Hạch toán nghiệp vụ Vật tư, hàng hóa nhận Gia công (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

hoangdanh282vn

Nguyễn Cảnh Hoàng Danh
Thành viên danh dự
Tham gia
21/12/07
Bài viết
1,902
Được thích
5,303
Nghề nghiệp
Kinh doanh các mặt hàng văn phòng phẩm
Công ty A ký hợp đồng gia công với Công ty B. Có 2 trường hợp xảy ra :

TH1 : Công ty A cung cấp toàn bộ vật tư cho Cty B để Cty B gia công hộ. Cty B chỉ bỏ ra chi phí về nhân công, máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng...Toàn bộ hóa đơn vật tư mua vào là của bên A. Sau khi hoàn thành thì công ty B sẽ xuất hóa đơn và chuyển giao thành phẩm cho Cty A.

TH2 : Cty A sản xuất ra bán thành phẩm, sau đó nhờ Cty B gia công hoàn thành sản phẩm. Những vật tư cần thiết để hoàn thành sản phẩm do bên B mua vào. Sau khi hoàn thành sẽ xuất hóa đơn và chuyển giao số thành phẩm cho Cty A.

Có nhiều ý kiến về cách hạch toán nghiệp vụ trên. Mình mong nhận được sự giải đáp cũng như các ý kiến thảo luận của bạn.
Cảm ơn!
 
Công ty A ký hợp đồng gia công với Công ty B. Có 2 trường hợp xảy ra :

TH1 : Công ty A cung cấp toàn bộ vật tư cho Cty B để Cty B gia công hộ. Cty B chỉ bỏ ra chi phí về nhân công, máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng...Toàn bộ hóa đơn vật tư mua vào là của bên A. Sau khi hoàn thành thì công ty B sẽ xuất hóa đơn và chuyển giao thành phẩm cho Cty A.
Hạch toán bên Cty A:
1. Mua vật tư: Nợ Hàng tồn kho (152/153) / Có Phải trả ngưới bán (331)/ Tiền mặt (111/112)
2. Xuất gia công: Nợ Chi phí NVL trực tiếp (621) / Có hàng tồn kho (152/153 - gia công hàng)
3. Nhận Hóa đơn của bên B: Nợ Chi phí SX chung (627-Chi tiết CP gia công) / Có phải trả người bán (331) / Tiền mặt (111/112)
4. Nhận hàng của bên B giao: Nợ Thành phẩm (155) / Có 154
5. Cuối kỳ kết chuyển tính giá thành sản phẩm.
Lưu ý:
- Bút toán số 4 - bút toán tạm, hạch toán số lượng chưa có giá, cuối tháng tính giá thành xong thì áp giá nhập vào.
- Cuối kỳ kiểm kê vật tư hàng hóa bên B ---> tính ra phần SX dở dang trên chuyền.
Hạch toán bên cty B:
1. Nhận nguyên liệu/vật tư bên A giao: hạch toán vào tài khoản ngoại bảng theo dõi riêng (lưu ý phải có chứng từ xuất của bên A làm cơ sở đối chiếu).
2a. Tất cả các chi phí liên quan đến việc gia công hàng cho bên A: Nợ chi phí sản xuất (622/627) / Có nợ phải trả (331/334/335/338...)
2b. Cuối kỳ kết chuyển 154 để tính giá vốn gia công hàng.
- Ghi Nợ 154/ Có chi phí sản xuất
- Ghi Nợ 155/ Có 154
2c. Căn cứ trên số lượng thực tế giao cho bên A, hạch toán giá vốn tương ứng, doanh thu tương ứng.
- Ghi Nợ giá vốn 632/ Có thành phẩm tồn kho.
- Ghi Nợ phải thu khách hàng/ Có Doanh thu/ Có thuế VAT đầu ra (nếu có)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
TH2 : Cty A sản xuất ra bán thành phẩm, sau đó nhờ Cty B gia công hoàn thành sản phẩm. Những vật tư cần thiết để hoàn thành sản phẩm do bên B mua vào. Sau khi hoàn thành sẽ xuất hóa đơn và chuyển giao số thành phẩm cho Cty A.
Hạch toán bên cty A:
1. .........Sản xuất ra bán thành phẩm nhập kho: Nợ 152 (bán TP sản xuất)/ Có 154 (khâu thành phẩm)
2. Xuất bán thành phẩm cho bên B gia công: Nợ 621 (khâu SX thành phẩm)/ Có 152 (bán thành phẩm)
3. Nhận hóa đơn của bên B: Nợ Chi phí sản xuất gia công (627 chi tiết)/ Có phải trả người bán (331)/ Tiền mặt (111/112)
4. Nhận hàng từ bên B giao: Nợ thành phẩm (155) / Có 154 (khâu thành phẩm)
5. Cuối tháng kết chuyển CPSX dở dang khâu thành phẩm tính giá thành sản phẩm.
Lưu ý:
- Bút toán số 4 - bút toán tạm, hạch toán số lượng chưa có giá, cuối tháng tính giá thành xong thì áp giá nhập vào.
- Cuối kỳ kiểm kê số lượng bán thanh phẩm bên B ---> tính ra phần SX dở dang trên chuyền.
Hạch toán bên B:
1. Nhận bán thành phẩm bên A giao: hạch toán vào tài khoản ngoại bảng theo dõi riêng (lưu ý phải có chứng từ xuất của bên A làm cơ sở đối chiếu).
2a1. Tất cả các chi phí lên quan đến vật tư/hàng hóa gia công cho bên A: Nợ chi phí NVL (621/627)/ Có hàng tồn kho (152/153/156)
2a2
. Tất cả các chi phí liên quan đến việc gia công hàng cho bên A: Nợ chi phí sản xuất (622/627) / Có nợ phải trả (331/334/335/338...)
2b. Cuối kỳ kết chuyển 154 để tính giá vốn gia công hàng.
- Ghi Nợ 154/ Có chi phí sản xuất
- Ghi Nợ 155/ Có 154
2c. Căn cứ trên số lượng thực tế giao cho bên A, hạch toán giá vốn tương ứng, doanh thu tương ứng.
- Ghi Nợ giá vốn 632/ Có thành phẩm tồn kho.
- Ghi Nợ phải thu khách hàng/ Có Doanh thu/ Có thuế VAT đầu ra (nếu có)
 
