knowledgebasevn
Thành viên mới

- Tham gia
- 27/3/09
- Bài viết
- 10
- Được thích
- 12
Ngày 6.4, Chính phủ đã ban hành Nghị định 33/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung sẽ áp dụng từ 1.5.2009 là 650.000 đồng/tháng và Nghị định 34/2009/NĐ-CP điều chỉnh tăng thêm 5% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ đã nghỉ việc.
Nguồn : VnExpress - Thứ Ba, 7/4
Từ 1/5, lương tháng tối thiểu chung sẽ tăng từ 540.000 đồng lên 650.000 đồng. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng cũng được tăng thêm 5%.> Lương tối thiểu doanh nghiệp tăng thêm 110.000-200.000 đồng
Theo Nghị định quy định mức lương tháng tối thiểu chung được ban hành ngày 6/4, mức lương tối thiểu chung được áp dụng đối với 4 loại hình cơ quan, đơn vị, tổ chức, bao gồm: các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; các công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng một tháng được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang, bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật; cũng như được dùng để tính trợ cấp kể từ ngày 1/5/2009 đối với lao động dôi dư theo Nghị định 110...
Kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu mới đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm từ các nguồn: tiết kiệm 10% chi thường xuyên đối với từng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ...
Kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với người lao động làm việc trong các công ty do công ty bảo đảm và được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí sản xuất kinh doanh.
Cũng từ ngày 1/5, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng sẽ được tăng thêm 5% đối với 5 nhóm đối tượng bao gồm: cán bộ, công chức, công nhân; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn; người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quyết định 91; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng; quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ trợ cấp...
Trao đổi với VnExpress.net, ông Phạm Minh Huân, Vụ trưởng Vụ Tiền công và tiền lương, Bộ Lao động thương binh và xã hội, trong thời gian tới, các bộ ngành sẽ sớm ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định trên, đặc biệt là nguồn kinh phí để tăng lương tối thiểu chung, để người lao động có thể nhận lương mới đúng hạn.
Hiện, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể và cấp xã khoảng 2 triệu người. Người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp khoảng 6 triệu.
Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp cuối năm ngoái, dự toán chi cho cải cách tiền lương là 36.600 tỷ đồng.
Việt Anh
hoặc Từ 1.5.2009: Lương tối thiểu tăng lên 650.000 đồng/người/tháng
Cụ thể, mức lương tối thiểu chung trên sẽ được áp dụng đối với 4 loại hình cơ quan, đơn vị, tổ chức, gồm: Các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; các Cty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và các Cty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng/tháng được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật ở 4 loại hình cơ quan, đơn vị tổ chức trên; cũng như được dùng để tính trợ cấp kể từ ngày 1.5.2009 đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 110/2007/NĐ-CP, ngày 26.6.2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại Cty nhà nước và tính các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung.
Theo Nghị định 34/2009/NĐ-CP, từ 1.5.2009, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của 5 nhóm đối tượng sau sẽ được tăng thêm 5%, gồm:
1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
2. Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, ngày 21.10.2003 của Chính phủ và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, ngày 23.1.1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hằng tháng.
3. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, ngày 4.8.2000 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân caosu đang hưởng trợ cấp hằng tháng.
4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130/CP, ngày 20.6.1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT, ngày 13.10.1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
5. Quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg, ngày 27.10.2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Nguồn : VnExpress - Thứ Ba, 7/4
Từ 1/5, lương tháng tối thiểu chung sẽ tăng từ 540.000 đồng lên 650.000 đồng. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng cũng được tăng thêm 5%.> Lương tối thiểu doanh nghiệp tăng thêm 110.000-200.000 đồng
Theo Nghị định quy định mức lương tháng tối thiểu chung được ban hành ngày 6/4, mức lương tối thiểu chung được áp dụng đối với 4 loại hình cơ quan, đơn vị, tổ chức, bao gồm: các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; các công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng một tháng được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang, bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật; cũng như được dùng để tính trợ cấp kể từ ngày 1/5/2009 đối với lao động dôi dư theo Nghị định 110...
Kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu mới đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm từ các nguồn: tiết kiệm 10% chi thường xuyên đối với từng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ...
Kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với người lao động làm việc trong các công ty do công ty bảo đảm và được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí sản xuất kinh doanh.
Cũng từ ngày 1/5, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng sẽ được tăng thêm 5% đối với 5 nhóm đối tượng bao gồm: cán bộ, công chức, công nhân; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn; người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quyết định 91; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng; quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ trợ cấp...
Trao đổi với VnExpress.net, ông Phạm Minh Huân, Vụ trưởng Vụ Tiền công và tiền lương, Bộ Lao động thương binh và xã hội, trong thời gian tới, các bộ ngành sẽ sớm ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định trên, đặc biệt là nguồn kinh phí để tăng lương tối thiểu chung, để người lao động có thể nhận lương mới đúng hạn.
Hiện, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể và cấp xã khoảng 2 triệu người. Người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp khoảng 6 triệu.
Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp cuối năm ngoái, dự toán chi cho cải cách tiền lương là 36.600 tỷ đồng.
Việt Anh
hoặc Từ 1.5.2009: Lương tối thiểu tăng lên 650.000 đồng/người/tháng
Cụ thể, mức lương tối thiểu chung trên sẽ được áp dụng đối với 4 loại hình cơ quan, đơn vị, tổ chức, gồm: Các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; các Cty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và các Cty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng/tháng được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật ở 4 loại hình cơ quan, đơn vị tổ chức trên; cũng như được dùng để tính trợ cấp kể từ ngày 1.5.2009 đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 110/2007/NĐ-CP, ngày 26.6.2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại Cty nhà nước và tính các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung.
Theo Nghị định 34/2009/NĐ-CP, từ 1.5.2009, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của 5 nhóm đối tượng sau sẽ được tăng thêm 5%, gồm:
1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
2. Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, ngày 21.10.2003 của Chính phủ và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, ngày 23.1.1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hằng tháng.
3. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, ngày 4.8.2000 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân caosu đang hưởng trợ cấp hằng tháng.
4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130/CP, ngày 20.6.1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT, ngày 13.10.1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
5. Quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg, ngày 27.10.2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Lần chỉnh sửa cuối: