Thảo luận các văn bản quy định pháp luật (Thuế, tài chính, lao động,...) (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Hàng hóa hết hạn sử dụng hủy bỏ không được tính vào chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Công văn số 2009/TCT-PC ngày 10/06/2010 của Tổng cục Thuế, các doanh nghiệp (DN) trong quá trình hoạt động kinh doanh có hàng hóa hết hạn sử dụng, lỗi thời..., không tiêu thụ được phải hủy bỏ không phải là sự kiện xảy ra một cách khách quan trong quá trình hoạt động kinh doanh vì việc hàng hóa hết hạn sử dụng, lỗi thời..., DN có thể lường trước được. Vì vậy, giá trị hàng hóa hết hạn sử dụng, lỗi thời,... không tiêu thụ được này không được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.


Căn cứ hướng dẫn của công văn số 2009 này là: Theo Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26-12-2008 của Bộ Tài chính thì giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng không được bồi thường được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN; theo Điều 161 Bộ Luật Dân sự thì sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh

Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 2639/CT-TTHT ngày 06/05/2010 của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh vướng mắc về chính sách thuế. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ điểm 2.1, Mục IV, Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

"2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Mục này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng không được bồi thường."

Theo quy định tại Điều 161 Bộ luật Dân sự thì sự kiện bất khả kháng được hiểu như sau:

"Điều 161. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự; thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:...

1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép."

Căn cứ quy định nêu trên thì sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trường hợp, các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh có hàng hoá hết hạn sử dụng, lỗi thời,... không tiêu thụ được phải huỷ bỏ không phải là sự kiện xảy ra một cách khách quan, trong quá trình hoạt động kinh doanh thì việc hàng hoá hết hạn sử dụng lỗi thời... doanh nghiệp có thể lường trước được

Do đó, giá trị hàng hoá hết hạn sử dụng, lỗi thời,... không tiêu thụ được phải huỷ bỏ nêu trên không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh được biết./.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG


Bùi Văn Nam​
 

File đính kèm

Đúng là mắc cười thiệt. Không cho đưa vào chi phí hợp lý khi hủy thì em xuất hóa đơn bán thanh lý hàng tồn đó với giá 1 đồng thì có được đưa phần giá vốn tồn kho đó vào chi phí hợp lý được không ?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đúng là mắc cười thiệt. Không cho đưa vào chi phí hợp lý thì em xuất hóa đơn bán thanh lý hàng tồn với giá 1 đồng thì có được đưa phần giá vốn tồn kho đó vào chi phí hợp lý được không ?

Mình thì có suy nghĩ như thế này, làm văn bản gởi sở thương mại xin thanh lý hàng quá date, lỗi thời (démodé). Sau đó tiến hành bán theo giá thanh lý (dưới giá vốn) không có ý kiến gì là sao bán dưới giá vốn cả. Có khi mời cơ quan chức năng kiểm định nữa là khác. Đây là thủ tục chặc chẽ hơn.

Vì trước đây, cơ quan chuyên kinh doanh về máy vi tính. Hàng lỗi thời (monitor monochrome "màn hình đơn sắc), keyboard 80, Floppy disk drive,...
Mình mời cơ quan giám định:
+ Xác định lô hàng hỏng
+ Xác định giá trị còn lại (%)
Cái nào thanh lý được thì làm công văn gởi sở thương mại bán hóa giá. Còn cái nào không thanh lý được làm công tác từ thiện (gởi cho các trường huấn nghiệp, dạy nghề) để họ có thiết bị giảng dạy cho học viên
Vận dụng cách này để xử lý cho các tổ chức từ thiện có giấy tiếp nhận thì sẽ được đưa vào chi phí hợp lý, hợp lệ thôi

Vận dụng luật để mà tồn tại thôi
 
Làm báo cáo Thuế TNDN tạm tính, tại sao phải nộp thuế?

S.O.S - Help me, please. Hãy cứu giúp gỡ rối tình huống này. Xin đừng để tôi cô đơn.