Công ty A ký hợp đồng gia công với Công ty B. Có 2 trường hợp xảy ra :

TH1 : Công ty A cung cấp toàn bộ vật tư cho Cty B để Cty B gia công hộ. Cty B chỉ bỏ ra chi phí về nhân công, máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng...Toàn bộ hóa đơn vật tư mua vào là của bên A. Sau khi hoàn thành thì công ty B sẽ xuất hóa đơn và chuyển giao thành phẩm cho Cty A.

TH2 : Cty A sản xuất ra bán thành phẩm, sau đó nhờ Cty B gia công hoàn thành sản phẩm. Những vật tư cần thiết để hoàn thành sản phẩm do bên B mua vào. Sau khi hoàn thành sẽ xuất hóa đơn và chuyển giao số thành phẩm cho Cty A.

Có nhiều ý kiến về cách hạch toán nghiệp vụ trên. Mình mong nhận được sự giải đáp cũng như các ý kiến thảo luận của bạn.
Cảm ơn!

Hàng hóa gia công, thường có :
- Gia công trong nước
- Gia công nước ngoài (bên nước ngoài ký hợp đồng với các DN trong nước gia công hàng hóa hoặc các DN trong nước thuê các đối tác nước ngoài gia công)

Chi phí gia công : (như trường hợp I - II của hoangdanh282vn nêu)
- Bên đi thuê gia công
- Bên nhận gia công

Hạch toán kế toán: (Có nhiều bài đề cập tại webketoan.vn,...)
Có thể tham khảo các đường link sau đây : Chi phí gia công hoặc Chi phí hàng gia công hoặc Gia công hàng hóa

Các văn bản liên quan đến THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG GIA CÔNG - hoặc Gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài

Thuế suất thuế GTGT : thuế suất thuế GTGT đối với ủy thác gia công xuất khẩu.
 
Bác cho hỏi thêm là Nếu trên giấy ĐKKD công ty có ghi lãnh vực hoạt động là sản xuất và thương mại thì Cty có được phép nhận gia công hay không. Có văn bản nào qui định về việc này?
Cảm ơn Bác.
 
Bác cho hỏi thêm là Nếu trên giấy ĐKKD công ty có ghi lãnh vực hoạt động là sản xuất và thương mại thì Cty có được phép nhận gia công hay không. Có văn bản nào qui định về việc này?
Cảm ơn Bác.

Trong giấy phép của bạn đăng ký sản xuất và thương mại , dĩ nhiên phải có chi tiết là SX lĩnh vực ngành nghề, mặt hàng nào; và kinh doanh thương mại sản phẩm, hàng hóa nào.
Trước đây - doanh nghiệp trong quá trình đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; khi thực hiện nếu vượt "khung" giấy phép đăng ký kinh doanh thì bị phạt.
Hiện nay, thấy cơ quan thuế khi nhận quyết toán - ít quan tâm và thiếu sót trong việc đối chiếu lại loại hình và chi tiết doanh thu (****) của công ty trong năm thực hiện có vượt lĩnh vực mà công ty đã đăng ký hay không. Chỉ biết là công ty có đóng thuế là được rồi. Khi kiểm tra, thanh tra lúc ấy, cơ quan thuế mới hồi tố và đối chiếu lại giấy phép kinh doanh của bạn. Lúc ấy, doanh nghiệp mới biết mình thiếu sót trong việc đăng ký ngành nghề bổ sung thì đã muộn.


Bạn có thể xem File Danh mục ngành nghề kinh tế quốc dân được biên soạn bởi anh ThuNghi và KTGG để biết lĩnh vực sản xuất và thương mại của bạn thêm.Trong bài này có 2 files gởi đính kèm : Quyết định số 10 soạn trên Word - và Danh muc he thong nganh KTQD.xls

Cách sử dụng tìm danh mục ngành nghề kinh tế quốc dân đã được mã hóa :
Mở 1 trong 2 files trên : nhấn phím ctrl + F ---> gia công (giả sử bạn muốn tìm gia công)
Kết quả cho biết gia công trong : nhóm 259 (Tìm trong nhóm 259 - gia công gồm có những ngành nghề, mặt hàng nào)

Khi đăng ký bổ sung ngành nghề, nếu sử dụng file Danh muc he thong nganh KTQD.xls
để tra cứu; những ngành nghề nào có mã hóa đến Cấp 4 - Cấp 5 thì bạn lấy mã số Cấp 5 áp vào để đăng ký; trường hợp mã ngành nghề nào không có ghi và chưa mã hóa đến cấp 5 thì bạn lấy Cấp 4.

Tham khảo hồ sơ mình đã làm hộ cho 1 doanh nghiệp :

33140 - Sửa chữa thiết bị điện
33190 - Sửa chữa thiết bị khác : điện lạnh
33200 - Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp
4610 - Môi gới thương mại
46101 - Đại lý
46592 - Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và thiết bị khác dùng trong mạch điện)

46599 - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác chưa được phân vào đâu
47591 - Bán lẻ đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện trong các cửa hàng chuyên doanh
43210 - Lắp đặt hệ thống điện
43222 - Lắp đặt hệ thống lò sưởi và điều hoà không khí

Các mã ngành nghề mình có ghi màu sắc khác nhau nhằm giúp để phân biệt mã hóa trong nhóm ngành nghề đó

Bạn có thể đọc và tham khảo thêm - Đừng nói là mình buộc bạn phải xây dựng như mình nhe (****) Xây dựng các danh mục tài khoản loại 5 "Doanh thu" & TK loại 7 "Thu nhập khác" - theo mô hình hoạt động của công ty - theo các đối tượng

Và vui lòng đọc bài này thêm Ứng xử trong công tác kế toán


Thân
 
Dạ cám ơn Bác!
Trong hỏi cụ thể là Cty có Giấy DKKD ghi là Sản xuất, mua bán (không ghi rõ là Gia công ) các mặt hàng về đồ mộc thì có được phép nhận gia công từ các đơn vị khác không ạ.
 
Dạ cám ơn Bác!
Trong hỏi cụ thể là Cty có Giấy DKKD ghi là Sản xuất, mua bán (không ghi rõ là Gia công ) các mặt hàng về đồ mộc thì có được phép nhận gia công từ các đơn vị khác không ạ.

hoangdanh282vn viết bài khó hiểu quá. Các vế từ đảo qua đảo lại Sản xuất, mua bán (không ghi rõ là Gia công ) các mặt hàng về đồ mộc

Mình đã trả lời rất rõ mà hoangdanh282vn không chịu đọc kỹ.
Nếu SX hoặc thương mại cũng cụ thể là ngành, hàng nào nữa mà.

Còn trong giấy phép kinh doanh không có ghi (gia công) dĩ nhiên làm vẫn được nhưng khi thanh kiểm tra thì DN bị phạt.
Việc rất đơn giản là đăng ký bổ sung để các ban ngành không vịnh vào. Và hơn nữa gia công cái gì; có ảnh hưởng môi trường ở tại địa phương đó không nếu ảnh hưởng thì không cấp phép.

Thân
 
Dạ cám ơn Bác!
Trong hỏi cụ thể là Cty có Giấy DKKD ghi là Sản xuất, mua bán (không ghi rõ là Gia công ) các mặt hàng về đồ mộc thì có được phép nhận gia công từ các đơn vị khác không ạ.

Hiện nay nhà nước ta không khuyến khích gia công nên hầu như không cấp giấy phép gia công mà thường thì là cấp phép ghi rõ chức năng là sản xuấ mặt hàng a, b....... nhưng vẫn được phép nhận gia công cho đối tượng khác, dĩ nhịn là phải có hợp đồng gia công rõ rang ( hóa đơn xuất là gia công). nếu là gia công xuất khẩu thì phải đăng ký mặt hàng, nguyên liệu gia công, định mức tiêu hao. khi mở tờ khai nhập nguyên liệu phải theo từng hhợp đống, kết thúc hợp đống phải đăng ký thanh lý nguêyn liệu này chuyển sang hợp đồng tiếp theo, thời gian hình như là 45 ngày.

Nói chung là là tùy theo hình thức, giấy phép đang ký kinh doanh mặt hàng nào thì dc phép gia công mặt hàng đó. Còn giấy phép ghi là gia công thì không dc phép sản xuất kinh doanh (tất cả nghuyên vật liệu hạch toán vào chi hộ và nguyên vật liệu đầu vào tất nhiên không dc khầu trừ thuế)


thân,
 
Em có hai vấn đề cần nhờ các bác giải thích:
- theo trường hợp 1, hàng đi gia công về ( bán thành phẩm) tiếp tục mang ra sản xuất lắp ráp với các món khác mới thành thành phẩm rồi mới đem bán thì đưa vào 1556 hay 1551 ạ?
- hàng mang đi bào hành cho khác hàng không tính tiền em đưa và chi phí 154/155(1)/155(6) có được không ạ?
em không học kế toán nhưng muốn mày mò học hỏi thêm mong các bác chỉ giáo cụ thể thì em mới hiểu được, em đọc sách thì ù ù cạc cạc sách chỉ nói chung chung, em cũng muốn tham gia học lớp kế toán nhưng thời gian và chi phí chưa cho phép nên lấy diễn đàn làm thầy giáo.
cảm ơn các bác.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom