Chào !
lần đầu tiên gia nhập diễn đàn nên có nhiều điều mờ lắm, nếu pót nhầm nơi mong các ac chuyển dùm e, e nhờ tí, cám ơn n ạ!
Nhà e kinh doanh cắt uốn tóc, Giấy phép đăng ký kinh kinh doanh là hộ cá thể
Ngày 1/8/2011, tổ kiểm tra liên ngành VH-XH phường đến kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 1 lỗi " Không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc". Sau đó ra quyết định phạt 3.000.000 theo điểm a, khoản 1, Điều 7 Nghị định 86/2011
E có vài thắc mắc, nhờ các ac giúp dùm:
1. hợp đồng ký kết với người lao động là 2,5 tháng ( hợp đồng thời vụ )
2. Người lao động ra vào như cơm bữa, không cố định, nên có ký kết HĐLĐ cũng như k
3. Nếu k ký kết HĐLĐ cũng bị phạt
Nếu e làm đơn xin giảm số tiền phạt có được k ạ?
Mong các ac giúp dùm
Cám ơn!
Trước khi trả lời cho bạn, có 1 số điểm cần chú ý khi viết bài tại các khu vực chuyên môn, không nên dùng các từ ngữ tuổi teen, từ ngữ chat (mong các ac chuyển dùm e, e nhờ tí, cám ơn n ạ!). Các từ ngữ viết tắt, cần viết đầy đủ chữ sau đó mở ngoặc đơn viết từ tắt và đóng ngoặc đơn lại. Ngoại trừ các từ ngữ thông dung mà các bác trao đổi thường xuyên (Hỗ trợ kê khai "HTKK" - Thuế GTGT "VAT")
Trở lại câu hỏi của bạn,
1.- Loại hình kinh doanh cắt uốn tóc của bạn là đối tương thuộc phạm vi ký HĐLĐ theo Điều 2. Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính Phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động
1. Tổ chức, cá nhân sau đây khi sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động :
đ) Hợp tác xã (với người lao động không phải là xã viên), hộ gia đình và cá nhân có sử dụng lao động;
2.- Tham khảo thêm Chương IV – HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG (gồm 18 Điều: từ điều 26 tới điều 43, trong đó sửa đổi bổ sung Điều 27, 29, 31, 33, 37, 38, 41, 42 năm 2002). Tại Điều 27 sẽ đề cập thế nào là hợp đồng thời vụ.
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng
3.- Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 của Chính Phủ Quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
Sau đó ra quyết định phạt 3.000.000 theo điểm a, khoản 1, Điều 7 Nghị định 86/2011
Bạn xem điều 7 dưới đây quy định vậy có phù hợp với hộ kinh doanh cá thể của bạn không?
Điều 7. Hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
4.- Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH được quy định như thế nào? (Xem Chương 3 - Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 của Chính Phủ Quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội)
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND các cấp:
- Chủ tịch UBND cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ giả có giá trị đến 2.000.000 đồng.
- Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
- Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
- Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội:
+ Thanh tra viên LĐTB&XH khi đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.
+ Chánh Thanh tra Sở LĐTB&XH có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
+ Chánh Thanh tra Bộ LĐTB&XH có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
5.- Bạn có thể làm đơn xin miễn giảm, nêu do chưa am hiểu luật lao động và đây cũng là lần đâu vi phạm. Đồng thời cam kết tuân thủ pháp luật lao động cùng các chính sách của Nhà nước. Ngoại trừ, bạn cãi ngang làm mất quan điểm đối với đoàn thanh tra.
Thân gởi các bác trong nhà, tài liệu tóm tắt
Những hành vi vi phạm pháp luật BHXH. Căn cứ Luật BHXH, Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 của Chính Phủ Quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội