Tư vấn phần mềm
Thành viên mới

- Tham gia
- 25/2/16
- Bài viết
- 5
- Được thích
- 0
Sau lần đầu tiên quyết toán thuế mình rút ra rất nhiều kinh nghiệm cần lưu ý và mình nghĩ mình nên chia sẻ cho mọi người để mọi người có thể thực hiện công việc tốt hơn trong những lần quyết toán thuế.
(Nếu các thành viên thấy hữu ích, quan tâm tới phần 2, thì gửi mail mình chia sẻ thêm nhé 1c.in.viet@gmail.com)
1. Kê khai thuế GTGT:
- Chỉ kê khai thuế khi có hóa đơn gốc (đối với hàng mua trong nước) hoặc giấy nộp thuế gốc (đối với hàng nhập khẩu): Nếu bạn gặp một lý do gì đó mà chưa nhận được bản gốc mà chỉ có bản photo hay scan thì phải ghi chú lại, để nhớ và đòi hóa đơn chứ thường thì khoảng thời gian bận rộn vài ngày là sẽ quên luôn và khi cần lại không có sẽ rắc rối về sau.
- Dựa vào giấy nộp thuế để kê khai hàng nhập khẩu, chứ không dựa vào tờ khai hải quan. Khoảng năm 2012, doanh nghiệp được gia hạn thời gian nộp thuế đến 30 ngày sau khi khai hải quan, vì thế mà mình dựa vào tờ khai thuế để khai luôn, khi mà chưa nộp số thuế đó. Do mình nhập hàng thì đã phải hạch toán 133 của mình bị lệch so với bảng kê đầu vào, vì thế mà mình quyết định kê khai luôn. Khi đó mình chưa biết là “chỉ được kê khai khi có giấy nộp thuế”, mà mình cứ làm theo kế toán trước, thấy người ta làm sao mình làm vậy. Hậu quả của việc này là khi quyết toán, mình bị phạt hành vi “kê khai sai kỳ tính thuế” và “phạt chậm nộp thuế GTGT” (Họ điều chỉnh lại giấy nộp thuế tháng nào thì kê khai tháng đó, sau đó tháng nào phát sinh dương thuế phải nộp thì họ tính tiền phạt)
- Khi kê khai xong, nộp báo cáo thuế thì kết xuất tờ khai ra file excel lưu lại luôn vào 1 folder, sau này khi quyết toán sẽ dùng đến. Đây là điều mà nhiều người không chú ý đến và cuối cùng nó khiến chúng ta mất quá nhiều thời gian không đáng.
Do mình không biết nên trước đây khi kê khai, mình không kết xuất bảng kê mua vào bán ra Excel để lưu trữ, đến lúc đùng 1 cái thuế kêu gửi file Excel bảng kê cho họ 3 năm quyết toán. Mở HTKK lên thì hỡi ơi, do mình đã nâng cấp HTKK nhiều lần, mà những phiên bản lại khác nhau về biểu mẫu, thế là dữ liệu cái còn cái mất, chỗ xem được thì không xuất được, data thì cũng chả còn, do máy tính của mình bị cài lạ Win! May mà năm 2011 công ty mình có hoàn thuế 1 lần, họ cũng kêu kết xuất bảng kê, thế là còn tìm được năm 2011 còn file lưu. Năm 2o12 thì mình khai thuế qua Tax Online, nên cũng lục lọi được. Năm 2013 thì mình phải convert từ file PDF sang Excel, nhưng nó lại bị lỗi font chữ và số. Cuối cùng cũng phải nhập tay lại số liệu, chỉ phần số liệu trước thuế và tiền thuế thôi, phần chữ bị lỗi thì kệ nó, chả rãnh để làm.
Phần này là công sức vật vả vô năm, nên chỉ phải nhập lại ít, chứ nếu nhập lại hết thì chắc chết quá.
- Nhân đây, mình chia sẻ luôn, các bạn đừng thấy biểu mẫu theo HTKK 3.3.0 bây giờ giờ không có phần diễn giải và sau này không cần bảng kê thì mừng nhé. Biểu mẫu không có, không có nghĩa là không nhập, các bạn vẫn nên làm file Excel có đầy đủ, khi quyết toán thuế chắc chắn cần, khi đó mà ngồi nhập thì đau đớn lắm. Mà chính các bạn cũng cần bảng kê đầy đủ dễ dàng kiểm tra đối chiếu.
2. Về hàng hóa
Hàng xuất dùng nội bộ, hàng xuất khuyến mãi…: bất cứ hàng gì mà xuất ra khỏi kho là phải xuất hóa đơn nhé!
Các bạn đã từng gặp trường hợp như mình chưa:
- Đang vui vì mấy bữa rồi không thấy thuế gọi điện gì hết, nghĩ là ổn cả rồi nhưng cuối cùng lại nghe cú điện thoại: “Em ơi, sao những phiếu nhập kho này em không xuất hóa đơn gì hết vậy? Chị sẽ liệt kê ra đây, em giải trình nha”. Công ty mình có những trường hợp sau mình không xuất hóa đơn:
a) Hàng bảo hành:
Là phụ tùng mình xuất ra, để kỹ thuật họ thay cho khách (Lúc này mình chưa biết vụ phải xuất hóa đơn khi dùng nội bộ) – Trường hợp này của mình, tuy mình không có xuất hóa đơn, nhưng mình có đầy đủ phiếu bảo hành nên phần này được cho qua. Năm 2013 trở đi, mình đã biết phải xuất hóa đơn nên không bị phiền hà nữa. Mình xuất hóa đơn cho chính công ty mình luôn, công ty mình vừa là đơn vị bán, vừa là đơn vị mua, giá xuất hóa đơn bằng giá vốn, hoặc cao hơn một tí, có thuế VAT luôn, rồi mình kê khai VAT đầu ra, đầu vào như bình thường , chắc chắn không bị bắt bẻ.
b) Hàng tồn kho cần thanh lý, không đủ chất lượng để bán nữa: Trường hợp công ty mình, mình làm phiếu xuất kho ra luôn, vì chả bán được cho ai, rồi tính giá vốn đưa vào chi phí. Đến khi quyết toán, họ không cho, nói là nếu là hàng tốn kho kém chất lượng thì khi thanh lý được rồi, mới được ghi giá vốn, và cũng phải có xuất hóa đơn, giống như là bán hàng bình thường vậy, nhưng là bán lỗ thôi. Trường hợp này, mình bị loại giá vốn này ra khỏi chi phí hợp lý.
c) Hàng đã xuất kho, nhưng lúc đó chưa viết hóa đơn, mà lại xuất hóa đơn sau thời gian đó. Vì thời điểm đó, công ty mình dời địa điểm kinh doanh, nên chưa mua được hóa đơn trên thuế, thế là không có hóa đơn xuất, sau này mua được hóa đơn rồi, thì mới viết bù lại khoảng thời gian đó. (Hú hồm luôn, may mà kế toán cũ có xuấtđầy đủ bù lại, và mình có rà soát và ghi chú lại hết, không thì tiêu luôn.
Nếu các bạn có vào trường hợp như mình, nghĩa là thời điểm xuất hàng và xuất hóa đơn khác nhau thì các bạn rà soát lại, ghi chú ra, hóa đơn nào đi với phiếu xuất kho nào, có khớp chưa? Nếu không khớp thì tìm hiểu vì sao, rồi tìm cách xử lý. Hãy chuẩn bị ngày từ bây giờ, kho có nheieuf thời gian, chứ khi thuế mò vào rồi mới đi mò mẫm thì chết chắc. Đừng nghĩ là thuế không tìm ra nhé. Trường hợp này, Phiếu xuất kho và hóa đơn của mình khớp nhau, chỉ khác thời gian thôi, nên mình được qua hết.
3. Chi phí lãi vay
- Khi công ty bạn có đi vay vốn ngân hàng, tuyệt đối không được để tiền mặt tồn quỹ cao, nhât là tại các thời điểm ngân hàng giải ngân. Nếu tiền mặt tồn quỹ quá cao (trên giấy tờ thôi, chứ thực tế là công ty không có tiền thì mới phải đi vay chứ) thì các bạn làm phiếu chi để chi ra bớt, nội dung thì cứ bịa ra, như: chi phí marketing không có hóa đơn, chi phụ cấp, chi gì gì đó… không có hóa đơn. Mục đích là để giảm quỹ, nên cứ vô tư mà bịa, nhưng phải hợp lý tí, nhớ là ghi rõ không có hóa đơn nhé, để sau này biết mà loại ra khi quyết toán thuế.
- Vì nếu tại các thời điểm vay ngân hàng, mà số tiền tồn quỹ cao hơn số tiền ta đi vay, thì số chi phí lãi vay này không được tính vào chi phí hợp lý, sẽ bị loại ra nhé.
Phần này mình cãi khí thế luôn, vì nó quá vô lý vì tiền mặt ở công ty người ta sử dụng vào chuyện khác, tiền đi vay sử dụng vào chuyện khác, không lẽ lúc nào cũng không có tiền mặt ở công ty à? Ví dụ tiền mặt để trả lương người lao động là 100 triệu, khi đó quỹ tiền amwtj còn chỉ 150 triệu, mà công ty cũng cần nhập hàng 100 triệu, thế thì phải đi vay rồi, vậy trường hợp này chi phí lãi vay bị loại là quá vô lý. Thế họ nói là “làm theo thông tư thôi” và có đưa cho mình xem cái văn bản nêu nội dung đó. Trong khi công ty mình vay quá trời quá đất luôn chứ, một năm cả một chục khế ước, mà từng thời điểm giải ngân, nó chỉ chênh lệch giữa số tồn quỹ và tiền vay chỉ vài chục đến 100 triệu, mình thấy quá bình thường và hợp lý. Cuối cùng, họ chỉ loại của mình lãi vay 1 khế ước. Nhưng mình vẫn còn ấm ức khoản này.
Quỹ tiền mặt cũng không được để âm, cái này nói thì hơi thừa, nhưng sợ các bạn mới ra trường không để ý mà thiếu sót, nếu cso thiếu tiền thì làm hợp đồng vay của sếp hoặc của cổ đông, lãi suất 0%, sau đó khi nào tiền mặt cao lên, thì lại làm thanh lý hợp đồng vay này, trả lại cho họ.
Bạn nào quan tâm, thấy hữu ích có thể gửi mail mình chia sẻ thêm phần 2 nhé 1c.in.vietnam@gmail.com
Nguồn: Tổng hợp
(Nếu các thành viên thấy hữu ích, quan tâm tới phần 2, thì gửi mail mình chia sẻ thêm nhé 1c.in.viet@gmail.com)
1. Kê khai thuế GTGT:
- Chỉ kê khai thuế khi có hóa đơn gốc (đối với hàng mua trong nước) hoặc giấy nộp thuế gốc (đối với hàng nhập khẩu): Nếu bạn gặp một lý do gì đó mà chưa nhận được bản gốc mà chỉ có bản photo hay scan thì phải ghi chú lại, để nhớ và đòi hóa đơn chứ thường thì khoảng thời gian bận rộn vài ngày là sẽ quên luôn và khi cần lại không có sẽ rắc rối về sau.

- Dựa vào giấy nộp thuế để kê khai hàng nhập khẩu, chứ không dựa vào tờ khai hải quan. Khoảng năm 2012, doanh nghiệp được gia hạn thời gian nộp thuế đến 30 ngày sau khi khai hải quan, vì thế mà mình dựa vào tờ khai thuế để khai luôn, khi mà chưa nộp số thuế đó. Do mình nhập hàng thì đã phải hạch toán 133 của mình bị lệch so với bảng kê đầu vào, vì thế mà mình quyết định kê khai luôn. Khi đó mình chưa biết là “chỉ được kê khai khi có giấy nộp thuế”, mà mình cứ làm theo kế toán trước, thấy người ta làm sao mình làm vậy. Hậu quả của việc này là khi quyết toán, mình bị phạt hành vi “kê khai sai kỳ tính thuế” và “phạt chậm nộp thuế GTGT” (Họ điều chỉnh lại giấy nộp thuế tháng nào thì kê khai tháng đó, sau đó tháng nào phát sinh dương thuế phải nộp thì họ tính tiền phạt)
- Khi kê khai xong, nộp báo cáo thuế thì kết xuất tờ khai ra file excel lưu lại luôn vào 1 folder, sau này khi quyết toán sẽ dùng đến. Đây là điều mà nhiều người không chú ý đến và cuối cùng nó khiến chúng ta mất quá nhiều thời gian không đáng.
Do mình không biết nên trước đây khi kê khai, mình không kết xuất bảng kê mua vào bán ra Excel để lưu trữ, đến lúc đùng 1 cái thuế kêu gửi file Excel bảng kê cho họ 3 năm quyết toán. Mở HTKK lên thì hỡi ơi, do mình đã nâng cấp HTKK nhiều lần, mà những phiên bản lại khác nhau về biểu mẫu, thế là dữ liệu cái còn cái mất, chỗ xem được thì không xuất được, data thì cũng chả còn, do máy tính của mình bị cài lạ Win! May mà năm 2011 công ty mình có hoàn thuế 1 lần, họ cũng kêu kết xuất bảng kê, thế là còn tìm được năm 2011 còn file lưu. Năm 2o12 thì mình khai thuế qua Tax Online, nên cũng lục lọi được. Năm 2013 thì mình phải convert từ file PDF sang Excel, nhưng nó lại bị lỗi font chữ và số. Cuối cùng cũng phải nhập tay lại số liệu, chỉ phần số liệu trước thuế và tiền thuế thôi, phần chữ bị lỗi thì kệ nó, chả rãnh để làm.
Phần này là công sức vật vả vô năm, nên chỉ phải nhập lại ít, chứ nếu nhập lại hết thì chắc chết quá.

- Nhân đây, mình chia sẻ luôn, các bạn đừng thấy biểu mẫu theo HTKK 3.3.0 bây giờ giờ không có phần diễn giải và sau này không cần bảng kê thì mừng nhé. Biểu mẫu không có, không có nghĩa là không nhập, các bạn vẫn nên làm file Excel có đầy đủ, khi quyết toán thuế chắc chắn cần, khi đó mà ngồi nhập thì đau đớn lắm. Mà chính các bạn cũng cần bảng kê đầy đủ dễ dàng kiểm tra đối chiếu.
2. Về hàng hóa
Hàng xuất dùng nội bộ, hàng xuất khuyến mãi…: bất cứ hàng gì mà xuất ra khỏi kho là phải xuất hóa đơn nhé!
Các bạn đã từng gặp trường hợp như mình chưa:
- Đang vui vì mấy bữa rồi không thấy thuế gọi điện gì hết, nghĩ là ổn cả rồi nhưng cuối cùng lại nghe cú điện thoại: “Em ơi, sao những phiếu nhập kho này em không xuất hóa đơn gì hết vậy? Chị sẽ liệt kê ra đây, em giải trình nha”. Công ty mình có những trường hợp sau mình không xuất hóa đơn:
a) Hàng bảo hành:
Là phụ tùng mình xuất ra, để kỹ thuật họ thay cho khách (Lúc này mình chưa biết vụ phải xuất hóa đơn khi dùng nội bộ) – Trường hợp này của mình, tuy mình không có xuất hóa đơn, nhưng mình có đầy đủ phiếu bảo hành nên phần này được cho qua. Năm 2013 trở đi, mình đã biết phải xuất hóa đơn nên không bị phiền hà nữa. Mình xuất hóa đơn cho chính công ty mình luôn, công ty mình vừa là đơn vị bán, vừa là đơn vị mua, giá xuất hóa đơn bằng giá vốn, hoặc cao hơn một tí, có thuế VAT luôn, rồi mình kê khai VAT đầu ra, đầu vào như bình thường , chắc chắn không bị bắt bẻ.
b) Hàng tồn kho cần thanh lý, không đủ chất lượng để bán nữa: Trường hợp công ty mình, mình làm phiếu xuất kho ra luôn, vì chả bán được cho ai, rồi tính giá vốn đưa vào chi phí. Đến khi quyết toán, họ không cho, nói là nếu là hàng tốn kho kém chất lượng thì khi thanh lý được rồi, mới được ghi giá vốn, và cũng phải có xuất hóa đơn, giống như là bán hàng bình thường vậy, nhưng là bán lỗ thôi. Trường hợp này, mình bị loại giá vốn này ra khỏi chi phí hợp lý.
c) Hàng đã xuất kho, nhưng lúc đó chưa viết hóa đơn, mà lại xuất hóa đơn sau thời gian đó. Vì thời điểm đó, công ty mình dời địa điểm kinh doanh, nên chưa mua được hóa đơn trên thuế, thế là không có hóa đơn xuất, sau này mua được hóa đơn rồi, thì mới viết bù lại khoảng thời gian đó. (Hú hồm luôn, may mà kế toán cũ có xuấtđầy đủ bù lại, và mình có rà soát và ghi chú lại hết, không thì tiêu luôn.
Nếu các bạn có vào trường hợp như mình, nghĩa là thời điểm xuất hàng và xuất hóa đơn khác nhau thì các bạn rà soát lại, ghi chú ra, hóa đơn nào đi với phiếu xuất kho nào, có khớp chưa? Nếu không khớp thì tìm hiểu vì sao, rồi tìm cách xử lý. Hãy chuẩn bị ngày từ bây giờ, kho có nheieuf thời gian, chứ khi thuế mò vào rồi mới đi mò mẫm thì chết chắc. Đừng nghĩ là thuế không tìm ra nhé. Trường hợp này, Phiếu xuất kho và hóa đơn của mình khớp nhau, chỉ khác thời gian thôi, nên mình được qua hết.
3. Chi phí lãi vay
- Khi công ty bạn có đi vay vốn ngân hàng, tuyệt đối không được để tiền mặt tồn quỹ cao, nhât là tại các thời điểm ngân hàng giải ngân. Nếu tiền mặt tồn quỹ quá cao (trên giấy tờ thôi, chứ thực tế là công ty không có tiền thì mới phải đi vay chứ) thì các bạn làm phiếu chi để chi ra bớt, nội dung thì cứ bịa ra, như: chi phí marketing không có hóa đơn, chi phụ cấp, chi gì gì đó… không có hóa đơn. Mục đích là để giảm quỹ, nên cứ vô tư mà bịa, nhưng phải hợp lý tí, nhớ là ghi rõ không có hóa đơn nhé, để sau này biết mà loại ra khi quyết toán thuế.
- Vì nếu tại các thời điểm vay ngân hàng, mà số tiền tồn quỹ cao hơn số tiền ta đi vay, thì số chi phí lãi vay này không được tính vào chi phí hợp lý, sẽ bị loại ra nhé.
Phần này mình cãi khí thế luôn, vì nó quá vô lý vì tiền mặt ở công ty người ta sử dụng vào chuyện khác, tiền đi vay sử dụng vào chuyện khác, không lẽ lúc nào cũng không có tiền mặt ở công ty à? Ví dụ tiền mặt để trả lương người lao động là 100 triệu, khi đó quỹ tiền amwtj còn chỉ 150 triệu, mà công ty cũng cần nhập hàng 100 triệu, thế thì phải đi vay rồi, vậy trường hợp này chi phí lãi vay bị loại là quá vô lý. Thế họ nói là “làm theo thông tư thôi” và có đưa cho mình xem cái văn bản nêu nội dung đó. Trong khi công ty mình vay quá trời quá đất luôn chứ, một năm cả một chục khế ước, mà từng thời điểm giải ngân, nó chỉ chênh lệch giữa số tồn quỹ và tiền vay chỉ vài chục đến 100 triệu, mình thấy quá bình thường và hợp lý. Cuối cùng, họ chỉ loại của mình lãi vay 1 khế ước. Nhưng mình vẫn còn ấm ức khoản này.
Quỹ tiền mặt cũng không được để âm, cái này nói thì hơi thừa, nhưng sợ các bạn mới ra trường không để ý mà thiếu sót, nếu cso thiếu tiền thì làm hợp đồng vay của sếp hoặc của cổ đông, lãi suất 0%, sau đó khi nào tiền mặt cao lên, thì lại làm thanh lý hợp đồng vay này, trả lại cho họ.
Bạn nào quan tâm, thấy hữu ích có thể gửi mail mình chia sẻ thêm phần 2 nhé 1c.in.vietnam@gmail.com
Nguồn: Tổng hợp