Làm báo cáo Thuế TNDN tạm tính, tại sao phải nộp thuế? Và tại sao không cho chuyển lỗ giữa các quý trong năm? - Xin đừng bức hiếp DN chúng tôi quá. +-+-+-+ +-+-+-+. Trước khi đi vào thảo luận, tôi muốn trích dẫn lại 1 văn bản hướng dẫn sau:


Công văn 4603/CT-TTHT ngày 21/07/2010 của CỤC THUẾ TP.HỒ CHÍ MINH V/v: chuyển lỗ giữa các quý trong năm


Kính gửi: Người nộp thuế trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh​

Ngày 25/10/2007 Cục Thuế TP đã có Công văn số 10806/CT-TTHT về việc hướng dẫn kê khai thuế TNDN tạm tính quý theo Thông tư 60/2007/TT-BTC. Tại Mục I có hướng dẫn chỉ tiêu [15] Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp quý theo mẫu số 01A/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC: “Số lỗ được chuyển vào kỳ này theo quy định của Luật Thuế TNDN, bao gồm số lỗ của các năm trước đăng ký kế hoạch chuyển lỗ vào năm nay và số lỗ của các quý trước trong năm”;

Ngày 07/05/2010 Tổng Cục Thuế có Công văn số 1534//TCT-CS về việc kê khai và quyết toán thuế TNDN (bản photo đính kèm) hướng dẫn: “... không được chuyển lỗ của các Quý trong năm 2009 vào ngay các Quý tiếp theo cũng của năm 2009”.
Để việc thực hiện được thống nhất, đúng quy định, Cục Thuế TP thông báo đến Người nộp thuế để thực hiện việc chuyển lỗ theo hướng dẫn của Tổng Cục Thuế tại Công văn 1534/TCT-CS nêu trên; cụ thể tại chỉ tiêu [15] Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp quý theo mẫu số 01A/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC: “Số lỗ được chuyển vào kỳ này theo quy định của Luật Thuế TNDN, bao gồm số lỗ của các năm trước đăng ký kế hoạch chuyển lỗ vào năm nay, không chuyển số lỗ giữa các quý trong năm”.

Cục Thuế thông báo để Người nộp thuế biết và thực hiện. Các văn bản hướng dẫn trước đây không phù hợp với hướng dẫn của Tổng Cục Thuế tại Công văn 1534/TCT-CS đều bãi bỏ.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Trọng Hạnh​

Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng Cục Thuế (để báo cáo);
- Lãnh đạo Cục Thuế;
- Các phòng thuộc Cục Thuế;
- Các CCT quận, huyện;
- Web;
- Lưu (HC-TTHT)

Ví dụ: Năm trước không có chuyển lỗ, quý I lỗ 600 triệu, quý II lãi 500 triệu => Hết quý II đơn vị vẫn lỗ 100 triệu, nhưng theo quy định không cho chuyển lỗ giữa các tháng => đơn vị vẫn phải đóng thuế 25%*500 triệu, xin hỏi thuế này gọi là thuế gì trong khi đơn vị vẫn đang bị lỗ (Thuế thất thu - hay thuế thu nhập ), vẫn phải đóng thuế ????
Trong khi đó: “Lỗ giữa các năm thì được chuyển, giữa các quỹ lại không????”

Để có ngân sách tốt thì phải có chính sách tốt, phù hợp với thực tế, tạm ví von thế này: người quản lý vườn cây và vườn cây. Chính sách tốt (phân bón) thì sự tồn tại phát triển (thu hoạch) sẽ tốt.

Cây cho trái nhờ người quản lý bón phân (những chính sách tốt), người quản lý thu hoạch trái cây (sơi) để tiếp tục quản lý (thu ngân sách, sử dụng ngân sách) .

Ăn không bón hoặc bón mà không cho quả thì ==> stop, no deverlopment ngừng, không phát triển, hoặc rụi tàn.

Mong có bác Thuế nào đang ban hành chính sách cùng trả lời để: "cây thơm" thấy "phân tốt" để "cho quả ngọt".
Mong rằng không phải là cơ quan pháp chế muốn ban hành văn bản như thế nào cũng được để áp đặt DN chúng tôi.

Thanks you very much

Camcamtu

Không nhẻ thôi kệ, mọi chuyện rồi cũng qua sao?
 

File đính kèm

Thật chất cái văn bản số 23/CV-VSM ngày 23/03/2010 của Công Ty Cổ Phần Chứng khoán Stock Mart Việt Nam (Rất tiếc không tường tận thấy văn bản này) gởi cho Tổng Cục Thuế hỏi về vấn đề gì để Tổng Cục Thuế phúc đáp trả lời như thế này:

Theo văn bản số 1534/TCT-CS ngày 07/05/2010 của Tổng Cục Thuế V/v Kê khai và Quyết toán Thuế TNDN
………
………
Căn cứ Điểm 2, Mục VII, Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 quy định về xác định lỗ và chuyển lỗ

2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ của năm quyết toán thuế trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo nguyên tắc trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền nhưng đảm bảo chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ nếu số lỗ phát sinh chưa bù trừ hết thì sẽ không được giảm trừ tiếp vào thu nhập của các năm tiếp sau.
..............
..............
..............
..............
Chỉ sau khi quyết toán thuế TNDN mới xác định số lỗ của cả năm và chỉ được chuyển lỗ kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ

Trong khi đó trước đây, tôi không rõ cơ sở nào để Cục Thuế TP. HCM trả lời như thế này tại công văn số 10806/CT–TTHT ngày 25/10/2007 của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh - Vui lòng tải văn bản về xem toàn văn văn bản - V/v Hướng dẫn kê khai thuế TNDN tạm tính quý theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC



Công văn số 10806/CT–TTHT ngày 25/10/2007 của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh

Căn cứ điểm 3 mục III phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quản lý Thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Quản lý thuế hướng dẫn về việc kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý
......
......
......

- Chỉ tiêu [15] : Số lỗ được chuyển vào kỳ này theo quy định của Luật Thuế TNDN, bao gồm số lỗ của các năm trước đăng ký kế hoạch chuyển lỗ vào năm nay và số lỗ của các quý trước trong năm

Cơ quan Thuế (nói riêng) và các cơ quan công quyền nói chung đại diện cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp lúc thì biên soạn văn bản theo cái này, lúc thì theo cái khác, khó lần được cái nào là đúng theo chính sách pháp luật.

Trở lại văn bản trên (1534/TCT-CS ngày 07/05/2010 của Tổng Cục Thuế V/v Kê khai và Quyết toán Thuế TNDN và Công văn 4603/CT-TTHT ngày 21/07/2010 của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh V/v: chuyển lỗ giữa các quý trong năm)

Tôi có ý kiến sau:

1.- Cái ông kẹ Công Ty Cổ Phần Chứng khoán Stock Mart Việt Nam này làm rối tung cả bộ đàm, không chịu tham khảo công văn số 10806/CT–TTHT ngày 25/10/2007 Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh trước đây mà làm. Làm như rành luật lắm, mọi cái làm công văn xin hướng dẫn để rồi giờ ảnh hưởng chung cho các DN còn lại.

2.- Nói như bạn rất đúng “chuẩn không cần chỉnh”: chính sách tốt (phân bón) thì sự tồn tại phát triển (thu hoạch) sẽ tốt. Đành rằng như thế, nhưng trong thời gian "quyết toán thuế TNDN tạm tính" cơ sở/ranh giới nào để xác định DN bạn lỗ của Quý trước (trong kỳ phát sinh) để được chuyển lỗ cho quý liền kề đây. Cốt lõi vấn đề là ngăn chặn sự lạm dụng của DN kê khai khống trong thời gian quyết toán thuế TNDN tạm tính Quý. Bạn vui lòng liên hệ lại việc kê khai thuế GTGT để hình dung sự lạm dụng trong công tác kê khai quyết toán thuế TNDN tạm tính Quý thì sẽ thấy được cốt lõi nội dung của văn bản trên (Ngăn chặn thất thu thuế)

Chỉ sau khi quyết toán thuế TNDN mới xác định số lỗ của cả năm và chỉ được chuyển lỗ kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ

Hãy đợi đấy, trong 5 năm chuyển lỗ cũng không muộn phải hông bạn?
Đằng nào cũng vậy, chuyển trước hoặc chuyển sao mà thôi.


Mọi chi tiết trao đổi có thể liên hệ với tôi để tôi trình bày "thủ thuật/tuyệt chiêu" khi kê khai quyết toán thuế TNDN tạm tính theo quý nhe bạn. Tiền vào ngân sách Nhà nước rồi khó bù trừ lắm bạn ui. (Hơi nhiêu khê - Vào nhà quan rồi khó lấy ra, bù trừ lắm). Bạn phải cân nhắc trước khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN tạm tính theo Quý

3.- Cho tôi hỏi: văn bản 1534/TCT-CS ngày 07/05/2010 của Tổng Cục Thuế V/v Kê khai và Quyết toán Thuế TNDN và văn bản 4603/CT-TTHT ngày 21/07/2010 của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh V/v: chuyển lỗ giữa các quý trong năm này chỉ áp dụng cho TP.HCM hay cho toàn quốc.

Thôi kệ mọi chuyện rồi cũng qua! - Good Luck - Tôi vẫn luôn cầu nguyện "Quốc Thái Dân An"
 
Tạm tính chỉ là tính tạm thôi
Doanh thu biết rõ nên là thực
Chi phí mập mờ sẽ là hư
Doanh nghiệp hàng Quý cứ hư thực
Thực thực sau này quyết toán lo.​
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom