳ một tên gì trong E1, miễn không phải là "Numbers"; và buộc công thức trong E2 phải tham chiếu đến A2.
Ấy... Cũng không hẳn có thể NHỚ được nếu chưa có ai đó nói ra...
Phần này tuy có trong Help của Excel nhưng nằm tận tít mù khơi (ở dưới cùng)... chịu "vọc" lắm mới có thể nhìn thấy.
 
Trước đây mình cũng đã viết một bài về "Hướng dẫn tạo vùng tiêu chuẩn và lọc dữ liệu" trong đó có đề cấp tơi các vấn đề nêu trên. Nhân tiện đây mình cũng xin link lại bài viết đó để các bạn chưa hiểu sâu về tạo vùng tiêu chuẩn để lọc dữ liệu và thực hiện một sô hàm trong nhóm D(DSUM, DMAX, DMIN...) tham khảo và ưng dụng.
http://www.giaiphapexcel.com/forum/showthread.php?t=11552
 
Trước đây mình cũng đã viết một bài về "Hướng dẫn tạo vùng tiêu chuẩn và lọc dữ liệu" trong đó có đề cấp tơi các vấn đề nêu trên. Nhân tiện đây mình cũng xin link lại bài viết đó để các bạn chưa hiểu sâu về tạo vùng tiêu chuẩn để lọc dữ liệu và thực hiện một sô hàm trong nhóm D(DSUM, DMAX, DMIN...) tham khảo và ưng dụng.
http://www.giaiphapexcel.com/forum/showthread.php?t=11552
Quả thật là tôi NGU quá... Trên diển đàn ai cũng biết điều này, vậy mà mãi đến nay tôi mới phát hiện ra!
Trước giờ tôi luôn nghĩ rằng các hàm họ D cũng tầm thường thôi, nay phát hiện ra thêm chiêu tùy biến công thức trong vùng điều kiện thì quả thật nó rất xứng đáng để dùng, và đấy mới chính là tuyệt chiêu của hàm
 
Thực tình nhiều lúc thấy anhtuan1066 đưa mấy công thức lên, mình thấy đúng là mình quá ngốc thật. Excel đúng là muôn hình vạn trạng mà mình vẫn chưa biết.
 
Hehe tui thì chẳng hiểu lắm nói chi đến biết tui cũng nó tương đương với hàm không có D thôi. Đang nghiên cứu xem có ứng dụng được nhiều không. Thanks
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom