Cho em xin đóng góp vài ý kiến:
Về hóa đơn cước viễn thông, hầu hết được thanh toán sau khi chúng ta nhận được giấy báo cước phát sinh. Cứ tháng sau nhận thông báo của tháng trước. Trên thông báo cũng ghi rõ số tiền phát sinh, số chiết khấu, số tiền thuế VAT và tổng số tiền còn thanh toán.
Sau khi thanh toán cước viễn thông, trên hóa đơn cũng ghi đầy đủ số tiền chưa thuế, có thuế, số tiền chiết khấu, số tiền còn phải thanh toán.
Nhận xét :
1.- Số tiền chưa thuế và số thuế để lên BK 03 Bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ mua vào phải phù hợp với Hoá đơn GTGT đầu vào. Không tính trừ ngang.
Do vậy, làm theo bác Gân thì không sai. Nó đi đúng trình tự hạch toán. Tuy nhiên khi trên giấy báo cước và hóa đơn đã ghi đầy đủ như vậy thì theo em làm như cách 2 của bác ThuNghi
2/ Số tiền chi= giá chưa thuế (trừ CK) + VAT (C1111N642, 133)
để đỡ làm 1 tài khoản trung gian và được đơn giản bớt nếu có thể. Từ đó ta vẫn lên bảng kê 03 với giá chưa thuế - số tiền chiết khấu. còn số VAT thì ta cứ giữ nguyên. Điều này sẽ dễ dàng khi cơ quan thuế xuống quyết toán vì họ nhìn vào hóa đơn và bảng kê mình ghi khớp số.
Em đồng ý với ý kiến bác Gân:
2.- Tất cả chi phí tôi cũng thông qua tài khoản 331 (phần này sẽ đề cập trong qui trình hạch toán kế toán mua dịch vụ trong nước và nước ngoài). Chưa đề cập hoá đơn chưa về nhưng vẫn tính trích trước các chi phí phải trả để hạch toán đủ chi phí trong niên độ.
vì như em trình bày ở trên, thông báo cước đã về sau tháng phát sinh thì hóa đơn của niên độ hàng táhng còn về trễ hơn.
Tuy nhiên, đây là trường hợp cước viễn thông có ghi đầy đủ số tiền chiết khấu trên hóa đơn thì ta đơn giản mà làm như bác ThuNghi thôi. Trong trường hợp số tiền chiết khấu nằm ở 1 chứng từ khác thì phải làm theo đúng trình tự như bác Gân thôi.
Kết luận:
Để có tính tổng quát ( không chỉ riêng cước viễn thông mà tất cả các loại chi phí, chúng ta nên chia làm 2 trường hợp, 1 trường hợp ghi rõ chiết khấu lên hóa đơn, 1 trường hợp chết khấu nằm trên 1 chứng từ khác ngoài hóa đơn.
Bên cạnh đó thay vì trong phần hạch toán ở trên, bác Gân vào chi phí dịch vụ mua ngoài (vì cước viễn thông), ta nên hạch toán vào chi phí mang tính tổng quát hơn : 642, 641, 627,623. Sau đó tùy tình hình của mỗi công ty mà sẽ chia các tài khoản này ra chi tiết hay không.
Mong các bác góp ý thêm