Tập hợp những chủ đề liên quan về hạch toán kế toán (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Bài : Làm rõ hơn về chuẩn mực kế toán số 17 - thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuật ngữ “Thuế thu nhập Doanh nghiệp” đã có từ lâu và việc hiểu, áp dụng các quy định về thuế thu nhập Doanh nghiệp (TNDN) đối với các Doanh nghiệp đã tương đối quen thuộc. Thế nhưng các thuật ngữ “Thuế Thu nhập Doanh nghiệp hoãn lại phải trả, Tài sản thuế thu nhập Doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp...”có thể nói là tương đối mới lạ và gây không ít khó khăn cho các Doanh nghiệp trong việc hiểu và vận dụng theo quy định của chuẩn mực kế toán số 17 – Thuế thu nhập Doanh nghiệp.

Nhằm tạo nên sự đơn giản hơn, dễ hiểu hơn cho những kế toán viên, cán bộ thuế khi giải quyết vấn đề liên quan này, trong giới hạn bài viết này Tác giả xin đi vào phân tích, hệ thống hoá những vấn đề cơ bản theo quy định của Chuẩn mực và Thông tư hiện hành trên các khía cạnh sau: Những khái niệm cơ bản về thuế TNDN; Hạch toán thuế TNDN hiện hành; Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính riêng của Doanh nghiệp; Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất.

Thứ nhất, Những khái niệm cơ bản

- Thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành: Là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành. Công thức xác định thuế TNDN hiện hành:

Thuế TNDN hiện hành​
|
=​
|
Thu nhập chịu thuế trong năm hiện hành​
|
x​
|
Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành​
|

Để phản ánh thuế TNDN hiện hành, kế toán sử dụng Tài khoản 3334 – Thuế TNDN, Tài khoản 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành

+ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành. Công thức xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả:

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả​
|
=​
|
Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm​
|
x​
|
Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành​
|

Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
Thuế Thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trừ khi thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một Tài sản hay Nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế TNDN (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch.
Để phản ánh khoản Thuế thu nhập hoãn lại phải trả này, Thông tư quy định sử dụng Tài khoản 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản: chênh lệch tạm thời được khấu trừ; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng. Công thức xác định thuế Tài sản thuế TNDN:

Tài sản thuế Thu nhập hoãn lại​
|
=​
|
Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm​
|
+​
|
Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng​
|
X​
|
Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện​
|

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc Nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận tài sản thuế Thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này khi và chỉ khi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng.
Để phản ánh khoản mục Tài sản thuế thu nhập hoãn lại theo quy định của Thông tư kế toán sử dụng Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, Tài khoản 8212- Chi phí thuế thu nhập hoãn lại.
- Chênh lệch tạm thời: Là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hay Nợ phải trả trong Bảng cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này.

Xin cám ơn : Tác giả : Th.S Chúc Anh Tú - Khoa Kế toán, Học Viện tài chính
Nguồn : Tapchiketoan.com
Xin cám ơn : Thầy Phạm Duy Long GPE - về Table GPE

Còn tiếp - Xem tiếp >>
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tiếp bài : Làm rõ hơn về chuẩn mực kế toán số 17 - thuế TNDN

Tiếp theo Bài : Làm rõ hơn về chuẩn mực kế toán số 17 - thuế thu nhập doanh nghiệp

Thứ hai, Hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

1. Hàng quý, xác định số thuế tạm nộp vào NSNN, kế toán ghi:

Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: số tạm tính
Có TK 3334- Thuế TNDN: số tạm tính​

Khi thực nộp số thuế này:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
Có TK 111, 112...​

2. Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của khoản thuế TNDN các năm trước, Doanh nghiệp được hạch toán điều chỉnh số thuế tăng hoặc giảm của các năm trước này vào chi phí thuế TNDN hiện hành năm phát hiện sai sót:

+ Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung, kế toán ghi:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần sai sót nộp bổ sung
Có TK 3334 – Thuế TNDN: Phần sai sót nộp bổ sung​

Khi thực nộp số thuế này:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
Có TK 111, 112...​

+ Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước được ghi giảm, kế toán ghi:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm
Có TK 8221 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm​

3. Cuối năm tài chính

- So sánh số đã tạm nộp với số thuế TNDN quyết toá phải nộp trong năm, kế toán ghi:

+ Nếu số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số quyết toán năm phải nộp
Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần nộp bổ sung
Có TK 3334 – Thuế TNDN: Phần nộp bổ sung​

Khi thực nộp số thuế này:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
Có TK 111, 112...​

+ Nếu số thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số quyết toán năm phải nộp
Nợ TK 3334- Thuế TNDN: Chênh lệch giảm
Có TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: Chênh lệch giảm​

- So sánh tổng số phát sinh bên Nợ TK 8211 và tổng số phát sinh bên Có TK 8211 để kết chuyển chi phí thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, kế toán ghi:

+ Nếu TK 8211 có tổng số phát sinh bên bên Nợ lớn hơn tổng số phát sinh bên Có
Nợ TK 911 –Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành​

+ Nếu TK 8211 có tổng số phát sinh bên bên Nợ nhỏ hơn tổng số phát sinh bên Có
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh​

Xin cám ơn : Tác giả : Th.S Chúc Anh Tú - Khoa Kế toán, Học Viện tài chính
Nguồn : Tapchiketoan.com
Xin cám ơn : Thầy Phạm Duy Long GPE - về Table GPE

Trước - Tiếp >>
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tiếp bài : Làm rõ hơn về chuẩn mực kế toán số 17 - thuế TNDN

Tiếp theo Bài : Làm rõ hơn về chuẩn mực kế toán số 17 - thuế thu nhập doanh nghiệp

Thứ ba, Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính riêng của Doanh nghiệp

- Xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm: Cuối năm tài chính, khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải xác định cơ sở tính thuế của Tài sản và các khoản Nợ phải trả làm căn cứ xác định khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế. Các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế được phản ánh vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế”. “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” dùng để phản ánh chi tiết từng khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế (từng Tài sản, từng Nợ phải trả, từng giao dịch).

+ Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Cuối năm tài chính, căn cứ vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” và các khoản do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước kế toán lập “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả”

- Các nghiệp vụ hạch toán cụ thể: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ vào “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại”

4. So sánh thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm.

+ Nếu số thuế thu nhập hoãn phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm, kế toán ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: Phần chênh lệch
Có TK 347 – Thuế Thu nhập hoãn lại phải trả : Phần chênh lệch

+ Nếu số thuế thu nhập hoãn phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm, kế toán ghi:
Nợ TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Phần chênh lệch
Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch

5. Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước, kế toán ghi:

+ Nếu phải điều chỉnh tăng thuế thu nhập hoãn lại
Tăng Số dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Nợ)
Giảm Số dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Có)
Tăng Số dư Có đầu năm TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

+ Nếu phải điều chỉnh giảm thuế thu nhập hoãn lại
Giảm Số dư Có đầu năm TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Tăng Số dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Có)
Giảm số dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Nợ)

- Xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ trong năm: Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định cơ sở tính thuế của Tài sản và các khoản Nợ phỉa trả làm căn cứ xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ được phản ánh vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ”. “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ” dùng để phản ánh chi tiết từng khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm (từng Tài sản, từng khoản Nợ phải trả, từng giao dịch)

+ Trường hợp, Doanh nghiệp không có khả năng chắc chắn sẽ có được lợi nhuận tính thuế trong tương lai, kế toán không được ghi nhận Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm. Toàn bộ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này được theo dõi riêng trên “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được kháu trừ chưa sử dụng” làm căn cứ xác định Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong các năm sau khi Doanh nghiệp có đủ lợi nhuận chịu thuế thu nhập để thu hồi Tài sản thuế thu nhập hoãn lại này.

- Các nghiệp vụ hạch toán cụ thể: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ vào “Bảng xác định Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”

6. So sánh Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm với Tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoàn nhập trong năm.

+ Nếu Tài sản thuế thu nhập hoãn phát sinh trong năm lớn hơn Tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung phần chênh lệch nếu chắc chắn rằng trong tương lai Doanh nghiệp có đủ lợi nhuận tính thuế để thu hồi Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm hiện tại:
Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch tăng
Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch tăng

+ Nếu Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn Tài sản thuế thu nhập hoàn lại trong năm, kế toán ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch giảm
Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch giảm

(7) Trường hợp Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước, kế toán ghi:

+ Nếu điều chỉnh tăng Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tăng số Dư Nợ đầu năm TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tăng số Dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Có)
Giảm số Dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Nợ)

+ Nếu điều chỉnh giảm Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tăng số Dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Nợ)
Giảm số Dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Có)
Giảm số Dư Nợ đầu năm TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Thứ tư, Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất

- Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

+ Cuối năm tài chính khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ các khoản “Đầu tư vào công ty con – TK 221”; “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết – TK 223”; “Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát – TK 222”. Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh do:
a) Cơ quan thuế chỉ đánh thuế đối với khoản thu nhập mà Doanh nghiệp được quyền nhận trong năm đã được ghi nhận trên Báo cáo tài chính riêng
b) Doanh nghiệp ghi nhận phần sở hữu trong lợi nhuận hoặc lỗ trong Công ty con, công ty liên kết, Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo Phương pháp Vốn chủ sở hữu khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.

8. Nghiệp vụ kinh tế kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả trên Báo cáo tài chính hợp nhất

+ Nếu ghi tăng thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con. Công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi:
Tăng khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
Tăng khoản mục “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”

+ Nếu ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con. Công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi:
Giảm khoản mục “Thuế thu nhạp hoãn lại phải trả”
Giảm khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”

- Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất Tài sản thuế thu nhập hoãn.

+ Cuối năm tài chính khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch tạm thời được kháu trừ phát sinh từ các khoản “Đầu tư vào công ty con – TK 221”; “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết – TK 223”; “Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát – TK 222”. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh do:
a) Cơ quan thuế không cho phép khấu trừ khoản lỗ từ công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát vào thu nhập chịu thuế trong năm của Doanh nghiệp.
b) Doanh nhiệp được ghi nhận khoản lỗ là toàn bộ phần sở hữu trong lợi nhuận (hoặc lỗ) trong công ty con, công ty liên kết, vốn góp lien doanh trên Báo cáo tài chính hợp nhất

9. Kế toán nghiệp vụ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên Báo cáo tài chính hợp nhất

+ Nếu ghi tăng tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi:
Tăng khoản mục “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
Giảm khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”

+ Nếu ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi:
Tăng khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
Giảm khoản mục “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”

* “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế”, “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả”, “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ”, “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng”, “Bảng xác định Tài sản thuế hoãn lại” đã được quy định rất cụ thể về mẫu biểu và phương pháp lập theo quy định của thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006.

Xin cám ơn : Tác giả : Th.S Chúc Anh Tú - Khoa Kế toán, Học Viện tài chính
Nguồn : Tapchiketoan.com
Xin cám ơn : Thầy Phạm Duy Long GPE - về Table GPE
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xử lý kế toán trong quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp

Xử lý kế toán trong quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp. Nguồn TCKT cập nhật: 07/11/2008

Những năm gần đây, ưu thế của công ty cổ phần ngày càng được thể hiện rõ nét cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán nước ta. Trong số các công ty cổ phần mới ra đời có một số lượng lớn các công ty cổ phần hình thành trên cơ sở chuyển đổi từ các loại hình DN khác mà chủ yếu là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Từ trước đến nay, việc chuyển đổi hình thức sở hữu chủ yếu được thực hiện đối với các DN Nhà nước (DNNN) mà thực chất là quá trình cổ phần hóa DNNN. Còn đối với các loại hình doanh nghiệp khác, việc chuyển đổi chưa được hướng dẫn một cách cụ thể rõ ràng. Các DN chủ yếu vẫn căn cứ vào quy định chung của Luật DN, Luật Kế toán để thực hiện chuyển đổi.

Ở nước ta, hiện nay, so với các loại hình DN khác DN là CTCP có nhiều lợi thế hơn hẳn. Lợi thế đó xuất phát từ những lợi ích và đặc điểm pháp lí mà pháp luật quy định. Trong mô hình CTCP, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp, việc chuyển nhượng các phần vốn góp được thực hiện một cách tự do thông qua việc bán cổ phần của các cổ đông. Ngoài ra, CTCP là loại hình có cấu trúc vốn và tài chính linh hoạt, cơ chế quản lý tập trung cao do có sự tách biệt vai trò chủ sở hữu với chức năng quản lý. Cũng chính vì những ưu điểm nổi bật hơn bất kỳ loại hình DN khác đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển hàng lọat các CTCP ở Việt Nam, đặc biệt trong hai năm 2006-2007 khi mà thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam phát triển sôi động và bùng nổ.

Thực tiễn, quá trình chuyển đổi hình thức sang CTCP đã nảy sinh nhiều vấn đề mà hiện nay chính sách kế toán chưa rõ ràng. Do đó đã gây lúng túng cho các DN trong việc xử lý, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực hiện các nghĩa vụ thuế có liên quan. Từ trước đến nay, việc chuyển đổi hình thức sở hữu chủ yếu được thực hiện đối với các DNNN mà thực chất là quá trình cổ phần hóa DNNN, do vậy trình tự thủ tục chuyển đổi, cơ chế chính sách xử lý tài chính, kế toán thủ tục xác định giá trị DN đã quy định cụ thể, rõ ràng trong các Nghị định, Thông tư hướng dẫn của Nhà nước. Trong khi đó, đối với các loại hình DN khác, việc chuyển đổi chưa được hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng. Khi thực hiện, các DN chủ yếu căn cứ vào quy định chung của Luật DN, Luật Kế toán để thực hiện. Tuy nhiên, do các quy định của Luật mới chỉ là các quy định khung nên quá trình triển khai thực hiện phát sinh nhiều tình huống, mỗi DN hiểu và vạn dụng theo một cách khác nhau, dẫn đến không thống nhất, thậm chí phát sinh các mâu thuẫn giữa DN với các cơ quan quản lý Nhà nước.

Vấn đề vướng mắc lớn nhất hiện nay khi chuyển đổi sang hình thức mới là việc đánh giá lại tài sản và xác định giá trị tài sản thuần của DN, làm cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ góp vốn của các chủ sở hữu cũ đối với CTCP mới. Theo Luật DN, nếu “tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, phải được các thành viê, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá”. Do không quy định bắt buộc nên có DN thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp, nhưng cũng có DN không thuê tổ chức định giá mà việc định giá do các cổ đông tự thực hiện. Trong trường hợp này, kết quả định giá của các cổ đông có được cơ quan quản lý Nhà nước công nhận bởi nó sẽ là cơ sở để CTCP mới ghi nhận nguyên giá và trích khấu hao đối với tài sản cố định. Điều này khác hẳn với việc chuyển đổi đối với DNNN, khi cổ phần hóa DNNN, việc đánh giá lại tài sản, xác định giá trị DN dựa trên các nguyên tắc đánh giá cụ thể, do tổ chức định giá hoặc các công ty kiểm toán đủ tiêu chuẩn được Bộ Tài chính công bố thực hiện. Trong quá trình đánh giá lại tài sản, xác định giá trị thuần DN, có thể xảy ra trường hợp giá trị tài sản được đánh giá có thể bằng hoặc chênh lệch so với giá trị đang theo dõi trên sổ kế toán và trong trường hợp có sự chênh lệch thì chưa có văn bản nào hướng dẫn cách xử lí cụ thể. Quan điểm xử lý vấn đề này hiện cũng đang rất khác nhau.

Về nguyên tắc, khi tiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu DN phải tiến hành các bước sau:

- Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;

- Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;

- Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho CTCP mới để làm căn cứ mở và ghi sổ kế toán.

- Đối với thuế thu nhập DN, công ty thực hiện chuyển đổi phải thực hiện quyết toán và phải gửi tờ khai quyết toán thuế thu nhập DN cho cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định chuyển đổi hình thức sở hữu của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, thời điểm khóa sổ kế toán, kết thúc năm tài chính và lập báo cáo tài chính đối với công ty thực hiện chuyển đổi là thời điểm trước ngày CTCP mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tại ngày khóa sổ kế toán, công ty tiến hành kiểm kê tài sản, công nợ và xử lý kết quả kiểm kê (tài sản thừa thiếu, công nợ không có khả năng thu hồi,...). Như vậy, kết quả xử lý trên sẽ được ghi nhận vào chi phí, thu nhập, kết quả kinh doanh và xác định các nghĩa vụ thuế của công ty chuyển đổi. Tuy nhiên, giả sử sau khi khóa sổ kế toán, các cổ đông mới tiến hành đánh giá lại tài sản đồng thời với thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và sử dụng kết quả đánh giá để ghi nhận vào sổ sách kế toán thì phần chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại và giá trị theo dõi trên sổ kế toán cũ khó có thể được phản ánh vào kết quả kinh doanh của công ty đã được chuyển đổi.

Trường hợp DN đánh giá lại tài sản vào thời điểm trước ngày khóa sổ kế toán thì việc ghi chép, kế toán cũng gặp nhiều khó khăn đối với các DN khi lực chọn chế độ kế toán khác nhau.

Đối với DN áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính, tại phần III- Giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép tài khoản kế toán đối với tk 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch đánh giá lại tài sản được phản ánh vào tài khoản này trong các trường hợp sau:

- Khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản; Khi thực hiện cổ phần hóa DNNN;

- Các trường hợp khác theo quy định (như khi chuyển đổi hình thức sở hữu DN…);

- Tài khoản này không phản ánh số chênh lệch đánh giá lại khi đưa tài sản đi góp vốn liên kết, liên doanh hoặc đầu tư vào công ty con, khoản chênh lệch đánh giá lại trong các trường hợp này được phản ánh vào tk 711- Thu nhập khác (nếu là lãi) hoặc tk 811 – Chi phí khác (nếu là lỗ);

Trường hợp giá trị tài sản được đánh giá lại cao hơn giá đã ghi sổ kế toán, số chênh lệch tăng, ghi:
Nợ TK 211…
Có TK 214, 412

Trường hợp giá trị tài sản được đánh giá lại thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán, số chênh lệch giảm, ghi:
Nợ TK 412, 214
Có TK 211…

- Khi xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản, ghi:
Nợ TK 412/ Có TK 411
Nợ TK 411/ Có TK 412

So với trường hợp chuyển đổi DNNN thành CTCP, tại Thông tư số 40/2004/TT-BTC ngày 13/05/2004 hướng dẫn phương pháp kế toán khi chuyển DNNN thành công ty cổ phần cũng hướng dẫn tương tự.

Đối với DN lựa chọn áp dụng chế độ kế toán của DN vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính thì không có TK 412 và nội dung phản ánh vào TK 711 và TK 811 không có trường hợp chênh lệch tăng giảm khi đánh giá lại tài sản trong trường hợp chuyển đổi hình thức sở hữu DN.

Do vậy, nhiều DN chuyển đổi ghi chép và phản ánh không thống nhất, dẫn đến xác định kết quả kinh doanh, nghĩa vụ thuế không chính xác. Ngoài ra, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính, tài sản góp vốn để thành lập DN, điều chuyển, phân chia, hợp nhất, đổi tên DN không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế TNDN, kể cả trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị ban đầu (Công văn số 2926TC/TCT ngày 14/03/2005, Công văn số 3123/TCT-CS ngày 05/08/2007).

Tuy nhiên, nếu căn cứ vào các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, khi đánh giá lại tài sản, nếu có sự chênh lệch tăng hoặc giảm thì tương ứng sẽ có sự tăng giảm về mặt lợi ích và tạo ra một khoản thu nhập hoặc chi phí và do vậy, nên được phản ánh vào kết quả kinh doanh để xác định thuế TNDN. Đối với các DN thực hiện chuyển đổi, cũng cần phải quy định về thời điểm xác định giá trị DN. Việc đánh giá lại tài sản và xác định giá trị thuần DN cần do tổ chức định giá thực hiện để đảm bảo việc định giá khách quan, phù hợp các tiêu chuẩn quy định làm cơ sở phản ánh chính xác giá trị của tài sản và thực hiện các nghĩa vụ thuế có liên quan. DN mới được phép ghi nhận tài sản theo kết quả đánh giá và trích khấu hao theo quy định hiện hành như vậy sẽ đảm bảo hài hòa được lợi ích giữa DN và nhà nước.

Xử lý kế toán trong quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu DN là một vấn đề mới, còn nhiều vướng mắc, có ảnh hưởng lớn đến các DN. Do vậy, Bộ Tài chính cần nhanh chóng xem xét, thống nhất về quan điểm để sớm có văn bản hướng dẫn, tránh việc xử lý không nhất quán, ảnh hưởng đến quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ thuế của các DN. Ngoài ra, khi có văn bản hướng dẫn cụ thể, việc xử lý hồi tố đối với các DN đã chuyển đổi và trường hợp thực hiện không phù hợp với nội dung hướng dẫn có bị coi là gian lận thuế cnxg cần phải được tính đến.

Cùng với chủ trương cổ phần hóa DNNN, việc chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần đối với các loại hình DN khác là một xu thế tất yếu, phù hợp vói quy luật phát triển. Thực tế cho thấy sự phát triển lớn mạnh của nhiều CTCP, đặc biệt là các CTCP niêm yết là điều kiện cho phép các DN đóng góp ngày càng lớn hơn vào ngân sách Nhà nước. Đó là một tín hiệu tốt cần được khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển.

Xin cám ơn THS. Đào Mạnh Huy- ĐH Lao động Xã hội và Đặng Phương Mai – Học viện Tài chính
Nguồn (Tạp chí Kế toán) - Tapchiketoan.com
 
Cần thống nhất quy định về các khoản dự phòng

Cần thống nhất quy định về các khoản dự phòng. Nguồn TCKT cập nhật: 15/11/2008

Dự phòng là khoản nợ không chắc chắn về giá trị và thời gian: như vậy, một khoản dự phòng là một khoản nợ nhưng mới là nghĩa vụ nợ tiềm tàng vì chưa chắc chắn về mặt giá trị khoản nợ, giá trị giảm sút lợi ích kinh tế và thời gian sẽ phát sinh. Khoản dự phòng sẽ được ghi nhận trên Báo cáo tài chính và thường xuyên được xem xét lại giá trị ước tính vào cuối mỗi niên độ kế toán.
Nợ tiềm tàng là nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ này chỉ được xác nhận bởi khả năng thường xảy ra hay không của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà DN không kiểm soát được. Là nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì chưa chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ, giá trị khoản nợ chưa được xác định một cách đáng tin cậy. Nợ tiềm tàng chưa được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán cho đến khi có chứng cứ chắc chắn về các sự kiện sẽ xảy ra.

Dưới góc độ kế toán quy định các khoản dự phòng sau: dự phòng giảm giá hàng tồn kho; dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính; dự phòng nợ phải thu khó đòi (theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC); dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu DN, dự phòng cho những hợp đồng có rủi ro lớn, dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa, dự phòng về chi phí bảo hành công trình xây lắp ) theo chuẩn mực kế toán số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng)

Dưới góc độ tài chính theo Thông tư số 13/2006/TT-BTC, thì có các khoản dự phòng: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho; dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính; dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa, công trình xây lắp.

Thực tế hiện nay giữa quy định của kế toán và quy định của tài chính về các khoản dự phòng là chưa thống nhất dẫn đến khó khăn cho những người làm công tác kế toán cũng như những đối tượng liên quan, do đó cần phải được xử lý như sau:

Thứ nhất, thống nhất cách hiểu về bản chất các khoản dự phòng.

Về Tài khoản phản ánh các khoản dự phòng và tương tự dự phòng gồm có:

+ TK 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi
TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, TK 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.

+ TK 351 – Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, TK 352 – Dự phòng phải trả, TK 335 – Chi phí phải trả.

+ TK 415 – Quỹ dự phòng tài chính.

Như vậy, ta thấy rằng dự phòng theo quy định hiện nay là việc ghi nhận trước vào chi phí những khoản tổn thất dự kiến có thể xảy ra trong tương lai “là khoản nợ phải trả nhưng chưa chắc chắn được về giá trị và thời gian”

Trong thực tế các TK này được mở để phản ánh các nội dung đã nêu. Nhưng câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao các khảon dự phòng này có cùng mục đích nhưng cách mã hóa tài khoản lại khác nhau? Cho nên cần thiết phải đưa ra một nguyên tắc mã hóa để dễ nhận biết các khoản dự phòng này hơn. Nguyên tắc đưa ra có thể là các tài khoản phản ánh dự phòng đều có đuôi cuối cùng là 9, và lúc đó sẽ có: TK 129, TK 229, TK 159, TK 139, TK 3X9, TK 4Y9 cho thống nhất. Bên cạnh đó cũng cần xem xét, nếu với cách mã hóa TK phản ánh các khoản dự phòng như hiện tại thì nhóm TK 129, 229, 139, 159 có phải mang tính chất dự phòng phải trả không? Và bản chất nhóm này có khác bản chất nhóm TK 351, 352, 335 không?

Thứ hai, thống nhất xử lý các khoản dự phòng giữa quy định của chuẩn mực số 18, Quyết định 15/2006 và Thông tư số 13/2006

Tiêu thức​
|
Theo QĐ 15/2006 và Chuẩn mực số 18​
|
|
Theo Thông tư 13/2006​
|
|
|Trích lập lần đầu hoặc trích lập bổ sung thêm|Khi hoàn nhập|Trích lập lần đầu hoặc trích lập bổ sung thêm|Khi hoàn nhập|
1. Dự phòng Đầu tư tài chính|Nợ TK 635|Nợ TK 129, 229|Nợ TK 635|Nợ TK 129, 229|
|Có TK 129, 229|Có TK 635|Có TK 129, 229|Có TK 515|
2. Dự phòng phải thu khó đòi|Nợ TK 642(6)|Nợ TK 139|Nợ TK 642(6)|Nợ TK 139|
|Có TK 139|Có TK 642(6)|Có TK 139|Có TK 711|
3. Dự phòng Giảm giá HTK|Nợ TK 632|Nợ TK 159|Nợ TK 632|Nợ TK 159|
|Có TK 159|Có TK 632|Có TK 159|Có TK 711|
4. Dự phòng Bảo hành SP, HH|Nợ TK 641|Nợ TK 352|Nợ TK 641|Nợ TK 352|
|Có TK 352|Có TK 641|Có TK 352|Có TK 711|
5. Dự phòng bảo hành Công trình XL|Nợ TK 641|Nợ TK 352|Nợ TK 641|Nợ TK 352|
|Có TK 352|Có TK 711|Có TK 352|Có TK 711|
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm|Nợ TK 642|Nợ TK 351|||
|Có TK 351|Có TK 642|||
7. Dự phòng các khoản CP tái cơ cấu DN|Nợ TK 642|Nợ TK 352|||
|Có TK 352|Có TK 642|||
8. Dự phòng các Hợp đồng có rủi ro lớn|Nợ TK 642|Nợ TK 352|||
|Có TK 352|Có TK 642|||
9. Quỹ dự phòng tài chính|Nợ TK 421||||
|Có TK 415||||

Nhìn vào quy định được phân tích trên, ta thấy Chuẩn mực số 18 và Quyết định số 15/2006 khi trích lập hoặc trích lập thêm các khoản dự phòng tính vào chi phí, còn khi hoàn nhập thì ghi giảm chi phí đã trích, trừ trường hợp trích lập dự phòng cho hoạt động tài chính thì khi hòan nhập tính vào chi phí hoạt động tài chính lập. Tuy nhiên, theo như quy định của Thông tư số 13/2006 khi trích lập hoặc trích lập thêm thì tính vào chi phí, còn khi hoàn nhập thì tính vào nhập khác trừ trường hợp dự phòng các khoản đầu tư tài chính thì khi hoàn nhập tính vào doanh thu hoạt động tài chính. Với quy cách xử lý khác nhau này dẫn đến những người làm công tác kế toán không biết nên áp dụng như thế nào. Về việc trích lập lần đầu, trích lập bổ sung thêm đều tính vào chi phí thì cơ bản đã thống nhất giữa hai bên, nhưng về việc hoàn nhập thì khác biệt hòan toàn. Đi sâu về bản chất, ta thấy dù theo phương pháp xử lý hòan nhập nào (ghi giảm chi phí hay tăng thu nhập) đều làm cho kết quả trong kỳ tăng lên. Nhưng thực tế vẫn cần phải có sự thống nhất giữa hai quy định này.

Thứ ba, số lượng các khoản dự phòng

Theo chuẩn mực số 18 và Quyết định 15 bao gồm có 9 khoản dự phòng và mang tính chất dự phòng, nhưng theo Thông tư số 15 chỉ có 05 khoản dự phòng. Như vậy, vấn đề đặt ra là liệu ngoài các khoản dự phòng thống nhất trong quy định giữa hai bên thì các khoản dự phòng còn lại khi trích lập có được xem là chi phí hợp lý không? Và sẽ thực hiện theo cơ chế tài chính nào? Trong các khoản dự phòng đã trích lập nêu trên, Quỹ dự phòng tài chính được trích lập vào lợi nhuận sau thuế, như vậy có mâu thuẫn với nguyên tắc trích lập dự phòng là tính vào chi phí trước thuế không?

Xin cám ơn tác giả : Khánh Linh (Tạp chí Kiểm toán) - Nguồn : Tapchiketoan.com
Xin cám ơn : Thầy Phạm Duy Long GPE - về Table GPE
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom