Năm 2008 đầy khó khăn, chật vật! (1 người xem)

  • Thread starter Thread starter Hamvui
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Status
Không mở trả lời sau này.

Hamvui

Thành viên hoạt động
Tham gia
26/9/06
Bài viết
165
Được thích
214
Nghề nghiệp
Worker
Thế là đã gần Tết rồi, 1 năm đầy chật vật khó khăn.

Trót theo cái nghề kỹ thuật dính dáng đến xây dựng, giao thông nên chẳng dễ từ bỏ. Ai trong lĩnh vực này thì biết rõ hơn. Bản thân công việc này chứa đựng đầy rủi ro, nguy hiểm (ATLĐ), nợ nần, lừa lọc,... Nhưng năm 2008 càng khó khăn hơn do ít việc (hạn chế xây dựng tràn lan) nên nhiều doanh nghiệp cạnh tranh bằng mọi giá, mọi thủ đoạn,... Mấy chục công nhân đang chờ tiền về ăn Tết mà bây giờ vẫn chưa đâu vào đâu... **~**

Không làm thì không có việc, làm thì sợ bị lừa, nợ nần,... đến là khổ !$@!!! Mà sao mà đạo đức người VN ngày càng xuống cấp thế vậy! Khi cần thì nói rõ hay, xong việc rồi thì mất hút con mẹ hàng lươn ...
 
Thế là đã gần Tết rồi, 1 năm đầy chật vật khó khăn.

Trót theo cái nghề kỹ thuật dính dáng đến xây dựng, giao thông nên chẳng dễ từ bỏ. Ai trong lĩnh vực này thì biết rõ hơn...

Không làm thì không có việc, làm thì sợ bị lừa, nợ nần,... đến là khổ !$@!!! Mà sao mà đạo đức người VN ngày càng xuống cấp thế vậy! Khi cần thì nói rõ hay, xong việc rồi thì mất hút con mẹ hàng lươn ...
Sao mà giống mình thế! Mình không xây, nhưng bán hàng VLXD, trang trí nội thất. Vì ít người xây nhà, hoặc không dám xây nhà, nên mình cũng bị vạ lây. Không bán thì lấy gì mà trả tiền thuê nhà, lấy gì mà sống... Bán thì sợ thu nợ không được, sợ bị lừa... Khi cần mua (mua nợ) thì nói rõ hay, có hàng rồi thì mất hút con mẹ hàng lươn ...
 
Thế là đã gần Tết rồi, 1 năm đầy chật vật khó khăn.

Trót theo cái nghề kỹ thuật dính dáng đến xây dựng, giao thông nên chẳng dễ từ bỏ. Ai trong lĩnh vực này thì biết rõ hơn. Bản thân công việc này chứa đựng đầy rủi ro, nguy hiểm (ATLĐ), nợ nần, lừa lọc,... Nhưng năm 2008 càng khó khăn hơn do ít việc (hạn chế xây dựng tràn lan) nên nhiều doanh nghiệp cạnh tranh bằng mọi giá, mọi thủ đoạn,... Mấy chục công nhân đang chờ tiền về ăn Tết mà bây giờ vẫn chưa đâu vào đâu... **~**

Không làm thì không có việc, làm thì sợ bị lừa, nợ nần,... đến là khổ !$@!!! Mà sao mà đạo đức người VN ngày càng xuống cấp thế vậy! Khi cần thì nói rõ hay, xong việc rồi thì mất hút con mẹ hàng lươn ...

Em thì cho vay ngành xây dựng. Thực ra cũng chẳng muốn cho vay, phần vì phải nuôi nợ (không cho vay nữa thì nó chết toi), phần thì do quan hệ lãnh đạo. Giờ phải gia hạn nợ, cơ cấu lại nợ cả đống. Trích dự phòng nhiều nên lãi chẳng còn bao nhiêu --> ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập.
Nghe anh nói chắc anh làm trong khối ngoài quốc doanh. Như em biết, mấy bác lãnh đạo công ty nhà nước (xây dựng, giao thông), Công ty lỗ chỏng vó, nợ lương công nhân 3-6 tháng nhưng mà vẫn giàu lắm. Hy vọng chỉ là số ít !
 
@ phuong1604: Bạn mà ở thành phố HCM là tôi mò đến thăm bạn liền đó... Nghe nói cho vay mà còn cho gia hạn nợ... thấy mà thèm!
 
Sao mà giống mình thế! Mình không xây, nhưng bán hàng VLXD, trang trí nội thất. Vì ít người xây nhà, hoặc không dám xây nhà, nên mình cũng bị vạ lây. Không bán thì lấy gì mà trả tiền thuê nhà, lấy gì mà sống... Bán thì sợ thu nợ không được, sợ bị lừa... Khi cần mua (mua nợ) thì nói rõ hay, có hàng rồi thì mất hút con mẹ hàng lươn ...

Anh có kinh doanh đèn trang trí không ? nếu có tư vấn cho em với --=0 em định sang năm về Bến Tre làm nè ,không biết có khả quan không anh ?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Sao mà giống mình thế! Mình không xây, nhưng bán hàng VLXD, trang trí nội thất. Vì ít người xây nhà, hoặc không dám xây nhà, nên mình cũng bị vạ lây. Không bán thì lấy gì mà trả tiền thuê nhà, lấy gì mà sống... Bán thì sợ thu nợ không được, sợ bị lừa... Khi cần mua (mua nợ) thì nói rõ hay, có hàng rồi thì mất hút con mẹ hàng lươn ...

Nghề đặc thù vậy phải chấp nhận thôi bác Tường nhỉ, tiền lãi của bác so với vốn bỏ ra không đáng kể là mệt đấy. Chắc chỉ ngành ăn uống, bar, cafe bây giờ là không bị nợ thôi (chẳng nhẽ đi nhậu lại không có tiền?)
 
Chia sẻ với các bác! Nhưng năm 2008 nhà nhà thất bát, người người thất bát nên âu cũng là cái hạn của mọi nhà. Hy vọng năm 2009 sáng sủa hơn, sức khỏe, công việc, sự nghiệp của tất cả các thành viên GPE đều thuận lợi. Cuối năm, GPE lại tưng từng ọp ẹp tất niên :-=
 
@ phuong1604: Bạn mà ở thành phố HCM là tôi mò đến thăm bạn liền đó... Nghe nói cho vay mà còn cho gia hạn nợ... thấy mà thèm!

Hà hà ! Đến hạn mà bác không trả thì ai làm gì được bác ? Nếu bác làm trong lĩnh vực kinh doanh, có vay ngân hàng, và thực sự khó khăn trong việc trả nợ. Em bày cho bác 1 chiêu đề nghị gia hạn nợ cực hay. Đảm bảo chắc ăn đến 90% (không dám công khai ở đây, khác gì vén áo cho người xem lưng :-=)
 
Chia sẻ với các bác! Nhưng năm 2008 nhà nhà thất bát, người người thất bát nên âu cũng là cái hạn của mọi nhà. Hy vọng năm 2009 sáng sủa hơn, sức khỏe, công việc, sự nghiệp của tất cả các thành viên GPE đều thuận lợi. Cuối năm, GPE lại tưng từng ọp ẹp tất niên :-=

Sáng sủa lắm thì điểm cực tiểu là tháng 9/2009 (đấy là suy nghĩ rất lạc quan đấy), còn ko thì hết năm 2009 nhé. Còn hy vọng thì nhà nhà, người người ai cũng có quyền hy vọng thôi.
 
Sáng sủa lắm thì điểm cực tiểu là tháng 9/2009 (đấy là suy nghĩ rất lạc quan đấy), còn ko thì hết năm 2009 nhé. Còn hy vọng thì nhà nhà, người người ai cũng có quyền hy vọng thôi.

Chẳng ai đánh thuế hi vọng nên ta cứ việc xông xênh mà hi vọng! __--__

Tớ không làm xây dựng, tớ làm công ty chứng khoán. Tớ đau khổ hơn các cậu nhiều bởi tớ đầu tư cổ phiếu xây dựng bất động sản. Đáng lý tớ phải bi quan than thở nhưng đạo đức nghề nghiệp không cho phép tớ than thở ra bên ngoài với ai, thôi đành ngậm đắng nuốt cay vậy chứ. Đắng cay đắng cay đắng cay….!


Dựa vào lời hứa như đinh đóng cột của các bác trong ban Lờ Đờ (lãnh đạo), tớ có niềm tin cực lớn vào sự phục hồi của “con giun” kinh tế Việt Nam cuối năm 2009, tớ cũng tin chỉ năm 2012 “con giun” không còn là giun nữ mà sẽ hoá “con rồng”- con rồng tung bay cao trên bầu trời Châu Á cùng với Singapore, Trung Quốc… Ôi, con rồng ấy mới thật đẹp làm sao, bạn hãy nhắm mắt tưởng tượng nhé, hình ảnh một con rồng vàng khổng lồ cựa mình uốn lượn vòng vèo trong không gian xanh mượt của mây và nắng, thật là hoành tráng, thật là vĩ đại, mỗi đợt cử động của rồng sẽ đuổi tan mây đen u ám ảm đạm, những cuộn sóng uốn lượn ấy vẽ lên những hình Sin hình Cos giao động điều hoà với các bước sóng thật cao là cao ….Các nhà đầu tư cổ phiếu sẽ tha hồ mà lướt sóng mà vẫn an toàn! Hehe….Sóng ấy đẹp vì nó là sóng VNIndex đó mà! Và các cậu biết không? VnIndex lúc đó cũng sẽ vươn dài tới mốc 1100 điểm đó- một cái mốc tuy không cao nhưng ai cũng phải ngước nhìn. Lịch sử sẽ lặp lại. Danh sách người giàu nhất sẽ lập lại. Thu nhập sẽ được phân phối lại. Dòng tiền sẽ luân chuyển từ túi người giàu sang túi người nghèo một cách hài hoà hợp lý. Tớ mong tớ mong tớ mong tớ mong….!

Năm con Chuột Cống hay ăn vụng và phá hoại đã đi qua, con Trâu chăm chỉ làm ăn đã ỳ ạch bước tới. Tớ không dám quay mặt nhìn lại con Chuột Cống và rụt rè khi đặt niềm tin vào con Trâu chậm chạp, dovậy cũng như anh hai2hai tớ không dám khẳng định gì về sự phục hồi kinh tế Việt Nam nói riêng (thế giới nói chung) cho tới cuối năm 2009. Cầu mong con Dần hãy nhanh lao tới dồn đuổi con Trâu và cắn vào cái mông béo ịch của con Trâu một phát thật đau để con Trâu cất bước chạy đi nhanh hơn….Bao giờ cho đến 2010? Bao giờ bao giờ bao giờ….?


Hehe…. ;;;;;;;;;;;

Một khi đã không có tiền thì sống phải có niềm tin! Niềm tin! Niềm tin! Niềm tinnnnnnnnnnnnnn

Bai bai Con Chuột, chào đón con Trâu, welcome con Dần….Bla bla bla…--=0

 
Trả lời từ ông Bầu Đức - Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

- Nhiều dự đoán cho rằng 2009 là một năm các doanh nghiệp Việt sẽ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, riêng ông có dự báo gì?

- Tất nhiên, 2009 sẽ là năm tiếp nối những khó khăn của 2008, tuy nhiên, tôi không có thói quen dự đoán và cũng không tin vào các dự đoán. Mỗi người đều có triết lý riêng trong kinh doanh và hãy tin vào những dự cảm của mình chứ không nên bị chi phối hay tác động bởi các dự đoán của người khác, thậm chí là tổ chức nước ngoài.

Nguồn: VNExpress

Còn Robert Kiyosaky (tác giả của cuốn sách Cha giàu Cha nghèo) thường nói: Những cơ hội thường hay xuất hiện nhiều ở trong các cuộc khủng hoảng (Chỉ có điều ai nhận được ra những cơ hội đó mà thôi)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trả lời từ ông Bầu Đức - Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lại

- Nhiều dự đoán cho rằng 2009 là một năm các doanh nghiệp Việt sẽ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, riêngông có dự báo gì?

- Tất nhiên, 2009 sẽ là năm tiếp nối những khó khăn của 2008, tuy nhiên, tôi không có thói quen dự đoán và cũng không tin vào các dự đoán. Mỗi người đều có triết lý riêng trong kinh doanh và hãy tin vào những dự cảm của mình chứ không nên bị chi phối hay tác động bởi các dự đoán của người khác, thậm chí là tổ chức nước ngoài.

Nguồn: VNExpress


Ôi, ông bầu Đức đó cứ phát biểu đại đó thôi cho nó oai tí chứ ai chẳng biết vừa rồi HAGL có được khoản vay ưu đãi hơn 5600 tỷ từ BIDV, đó là vấn đề nợ nần hơi bị nhìu của HAGL nhưng báo chí lại viết dưới góc nhìn tích cực như một tài huy động vốn của HAGL! Cổ phiếu HAGL mới chào sàn làm giá cứ tăng vun vút giờ chẳng còn đà. Híc híc.....Nhìn khía cạnh kia thì thấy vấn đề nợ nần đang là gánh nặng dù lãi suất đã giảm nhiệt và dự báo còn giảm nữa....

Trước vụ HAGL vay được hơn 5.600 tỷ thì có vụ xì căng đan phao tin bầu Đức là người nợ nhiều nhất.

Chẳng nghe ông bầu đó, và cũng không tin báo luôn....--=0

Thường thì các vị lãnh đạo của các bluechip hay thuê báo viết quá để PR chính mình tí, chứ nội tại họ có trời biết!

Dự báo thời tiết còn sai nữa là dự báo kinh tế anh!
 
Nhìn lại mười ngày làm rung chuyển thế giới năm 2008

Nhục nhã, tiếc nuối là những cảm xúc thường trực năm 2008 Năm 2008 không giống bất kỳ năm nào khác: cả 12 tháng đều có sự cố và các cuộc khủng hoảng chưa thấy hồi kết đã bẻ gãy thần kinh, tàn phá sức khỏe và làm rung chuyển lĩnh vực kinh doanh, tài chính không giống như những gì đã xảy ra kể từ cuộc đại suy thoái trong những năm 1930.
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Chúng ta hãy cùng phóng viên Straits Times điểm lại là 10 ngày đầy ắp sự kiện không thể nào quên trong năm 2008 [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]2-1, thị trường chứng khoán Châu Á ngã nhào[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Các thị trường châu Á bị đánh tơi bời, với Singapore tụt 187,1 điểm, hay 6%, mức sụt giảm trong ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 10-1987. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với thị trường Hồng Kông khi chỉ số Hang Seng rơi với tốc độ lớn nhất kể từ sau các vụ tấn công vào Mỹ ngày 11-9-2001. Các nhà đầu tư đổ lỗi cho các quỹ phòng hộ đã sắp xếp các vị trí của họ trên khắp khu vực và làm tăng mối lo sợ về sự suy thoái của kinh tế Mỹ. Sự hỗn loạn quá lớn đến nỗi các chuyên gia gắn cho tuần đó là “năm ngày làm rung chuyển thị trường”. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]16-3, Bear Stearns được bảo lãnh[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Phố Wall và phần còn lại của thế giới đã cảm thấy cơn địa chấn tài chính lớn đầu tiên của năm khi Bear Stearns, ngân hàng đầu tư lớn thứ năm Hoa Kỳ đối mặt với sụp đổ. Ngân hàng này đã đầu tư mạnh vào các phương tiện cho vay thứ cấp và nhiều cổ phiếu khác đã mất giá trị nhanh chóng. Nó sống sót khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nhảy vào làm vụ bán rẻ mạt cho JP Morgan được dễ dàng hơn. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]3-7, giá dầu đạt gần 150 Đôla/thùng[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Giá vàng đen đã vọt lên mức kỷ lục 147 đôla/thùng khi nhiều dự đoán về sự sụt giảm trong kho dự trữ dầu của Mỹ và mối đe dọa xung đột với Iran. Tuy nhiên, những lo sợ về nhu cầu co lại gây bởi sự suy thoái toàn cầu đã đẩy giá dầu ngược trở lại với tốc độ còn nhanh hơn tăng, xuống còn gần 30 đôla/thùng trong tháng này, mức thấp nhất 5 năm qua. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]8-9, Fannie Mae, Freddie Mac được cứu[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Hai nhà cho vay thế chấp khổng lồ này của Mỹ đã được chính phủ Mỹ trao phao cứu sinh với số tiền ủy thác lên tới 200 tỷ đôla. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]15-9, Lehman Brothes phá sản[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Một cơn sóng thần tài chính đã nổi lên khi người hùng Phố Wall 158 tuổi này quỵ gối trước cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp. Nhiều giờ sau đó, Merrill Lynch đã phải tìm kiếm nơi trú ẩn trong sự tiếp quản 50 tỷ đôla từ Ngân hàng Mỹ (BoA), làm choáng váng các nhà phân tích trên toàn thế giới. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]17-9, AIG gần sụp[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]m lớn nhất nước Mỹ trên bờ vực phá sản sau khi các công ty định giá giảm các mức nợ của họ. Nhưng thảm họa đã được tránh khi chính phủ Mỹ can thiệp bằng việc cho vay 85 tỷ đôla. Cơn hoảng loạn đã dịu bớt. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]27-10, ngày đen tối cho chứng khoán[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Các thị trường chứng khoán, đặc biệt ở châu Á, lại bị cuốn vào “cơn bão” suy thoái trầm trọng vào cuối tháng 10. Sự sụt giảm đặc biệt tồi tệ vào ngày 27-10, khi các nhà đầu tư tháo chạy do lo sợ hành động của chính phủ không đủ để ngăn suy thoái sâu toàn cầu. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông rơi mức lớn nhất kể từ năm 1997, trong khi chỉ số Nikkei của Nhật mất 225 điểm, xuống mức thấp nhất 26 năm qua. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]1-12: Mỹ chính thức suy thoái[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif] được xác nhận khi Viện nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ, một tổ chức phi lợi nhuận độc lập, kết luận rằng Mỹ đã đi thụt lùi kể từ tháng 12 năm ngoái. Một số nhà kinh tế dự báo rằng kinh tế Mỹ sẽ thu nhỏ tới 5% trong quý IV này. Mỹ đã hòa cùng các nền kinh tế khác đi vào suy thoái, gồm cả Singapore, Nhật, Italy, Đức, Anh... [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]11-11, Xìcăngđan Madoff [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Các nhà đầu tư cả lớn lẫn bé lại thêm một phen choáng váng khi nhà trung gian hàng đầu của Phố Wall, Bernard Madoff, bị bắt và bị buộc tội lừa đảo vì tham gia vào một trong những vụ gian lận lớn nhất lịch sử. Vụ này liên quan đến mất mát tới 50 tỷ đôla. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]16-12, FED hạ lãi suất xuống còn gần bằng 0[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Fed đã có một động thái chưa từng có tiền lệ, giảm mức lãi suất cơ bản cho vay qua đêm giữa các ngân hàng xuống mức thấp nhất trong lịch sử, từ 1% xuống còn 0,25% và nói sẽ giữ các mức “đặc biệt thấp” trong một thời gian. Không còn room nào để cắt nữa, các nhà kinh tế dự đoán rằng Fed sẽ tăng cường mua tài sản để mở rộng cán cân thăng bằng của mình.
[/FONT]

(Theo Công An TP HCM)
 
Trong bối cảnh bức tranh kinh tế toàn cầu, quốc gia, ngành, lĩnh vực đan xen nhiều vùng tối, vùng sáng lẫn lộn, nhiều doanh nghiệp thực sự bối rối và chỉ biết nói theo là "tình hình xấu". Tuy nhiên, trong kinh doanh ai cũng biết là cơ hội luôn ẩn chứa trong thách thức, nó không phải là thứ nhãn tiền. Thông qua bài viết này, trường Bạch Thái Bưởi xin chia sẻ một số cách nhìn nhận của trường về tư tưởng tư duy trong giai đoạn hiện nay với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Sáng người tối ta

Trong khi rất nhiều bài báo viết trong nước nói về kinh tế Việt Nam năm 2009 là "bức tranh tối" thì hàng loạt các báo nước ngoài thì lại cho rằng Việt Nam vẫn là điểm sáng trong khu vực. Tư tưởng "sáng người tối ta" là vậy, tuỳ góc nhìn ở đâu mà ta sẽ có cách đánh giá phù hợp.

Từ tư tưởng này, nhìn cả Việt Nam thì có thể thấy tối hơn những năm trước, nhất là các doanh nghiệp lớn, có nhiều cơ sở kinh doanh, thị trường rộng khắp cả nước. Nhưng nếu xét ở góc độ hẹp hơn, theo từng vùng kinh tế hay thị trường trọng điểm thì vẫn có nhiều điểm sáng tối mà chúng ta cần xem xét.

Hầu hết các doanh nghiệp đều dựa vào chỉ số vĩ mô của cả nước để dự toán kế hoạch năm 2009. Tuy nhiên, với các DNVVN, địa bàn hoạt động hẹp, việc dựa vào chỉ số của cả nước là chưa phù hợp. Đơn cử như tại Tp. Hồ Chí Minh, nếu DNVVN đang kinh doanh tại địa bàn thành phố thì chỉ tiêu GDP của thành phố ước đạt trên 10% vẫn "sáng" hơn rất nhiều so với con số 6.5% của cả nước. Những ngành nghề mà thành phố tập trung phát triển và đầu tư sẽ mở ra rất nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

Như vậy, cùng một ngành, một lĩnh vực, cách nhìn nhận về cơ hội và thách thức hoàn toàn khác nhau tuỳ theo thị trường, vị thế và quy mô của doanh nghiệp. Chúng ta không nên bi quan một cách chung chung mà cần tỉnh táo tìm cơ hội trong những thách thức.

Cá lớn nuốt cá bé

Để tồn tại trong giai đoạn hiện nay, các DNVVN chủ yếu là sử dụng tư duy chiến thuật, chỗ nào sáng nhất thì chen vào, chộp lấy, chỗ nào tối đi thì né, thì cắt bỏ, nhả ra. Doanh nghiệp nào không trụ đươc sẽ "giải phóng" khách hàng ra và gián tiếp nuôi doanh nghiệp khác cùng ngành sống sót. Cứ thế, nhỏ hy sinh cho lớn sống. Đó là nghĩ theo quy luật.

Nghĩ trong thế chủ động thì nhiều thị trường hẹp lúc trước, doanh nghiệp chê bé không làm nay phải xem lại và tấn công những DN nhỏ đang núp trong phân khúc này. Nói cách khác là DN lớn hơn phải nhìn anh nhỏ sống bằng cái gì để từ đó "thôn tính". Những DN nhỏ, nếu tích luỹ năng lực cạnh tranh tốt sẽ trụ được bằng không thì sẽ phải nhường cho DN lớn hơn. Trong giai đoạn này thì quy luật lớn nuốt bé đang tỏ ra rất rõ nét.

Vấn đề đặt ra là những DN nhỏ, siêu nhỏ sẽ làm gì? Ở các nước phát triển, việc kinh doanh thông qua hình thức nhượng quyền chiếm từ 30% tới 80% sức mua của toàn thị trường. Nếu DN có quy mô nhỏ, vốn ít thì hình thức nhượng quyền là hình thức kinh doanh sinh lợi ổn định và khá an toàn.

Linh hoạt và lựa theo

Nhà nước đã chọn linh hoạt trong điều hành, các tỉnh thành phố cũng linh hoạt theo, vậy không có lý gì mà doanh nghiệp không chọn phương án linh hoạt và lựa theo? Chắc chắn là phải tư duy như vậy. Khi tư duy như vậy thì các hoạt động trong doanh nghiệp đều phải hướng tới tư tưởng này. Chỗ nào tăng trưởng, chỗ nào sáng thì bám theo. Đang tăng, đang sáng có thể giảm và tối đi thì phải chuyển hướng ngay. Để có thể theo đuổi chiến thuật này, doanh nghiệp có thị trường ở đâu thì tập trung nghiên cứu, quan sát, phân tích, theo sát thị trường nơi đó. Cơ chế báo cáo nên cắt bỏ các khâu báo cáo trung gian, tập trung chỉ đạo trực tiếp để đẩy nhanh tiến độ công việc và kịp thời điều chỉnh hoạt động lựa theo thị trường.

Với các tập đoàn đa quốc gia, họ hành động quyết liệt trước khủng hoảng bằng cách cắt giảm nhân sự quản lý trung gian, vừa giảm mạnh chi phí nhân sự (lương quản lý trung gian thường gấp 3 tới 5 lần nhân viên) vừa đảm bảo tính linh hoạt trong điều hành. Với các DN Việt Nam, tính tự chủ trong công việc của nhân viên thấp, hệ thống vận hành đan xen đức trị và pháp trị, quản lý trung gian kiêm nhiệm nhiều khâu nên việc cắt giảm tỏ ra khá khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng chính là lúc DN cần xem lại cách tổ chức công việc của mình. Một mặt mạnh dạn cắt giảm các khâu năng suất yếu kém, một mặt đào tạo bồi dưỡng thêm các nhân sự có tố chất và năng lực để hoàn thiện mô hình quản lý có tính ưu việt hơn và quan trọng nhất là có được sự chủ động và linh hoạt.

Hy sinh và chia sẻ

Hầu hết các nhân viên trong doanh nghiệp, nhất là các vị trí thấp, không tiếp cận được với các thông tin kinh doanh của doanh nghiệp nên cảm nhận về thách thức hay cơ hội là rất mờ nhạt. Với các công ty cổ phần có công khai thông tin thì mọi việc dễ dàng được truyền thông và chia sẻ, tuy nhiên với đa phần các DNVVN tư nhân, TNHH hay mới cổ phần thì việc này rất khó khăn.

Từ đó, có một lỗ hổng lớn trong nhận thức về tình hình của DN. Thách thức của DN là phải tồn tại, cơ hội của DN là khả năng cho đầu ra nhưng với người lao động, thách thức là mất việc, giảm lương và cơ hội thì hầu hết chỉ nhìn nhận là tăng lương, thưởng. Do đó để toàn bộ nhân viên có cùng cảm nhận về cơ hội và thách thức của DN, họ phải là một đội, một đội có một hướng đi, một mục tiêu. Khi đó, các lợi ích cá nhân phải lùi qua một bên. Đây là một sự hy sinh rất khó khăn nếu doanh nghiệp chưa có văn hoá tổ chức. Tuy nhiên, nếu thành công trong việc này thì sự chia sẻ của tập thể sẽ nhân lên bội phần.

Trên đây là một số chia sẻ vắn tắt, là tâm sự, là cách nghĩ, cách làm của nhiều DNVVN hiện nay. Hy vọng sẽ mang lại một vài gợi ý có giá trị cho DNVVN.

(copy & paste)
 
Còn Kyiosaky (tác giả của cuốn sách Cha giàu Cha nghèo) thường nói: Những cơ hội thường hay xuất hiện nhiều ở trong các cuộc khủng hoảng (Chỉ có điều ai nhận được ra những cơ hội đó mà thôi)

Cái đó thì "Rich Dad Poor Dad" có nói nhưng không rõ là lời của ông Rich Dad hay ông Poor Dad. Đoán là lời của ông Rich Dad.... --=0 Chỉ ông Rich Dad mới có tư tưởng chủ nghĩa cơ hội như vậy, leo lên sự giàu có bằng cách kê chân nên các cơ hội và các đồng tiền! Còn ông Poor Dad kia chỉ biết học học và học, leo lên sự thanh cao bằng cách kê chân nên những con chữ. Hhehee

Take it or leave it

Take it or leave it

Là câu nói thường trực trong miệng ông Rich Dad trong cuốn sách đó! Thích rất câu nói đó của ông Rich Dad khi ông ta giảng bài cho cậu cu con trong những ngày nó bắt đầu xin học.


Trẻ con đọc Rich Dad Poor Dad sẽ sớm sinh hư vì nghe theo lời Rich Dad mà bỏ học chương trình chuẩn tắc đó!
 
Trẻ con đọc Rich Dad Poor Dad sẽ sớm sinh hư vì nghe theo lời Rich Dad mà bỏ học chương trình chuẩn tắc đó!

Trong RDPD chưa có đoạn nào bảo là ko học hành đến nơi đến chốn cả. RK hầu như đều khuyên mọi người học hành tử tế, học có định hướng và chỉ chuyền đạt tư tưởng quản lý tài chính cho các cậu bé từ khi nhỏ để chúng biết cách kiếm và sử dụng đồng tiền. Tuy nhiên trong quyển 1 thì có 1 vài tư tưởng nói ko được hay cho lắm, về những người làm khoa học, người giỏi toán, giỏi lý... những điểm này thì tớ ko đồng ý cho lắm. (Nói như Bầu Đức mới đúng, có người họa sĩ vẽ những bức tranh nổi tiếng cũng là giàu, có người sáng tạo được ra nhiều phát minh khoa học cũng là giàu, người có nhiều KN sống cũng là giàu - giàu ko chỉ là nhiều tiền ... mà là .... rất nhiều cái gì đó hoặc rất nhiều tiền. Không biết 1 người có ...nhiều girl friends có phải là giàu ko nhỉ --=0)

Đứa cháu mình (đang chuẩn bị tốt nghiệp ngoại thương HN) học thuộc hạng "tanh tưởi" của lớp (từ bé tới hiện nay). Nó ăn chơi thì cũng ngất trời, vẫn thường xuyên đi làm cho các công ty nước ngoài trong lúc đi học. Hồi học lớp 10 thì cùng nhóm bạn dám đứng ra tổ chức show mời các ca sĩ khá nổi đến trường nó diễn (AMS). Bọn hắn rủ nhau ... đi xin tài trợ từ các doanh nghiệp cho show diễn đó, rồi lại đi gạ gẫm mọi người tới mua vé nữa.... Còn bây giờ, nó cứ buôn bán quần quần áo áo, túi tiệc gì đó, đám trẻ cứ chốc chốc lại đến thử thử, mua mua, bán bán đầy nhà làm bố mẹ nó phải cấm mới dẹp được chuyện buôn bán của nó - nó toàn rao hàng qua mạng thôi (Vậy mà nó chỉ nói: sau này cháu chỉ thích đi nhiều nơi và giao tiếp với nhiều người trên thế giới chứ ko thích làm business :-=)

Mấy thứ đó cũng chỉ vì nó đã nghía qua RDPD nhưng vẫn ko quên việc "học tanh tưởi", môn nào cũng top của lớp.

P/S: Nhưng mà kể cũng lạ, từ trong nước tới nước ngoài, những tỷ phú bậc nhất thì lại hầu như ko học hết đại học (nhưng ko phải là họ ko có học căn bản). Nói gì thì nói, Bầu Đức vẫn là người quá giỏi. Và mình thích nhất đoạn nhận xét về giàu nghèo của ông Bầu.

- Ông quan niệm thế nào về chuyện giàu nghèo?

- Tôi cho rằng con người ta sinh ra ai cũng có ước mơ riêng và mỗi người lại đảm nhận các công việc khác nhau. Người thì làm công tác từ thiện, tham gia hoạt động sản xuất, người thì làm kỹ sư, bác sĩ, sáng tác nhạc hay nghiên cứu khoa học... dù đảm đương công việc gì thì đều tham gia cống hiến sức mình cho sự phát triển của xã hội. Người đạt được thành công trong kinh doanh thể hiện bằng việc anh ta có rất nhiều tiền. Người khác lại cống hiến cho xã hội bằng các công trình nghiên cứu hữu ích... Tất cả những con người này tôi đều cho rằng họ thành công và đều được coi là giàu có: Giàu tiền bạc, giàu tri thức hoặc giàu vốn sống...
Tôi chưa bao giờ phân biệt ai giàu ai nghèo, người nhiều tiền hay ít tiền. Người nhiều tiền chưa chắc đã phải là giàu, ngược lại ít tiền chưa hẳn đã phải nghèo. Hôm nay anh có thể giàu, ngày mai có thể nghèo đi, cuộc sống luôn luôn có sự vận động và thay đổi. Mỗi người nên tìm cho mình cách sống phù hợp với cá tính riêng của mình.

...

Đôi khi tôi nghĩ, cuộc đời kinh doanh buồn vui có nhiều. Nhưng tôi luôn làm hết mình, vì được, thua, danh vị không phải là mục tiêu cuối cùng. Theo tôi, sinh ra được làm người có cơ hội hơn người khác, thì phải cố gắng làm việc để thể hiện sự đam mê của mình. Nếu thành công, thì việc mình làm sẽ có ý nghĩa. Còn ngược lại, dẫu sao cũng thỏa sức vẫy vùng, làm nên ý nghĩa cho cuộc đời riêng của mình.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
P/S: Nhưng mà kể cũng lạ, từ trong nước tới nước ngoài, những tỷ phú bậc nhất thì lại hầu như ko học hết đại học (nhưng ko phải là họ ko có học căn bản). Nói gì thì nói, Bầu Đức vẫn là người quá giỏi. Và mình thích nhất đoạn nhận xét về giàu nghèo của ông Bầu.

Ngay cả ở VN ta, nhiều người rất rất giàu cũng ko cần học hết đại học. Họ làm business rất giỏi.
 
Câu chuyện người thương gia

Thảnh thơi chiều thứ 7, ngồi kiếm được câu chuyện hay từ quantri.com.vn

Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, bên bờ sông Hoàng Hà có 1 thương gia vẫn hay buôn bán hàng hóa. Ông luôn cố gắng mua hàng từ các miền quê và chuyển về thành phố bán và ngược lại, vì cần cù và chăm chỉ, luôn vui vẻ với khách hàng nên tiệm của ông khá đông khách, tất nhiên giá cả ông bán cũng rất bình dân.
Trong suốt 1 năm buôn bán, ông thương gia vận chuyển hàng chục chuyến hàng thì có một số chuyến hàng không có lãi. Có 1 chuyến ông ta thất thu khá nhiều, khi về đến nhà ông bị mọi người nói vào nói ra khá nhiều điều không hay, ông ta buồn lòng và đi ra tửu quán gần nhà giải sầu, ở đó ông gặp lại bạn cũ là bác nông dân KoKho.

Sau 1 chầu rượu, bao nhiêu nỗi niềm ông bày tỏ, bác nông dân KoKho cười nói:
“Tôi làm nghề nông 30 năm rồi, ông trời còn có lúc mưa lúc nắng, ông quá buồn làm gì, tôi vẫn chấp nhận nó để trồng trọt và vẫn sống vô tư đấy thôi”.

Ông thương gia bừng tỉnh khi nghe câu nói của bác nông dân. Ông cám ơn bác KoKho và vui vẻ đi về nhà, kể từ đó dù công việc có khó khăn thế nào đi nữa, ông vẫn luôn cố gắng hết mình, không than thân trách phận, và còn động viên mọi người cùng nỗ lực hơn nữa.
Kết quả sau này thế nào bạn đoán được rồi đó.

Chúng ta cùng phân tích nhé.
Nếu có rủi ro trong công việc buôn bán thì có mấy trường hợp sau:
1- Hàng về bán lãi quá ít, không như ông mong muốn ban đầu.
2- Hàng về bán không có lãi, và ông ta rất chán nản (đôi khi còn đi uống rượu giải sầu)
3- Hàng về bán bị lỗ vốn, ông ta rất chán đời (đôi khi còn định đi tu nữa, vì suốt ngày bị gia đình càm ràm nên ông ta rất căng thẳng mà không biết xả đi đâu cả)


Theo bạn:
  • Có nên bắt ông thương gia phải làm lãi mọi chuyến?
  • Nếu có lãi thì cũng có lỗ, vậy khi lỗ bạn nên có thái độ như thế nào?
Câu trả lời tùy thuộc nơi bạn:
Vui vẻ để tìm cách vượt qua, rất chán nản hay đi tu thì tùy nhé.

Trên đây chỉ là 1 câu chuyện trong việc buôn bán, các bạn có thể mở rộng ra trong gia đình, bè bạn, tình yêu, sự nghiệp, sự rèn luyện của bản thân…
Chúc các bạn an bình và biết cách tiến bộ từng chút một.

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã từng viết trong một ca khúc khá hay ca ngợi tinh thần vượt khó:
“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai?”
…..xin mạn phép được chế biến lại như sau….

Ai cũng buồn nhiều nhiều, mọi người cũng buồn nhiều theo!
Ai cứ buồn là than, thế thì sẽ làm được gì?
Phải chăng do ta thích buồn, phải chăng do ta muốn buồn?
Phải không anh, phải không em?...

Nguồn: http://www.quantri.com.vn/diendan/showthread.php?t=6441
 
Trong RDPD chưa có đoạn nào bảo là ko học hành đến nơi đến chốn cả. RK hầu như đều khuyên mọi người học hành tử tế, học có định hướng và chỉ chuyền đạt tư tưởng quản lý tài chính cho các cậu bé từ khi nhỏ để chúng biết cách kiếm và sử dụng đồng tiền. (1) Tuy nhiên trong quyển 1 thì có 1 vài tư tưởng nói ko được hay cho lắm, về những người làm khoa học, người giỏi toán, giỏi lý... những điểm này thì tớ ko đồng ý cho lắm. (Nói như Bầu Đức mới đúng, có người họa sĩ vẽ những bức tranh nổi tiếng cũng là giàu, có người sáng tạo được ra nhiều phát minh khoa học cũng là giàu, người có nhiều KN sống cũng là giàu - giàu ko chỉ là nhiều tiền ... mà là .... rất nhiều cái gì đó hoặc rất nhiều tiền. Không biết 1 người có ...nhiều girl friends có phải là giàu ko nhỉ --=0)

Đứa cháu mình (đang chuẩn bị tốt nghiệp ngoại thương HN) học thuộc hạng "tanh tưởi" của lớp (từ bé tới hiện nay). Nó ăn chơi thì cũng ngất trời, vẫn thường xuyên đi làm cho các công ty nước ngoài trong lúc đi học. Hồi học lớp 10 thì cùng nhóm bạn dám đứng ra tổ chức show mời các ca sĩ khá nổi đến trường nó diễn (AMS). Bọn hắn rủ nhau ... đi xin tài trợ từ các doanh nghiệp cho show diễn đó, rồi lại đi gạ gẫm mọi người tới mua vé nữa.... Còn bây giờ, nó cứ buôn bán quần quần áo áo, túi tiệc gì đó, đám trẻ cứ chốc chốc lại đến thử thử, mua mua, bán bán đầy nhà làm bố mẹ nó phải cấm mới dẹp được chuyện buôn bán của nó - nó toàn rao hàng qua mạng thôi (Vậy mà nó chỉ nói: sau này cháu chỉ thích đi nhiều nơi và giao tiếp với nhiều người trên thế giới chứ ko thích làm business :-=)

Mấy thứ đó cũng chỉ vì nó đã nghía qua RDPD nhưng vẫn ko quên việc "học tanh tưởi", môn nào cũng top của lớp.

P/S: Nhưng mà kể cũng lạ, từ trong nước tới nước ngoài, những tỷ phú bậc nhất thì lại hầu như ko học hết đại học (nhưng ko phải là họ ko có học căn bản). Nói gì thì nói, Bầu Đức vẫn là người quá giỏi. Và mình thích nhất đoạn nhận xét về giàu nghèo của ông Bầu.

(1) Tớ không phản đối tính nhân văn mà RDPD hướng tới nhưng thực sự nếu người đọc là một đứa trẻ chưa đủ tư duy và bản lĩnh thì nó sẽ hiểu rất sai và hành động rất sai. Cách dẫn dắt vấn đề của tác giả RDPD là luôn đưa các lý lẽ đối lập nhau tồn tại song hành nhau thể hiện qua tư tưởng của hai ông Dads. Và mặc dù tư tưởng hai ông Dads rất đối lập nhau nhưng ông nào cũng đúng chỉ ở một khía cạnh. Nếu một học sinh chưa va chạm cuộc sống, chưa hiểu hết những "trò" diễn ra trong cuộc sống thì đọc chắc chắn trong đầu học sinh đó sẽ chỉ hiện ra hoặc 2 lối đi cho nó mà lối đi nào cũng dẫn tới thành công. Thực tế: RD và PD chỉ là một người, đó gần như là cặp phạm trù đối lập nhau nhưng thống nhất nhau để tạo ra một con người thành công nhưng thời điểm thành công lại khác nhau. Tác giả đã viết về 1 người nhưng tách nó ra làm 2 hướng và tung hoả mù.**~**

RDPD có đề cao kinh doanh và tài chính trong khi vấn đề tài chính, kinh doanh không phải ai ai cũng hiểu. Đặc biệt đối tượng độc giả chưa qua đại học thì càng không thể hiểu. Khi không hiểu, họ sẽ đọc những ý tốt, và ý tốt của RD là ông không quá đề cao sự học một cách miệt mài, trong khi PD lại cực kỳ coi trọng việc học.

Tớ chẳng bít cậu đọc cậu thích RD hay PD nhưng khi tớ là một người đang chán học (vì chán Giáo dục chẳng hạn) thì tớ có cảm giác bị RD thuyết phục, còn khi tớ là một người tận tâm với sự học (vì tớ đam mê sự học) thì tớ thấy PD là người bản lĩnh nhất và giỏi nhất.

Trên thực tế: RD và PD phải là một (trừ những trường hợp hãn hữu vài thế kỷ mới có một như Bill Gate), do vậy đó là lý do tớ nói "Tại sao trẻ con học sẽ dễ hành động sai theo RD và sẽ coi thường lý thuyết học hành", vì trẻ em thường có tư duy một chiều và chưa đủ chín chắn để nhìn đa chiều. --=0

P/S: Có thể tớ cũng trẻ con nốt :-= Thực tế, tớ có một người bạn hồi nhỏ (thực ra năm sinh viên) đã mê tít RDPD và đã làm theo RD, cho tới giờ đã tạm ổn nhưng cuộc sống đã vả vào mặt bạn ấy nhiều cái tát đau đớn, bạn đó còn tài tử hơn cậu cháu Fờ-TU của anh đó là dám bỏ đại học nhưng giờ thì lại là 1 thấy giáo không hề qua đại học và kiến thức có ổn hơn một số người học đại học. Đó là bạn tớ- nếu so với RDPD thì bạn đó đã gần như quyết đoán như RD
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thực tế, tớ có một người bạn hồi nhỏ (thực ra năm sinh viên) đã mê tít RDPD và đã làm theo RD, cho tới giờ đã tạm ổn nhưng cuộc sống đã vả vào mặt bạn ấy nhiều cái tát đau đớn, bạn đó còn tài tử hơn cậu cháu Fờ-TU của anh đó là dám bỏ đại học nhưng giờ thì lại là 1 thấy giáo không hề qua đại học và kiến thức có ổn hơn một số người học đại học. Đó là bạn tớ- nếu so với RDPD thì bạn đó đã gần như quyết đoán như RD

Như vậy, bạn của bạn đã khá là "giàu" rồi:

nhưng cuộc sống đã vả vào mặt bạn ấy nhiều cái tát đau đớn

Giàu về kinh nghiệm (cái này quả thực cực kỳ đáng quý và nhiều người muốn cũng...chả dám). Sợ nhất khi về già chả có cái gì để nhớ, chả có cái gì để tự hào kể với con cháu kiểu...ngày xưa bố đã từng giết mấy thằng Mỹ, bắn rụng mấy cái Máy bay... như các cụ hay kể

anh đó là dám bỏ đại học nhưng giờ thì lại là 1 thấy giáo không hề qua đại học và kiến thức có ổn hơn một số người học đại học

Giàu về kiến thức. Rất nhiều người đang học theo những những người "bỏ học" đó thôi (bao người học và làm theo những gì của Microsoft, Oracle,....)

Trên thực tế: RD và PD phải là một (trừ những trường hợp hãn hữu vài thế kỷ mới có một như Bill Gate)
Thế giới ko chỉ có mỗi Billgate là bỏ học (hiện nay đã có bằng tốt nghiệp rồi), còn hàng chục tỷ phú $ nữa (ở VN cũng có vô cùng nhiều). Các lãnh đạo mà tớ đã từng làm việc cho họ, họ cũng thường xuyên phải đi học trong lúc họ quản lý công ty của họ (các khóa học về nhân sự, về tài chính, về ...đủ thứ...Trên bàn sếp luôn luôn hiện diện quyển sách Quản trị nhân lực...)

P/S: Tớ chỉ tiếc là đọc RDPD hơi muộn nên bỏ phí thời trai trẻ của mình. Thời điểm sung sức nhất lại là thời điểm chơi nhiều nhất --=0
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chúng ta cùng phân tích nhé.
Nếu có rủi ro trong công việc buôn bán thì có mấy trường hợp sau:
1- Hàng về bán lãi quá ít, không như ông mong muốn ban đầu.
2- Hàng về bán không có lãi, và ông ta rất chán nản (đôi khi còn đi uống rượu giải sầu)
3- Hàng về bán bị lỗ vốn, ông ta rất chán đời (đôi khi còn định đi tu nữa, vì suốt ngày bị gia đình càm ràm nên ông ta rất căng thẳng mà không biết xả đi đâu cả)


Theo bạn:
  • Có nên bắt ông thương gia phải làm lãi mọi chuyến?
  • Nếu có lãi thì cũng có lỗ, vậy khi lỗ bạn nên có thái độ như thế nào?

--=0

Cái này thì phải làm bài phân tích ngành nông nghiệp dài 30 trang có bao gồm phân tích rủi ro, phân tích cơ hội thách thức, sau đó bán lại cho bác nông dân để bác ấy kinh doanh có chiến lược. Tuy nhiên nếu khuyên bác nông dân thì khuyên bác nên chuyển hướng kinh doanh, ngay cả khi khó khăn thế này bác nông dân vẫn có thể phát đạt nhờ một số ngành ít chịu ảnh hưởng rủi ro.

Cụ thể danh sách ngành như sau:

1> Ngành bán nước trà đá

* Vốn đầu tư ít: chỉ cần 4 cái ghế đẩu, 1 cái hộp xốp, 1 bộ ấm chén, 1 phích nước cũ, 1 cái bếp than, ít chè và ít đá). Tổng + tất cả vào khoảng 70.000 VNĐ

* Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao tới 100%: giá bán 1 cốc trà đá năm 2007 là 500 VNĐ/cốc thì năm 2008 đã là 1000 VNĐ/cốc

* Doanh thu cực lớn do: 1 lạng chè khô pha tái pha hồi chẳng bán được tới gần 20 cốc

* Thị phần: chỉ có hoặc giữ nguyên hoặc tăng chứ không có chuyện giảm

* Rủi ro chính sách: không hề có do nước trà là thức uống bổ cho sức khoẻ

2> Ngành bán áo mưa trên phố đông người, đoạn hay bị tắc xe cộ trước khi trời sắp đổ mưa

* Vốn đầu tư: ít
* Thị phần: rất lớn
* Tuy nhiên có rủi ro là ngành này doanh thu hay biến đông theo mùa vụ -\\/.

3> Ngành bán xăng lẻ dọc đường ở nơi cách xa cây xăng

* Vốn đầu tư: ít
* Thị phần: vừa vừa
* Rủi ro: không hề có, trừ khi dậy nắp can xăng không kỹ thì xăng bay đi chút đỉnh khiến định mức tiêu hao tăng --=0. Ngoài ra có thêm rủi ro cháy nổ do khinh suất.
* Lợi nhuận cực cao: các quán xăng lẻ quanh đường HN giờ vẫn bán 15.000VNĐ/lít trong khi cây xăng mua chỉ 11.000 VNĐ/lít. Lợi nhuận trên doanh thu là 4/11~30% (cao ngất)

4> Ngành chăm sóc sức khoẻ cho Lâm Nhi ở công viên Thủ Lệ: công việc đơn giản là hàng ngày sau khi Lâm Nhi ăn xong thì xỉa răng cho nó, sau đó vuốt ve ru nó ngủ. Lương cực cao: 20.000 USD/tháng. Rủi ro: Lâm Nhi cáu sẽ cắn một miếng

--=0--=0
 
Hình như câu hỏi ở đây mang ý nghĩa khác

Theo bạn:

* Có nên bắt ông thương gia phải làm lãi mọi chuyến?
* Nếu có lãi thì cũng có lỗ, vậy khi lỗ bạn nên có thái độ như thế nào?

Có vẻ như đang bàn đến ứng xử cá nhân về chấp nhận khi KD bị Lỗ, về THẤT BẠI. Cái này nói lý thuyết thì dễ nhưng ko phải ai cũng đủ cứng rắn đâu nhé, nhất là khi gặp thất bại (Vì ai cũng là con người cả mà)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hình như câu hỏi ở đây mang ý nghĩa khác

Theo bạn:

* Có (1) nên bắt ông thương gia phải làm lãi mọi chuyến?
* Nếu có lãi thì cũng có lỗ, vậy (2) khi lỗ bạn nên có thái độ như thế nào?

Có vẻ như đang bàn đến ứng xử cá nhân về chấp nhận Lỗ-Lãi về THẤT BẠI - THÀNH CÔNG. Cái này nói thì dễ nhưng ko phải ai cũng đủ cứng rắn đâu nhé. Vì ai cũng là con người cả.

(1) Vấn đề là ai bắt? Vợ ông ta bắt hay cái lương tâm của chính ông ta bắt? Nếu vợ bắt thì chắc phải làm theo ý vợ rồi! --=0

(2) Bình thường, vấn đề là lần sau biết cắt lỗ đúng điểm cần cắt (nói dễ làm khó). Vì ông ta bán hàng nên lỗ có thể lỗ từ từ chứ ông ta chơi phải đống cổ phiếu thì lỗ to tướng luôn ấy, và khi lỗ ông ta đảm bảo sẽ cay cú và quyết phục thù. Còn nếu chơi bạc, khi lỗ ai ai cũng phải phục thù.

Lỗ quá thì cũng phải say bai bai và chậc một câu "Cái số nó bạc" thôi chứ còn làm cái gì? :-=
 
Câu (1): Ý muốn phân tích là "Kinh doanh không phải lúc nào cũng có lãi" (chứ ko phải ai bắt ép gì ông thương gia cả. Ở đó muốn chỉ ra là chuyện KD ko phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, nhiều khi để giá cao quá lại chết, có lúc để giá thấp quá cũng vẫn chết,... nhiều cái dẫn đến chuyện "chết" lắm)

Hình như bạn chưa rõ ý nghĩa của (2)

Nó liên quan tới bài #1 của topic này khá nhiều.

Thế là đã gần Tết rồi, 1 năm đầy chật vật khó khăn.
Câu này tớ thi thoảng cũng hay ... tự than lắm (ko uống rượu nhưng cũng làm vài chén trà cóc) :P

Và nó liên quan đến câu trả lời của bác nông dân KoKo

Bác nông dân đã viết:
“Tôi làm nghề nông 30 năm rồi, ông trời còn có lúc mưa lúc nắng, ông quá buồn làm gì, tôi vẫn chấp nhận nó để trồng trọt và vẫn sống vô tư đấy thôi”.

Ông thương gia bừng tỉnh khi nghe câu nói của bác nông dân.

h2h đã viết:
Sợ nhất khi về già có cuộc sống tẻ nhạt, chả có cái gì để nhớ, chả có cái gì để tự hào kể với con cháu kiểu...ngày xưa bố đã từng giết mấy thằng Mỹ, bắn rụng mấy cái Máy bay... như các cụ hay kể.

Và 1 câu của Bầu Đức

Bầu Đức đã viết:
Nếu thành công, thì việc mình làm sẽ có ý nghĩa. Còn ngược lại, dẫu sao cũng thỏa sức vẫy vùng, làm nên ý nghĩa cho cuộc đời riêng của mình.

Anyway, Nice Weekend!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Năm 2008 là 1 năm đầy khó khăn và chật vật vì sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ảnh hưởng đến tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam ta, ảnh hưởng rất lớn đến người dân lao động, mong sao trong năm 2009 này-mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp hơn và sự suy thoái này sẽ chấm dứt ! Mong mọi việc sẽ tốt đẹp !
 
Thế giới ko chỉ có mỗi Billgate là bỏ học (hiện nay đã có bằng tốt nghiệp rồi), còn hàng chục tỷ phú $ nữa (ở VN cũng có vô cùng nhiều). Các lãnh đạo mà tớ đã từng làm việc cho họ, họ cũng thường xuyên phải đi học trong lúc họ quản lý công ty của họ (các khóa học về nhân sự, về tài chính, về ...đủ thứ...Trên bàn sếp luôn luôn hiện diện quyển sách Quản trị nhân lực...)

P/S: Tớ chỉ tiếc là đọc RDPD hơi muộn nên bỏ phí thời trai trẻ của mình. Thời điểm sung sức nhất lại là thời điểm chơi nhiều nhất --=0

Nhìn chung thì tớ không ủng hộ việc bỏ học có chủ ý sau khi đã quyết tâm vào được đại học dù giỏi tới đâu! Một nền giáo dục có kém đến mấy thì khi anh bỏ học anh đã thể hiện anh là người thiếu ý thức!

Các trường hợp bỏ học do hoàn cảnh thì chấp nhận và hoan nghênh khi họ có tài năng.

Bill Gate là bỏ học. Còn các doanh nhân khác thì họ chưa học do hoàn cảnh chưa cho phép họ học ngay ở tuổi phải học. Tớ nghĩ thế!

Ở VN thì tớ mới biết ông Bầu Đức là doanh nhân chưa qua đại học (chứ không phải ông ta bỏ học). Mà hình như tớ đã đọc báo thì thấy ông Bầu Đức còn là người học dốt là khác, vì ông ta thi trượt đại học đến vài lần. Do vậy, để khẳng định bầu Đức thành đạt có thể cần phải xem chuyện thời thế của ông ta nữa.

Nhưng tớ biết anh chủ khởi xướng doanh nghiệp LIOA chuyên sản xuất ổn áp điện là một người thực sự giỏi và bản lĩnh. LIOA là tên viết tắt của LInh Ổn Áp, người đã chế tạo ra ổn áp LIOA và tiến tới thành lập doanh nghiệp sản xuất ổn áp LIOA tên là Linh- bố mẹ đều là những giáo viên, tiến sỹ. Gia đình rất bài bản nhưng anh Linh đã bỏ học, và sau đó đã tự lực để thành đạt.

Bỏ học chủ ý thì ít người thành đạt (Trừ Bill Gate, nếu ông ta tài tử và dám bỏ học, nhưng sau đã phải học lại rồi) . Phải bỏ học do hoàn cảnh thì thành đạt nhiều hơn.
 
Các cao lão tiền bối giảng dạy chí lý! Nhưng tại hạ thắc mắc một điều: "Tại sao những trường hợp "bỏ học" nhưng vẫn "thành tài" được ghi nhận trên thế giới, đa số xuất phát từ Châu Âu và Châu Mỹ. Tại hạ đây chưa thấy ai nói tới (được thế giới công nhận) người Châu Á nào "bỏ học" mà "thành tài".

Tại sao vẫn có nhiều trường hợp sinh viên Hàn Quốc tự tử do thi trượt Đại Học, trong khi có rất nhiều sinh viên khác ở Mỹ đang vui chơi trong một hộp đêm nào đó nhỉ.

Vấn đề tại hạ muốn nói ở đây là: Đừng quan trọng chuyện "có học" hay "bỏ học", hãy lắng nghe điều ta thích! Hãy làm theo điều ta muốn! Hãy kiếm tiền bằng tất cả những cách gì bạn có thể nghĩ ra mà nó hợp pháp.

Tin tôi đi, nếu bạn có trong tay 100 tỷ USD thì sẽ không ai hỏi bạn có mấy bằng đại học đâu! Tôi nói thật đấy!

Xin phép được để các từ quan trọng trong dấu nháy kép, vì có thể ý nghĩa của nó sẽ rộng hơn cái nghĩa đen vốn có của từ đó.
 
Nhìn chung thì tớ không ủng hộ việc bỏ học có chủ ý sau khi đã quyết tâm vào được đại học dù giỏi tới đâu! Một nền giáo dục có kém đến mấy thì khi anh bỏ học anh đã thể hiện anh là người thiếu ý thức!

Hình như bạn đang cố tình hiểu nhầm (ở đây hầu như ko ai nói đến chuyện cố tình bỏ học - kể cả ông RK chứ đừng nói tới tớ), nên nói nhiều cũng ko có giá trị.

Còn các doanh nhân khác thì họ chưa học do hoàn cảnh chưa cho phép họ học ngay ở tuổi phải học. Tớ nghĩ thế!
Ở VN thì tớ mới biết ông Bầu Đức là doanh nhân chưa qua đại học

...nhưng sau đã phải học lại rồi

Hình như bạn biết quá ít về các tỷ phú cả trong và ngoài nước. :)

Billgate ko hề học lại Đại Học mà là được cấp bằng tốt nghiệp đại học danh dự tại Harvard chứ ko cần thi cử gì cả

Không chỉ BillGate, mà còn cả Larry Ellison, chủ tịch Oracle nữa, và 8/10 tỷ phú top ten năm 2006 (giờ thì ko rõ họ còn là top ten nữa ko) hiện ko tốt nghiệp bất cứ trường ĐH nào (tớ vẫn nhắc lại, tớ ko hề nói là không nên học đại học, 1 ngàn lần nói như vậy để nhắc bạn là ko ai nói là không nên học đại học, kể cả BillGate cũng khuyên mọi người tốt nghiệp đại học chứ ko nên bỏ học giữa chừng trừ phi cơ hội có 1 không hai trong đời mà ko thể không bỏ- trừ Larry Ellison là người có tư tưởng như bạn, như tôi và như rất nhiều người khác đang không ủng hộ thôi).

Bởi vì tôi, Lawrence "Larry" Ellison, người giàu thứ hai trên hành tinh, là một kẻ bỏ học giữa chừng, mà các bạn thì không. Bởi vì Bill Gates, người giàu nhất thế giới dù sao đi nữa cũng là một kẻ bỏ học giữa chừng, mà các bạn thì không. Bởi vì Paul Allen, người giàu thứ ba trên thế giới, cũng bỏ học ÐH giữa chừng, và bạn thì không làm điều đó. Và cứ tính như thế tiếp tục đi. Cho đến Michael Dell, người giàu thứ 9 trên thế giới và ngày càng đi lên rất nhanh, cũng là một thằng bỏ học giữa chừng và bạn, vâng chính lại là bạn, không như thế. Bạn thấy đảo lộn rồi ư? Có thể hiểu được mà.

Ở VN thì có Trương Đình Anh, người này trước kia học trường... ĐHKT Quốc dân Hà nội ... khoa...Du lịch. Cái thời Visual Basic mới chỉ là VB4 thôi thì Trương Đình Anh đã viết cái mạng Trí Tuệ VN khá nổi tiếng thời bấy giờ. Và để làm sự nghiệp đó thì Mr này đã bỏ học vì cái ngành Du lịch chẳng liên quan tới công việc đam mê của người đó. Thực ra, ở VN còn rất nhiều, rất nhiều người có thể liệt kê ra như Larry Ellison đã liệt kê ở trên. Dĩ nhiên họ chưa đủ để so sánh với những đỉnh cao của thế giới nhưng chí ít họ cũng là những con người vượt khó từ tay trắng đi lên để đến giờ vẫn có rất nhiều người khác phải ngước nhìn.

Ở lớp tớ, có 1 người cực kỳ khổ sở về chuyện học hành (điểm luôn luôn THẤP NHẤT LỚP mà vẫn cố để học chứ ko phải bỏ học). Hiện nay là người thành đạt nhất lớp (xét về phương diện kinh doanh)! Nó (gọi thế cho thân mật) tuy ko giỏi về IT như những bạn bè cùng lớp nhưng chắc chắn nó không phải là thằng dốt về mặt KD (nếu ko muốn nói là khá giỏi). Khi ra trường và đi làm việc, chính bản thân nó cũng tự thừa nhận là "tao hình như học nhầm trường thì phải". Trường hợp này nói lên rằng: Không phải ai cũng dốt trên mọi lĩnh vực. Mỗi người 1 sở trường và chắc chắn Bầu Đức cũng có sở trường mà ko phải ai cũng có được. (Chả biết thời nay thế nào chứ cái thời tớ thi Đại học, nói thật là tớ chả hiểu ngành nghề nào thì ra sẽ làm cái gì trừ vài 1 vài trường có tên có tuổi như Y, Dược, Sư Phạm,.... Vào trường chuyên về "computer" mà cứ tưởng sau này mình sẽ gõ gõ trên cái calculator như mấy cô bán hàng hoặc cùng lắm là sẽ ... chế tạo ra cái calculator đó, khi học thì mới ngã ngửa ra đó là 1 cái tivi để cạnh cái máy đánh chữ --=0. Vậy thì làm sao mà có thể biết ra trường sẽ làm gì khi đi thi ĐH)

Rất nhiều người giống bạn bảo là hắn ta (1 người nào đó đang giàu) giàu lên là vì "thời thế". Thực ra cái "thời thế" đó nó đến với hàng vạn, hàng triệu người, nhưng chỉ có 1 vài người nắm được cơ hội đó. Tại sao cái thời điểm ông Bầu Đức làm cái xưởng mộc nhỏ xíu đó lại có hàng triệu triệu người không làm như thế, tại sao thời điểm đó cũng có hàng nghìn xưởng mộc khắp cả nước sau này vẫn chỉ là xưởng mộc mà chỉ có ông Đức lại tiếp tục phát triển tiếp? Không nhẽ lúc đó ông ấy có nhiều tiền hơn người khác à? Thật phi lý khi cứ nói là người khác thì có "thời thế", còn số người còn lại thì ko có.

trích từ VNExpress
Mục đích chính đặt ra là giữ được phong độ cho Lee Nguyễn, đồng thời cũng thông qua đó trình diễn Lee Nguyễn với các HLV châu Âu. Biết đâu cậu ấy sẽ lọt vào mắt của HLV Wenger và thi đấu tại Arsenal thì sao? Với HAGL đã kinh doanh thì phải có lãi. Nếu CLB nào chấm Lee Nguyễn và ra giá cao hơn chúng tôi bỏ ra thì tôi sẽ bán ngay", ông Đức nói.

Bạn có thể nói người đó ko giỏi về chuyện học hành, nhưng họ lại là 1 trong số ít nắm được cơ hội (chứ ko phải hàng triệu người còn lại). Thế thì quá nực cười.


Nói tóm lại, chúng ta ko cần cố tình biến topic này đi xa chủ đề và khăng khăng vấn đề học hay bỏ học. Bài nào tớ cũng cố tình xoay quanh lại chủ đề những khó khăn năm 2008-2009 và chuyện quan niệm về cách vượt qua khó khăn đó (trừ bài này).

Năm 2008 đã qua, năm 2009 đã đến, chúng ta hãy tập chung để vượt qua những khó khăn này. Vì vậy, topic có thể closed lại ở đây được rồi.
Cheers & topic closed!

P/S: Mời các bạn hãy đọc bài "Dù mưa, xin cứ ra đường!"
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Status
Không mở trả lời sau này.

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom