Thời gian thử việc có tính cộng dồn vào thời gian tham gia BHXH? (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Thời gian thử việc có tính cộng dồn vào thời gian tham gia BHXH?

Luật BHXH cần phải làm rõ thêm điểm này:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;


Cãi nhau 1 chập với CB BHXH vấn đề này, họ cho rằng loại HDLD của anh là loại xác định thời hạn nên thời gian thử việc 2 tháng được ghi trong HDLD xác định thời hạn thì 2 tháng ấy tính luôn là thời gian BHXH.

Đưa họ link này xem thử,

36fuxh1vb51etlr.jpg

Họ không chấp nhận. Họ lại quay qua vấn đề này:

Điều 9.- Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

1- Theo Điều 74 của Bộ Luật lao động, thời gian sau đây được coi là thời gian làm việc của người lao động tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động để tính ngày nghỉ hàng năm:

- Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề;
- Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động để làm việc tại doanh nghiệp;
- Thời gian nghỉ về việc riêng;
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý;
- Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng;
- Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 3 tháng;
- Thời gian nghỉ theo chế độ quy định đối với lao động nữ;
- Thời gian nghỉ để làm các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật;
- Thời gian nghỉ để hoạt động Công đoàn theo quy định của pháp luật;
- Thời gian hội họp, học tập theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động cho phép;
- Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
- Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc;
- Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do bị oan hoặc được miễn tố.

Rồi lại dẫn chứng: Quyết định Số: 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007


Người lao động sau thời gian làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng lao động mà vẫn tiếp tục làm việc hoặc ký hợp đồng lao động mới với đơn vị đó thì thời gian làm việc theo hợp đồng lao động trước đó phải truy đóng BHXH, BHYT.


Mình lại dẫn chứng qua công văn 1616/BHXH-BT ngày 25/04/2011 của BHXH VN v/v chấn chỉnh công tác truy thu BHXH này.

Kết quả tạm thời không truy thu 2 tháng thử việc, họ "hù/doạ" đưa hồ sơ qua UBND để đoàn thanh tra lao động lập biên bản xử lý nếu có vi phạm về thời gian không đóng đủ BHXH.

Toàn chơi chữ với nhau. Luật đặt ra thì DN vận dụng, còn cơ quan chức năng đối với luật đặt ra lắm lúc cũng để "chịt cổ" DN, làm khổ, làm khó người dân. Một thời để nhớ: chuyện cấp phát Qouta cho các DN, các dự án quy hoạch treo, các thủ tục hoàn thuế, các thủ tục truy thu BHXH,....

BMAHVN của tôi có sống lại, phải chỉ tôi thêm, nếu lao động nào là thử việc thì lập HDLD thử việc riêng, Khi hết thời gian thử việc thì hãy lập hợp đồng lao động chính thức với người lao động.

BMAHVN của tôi có dặn, cơ quan BHXH họ đòi xem cả báo cáo tài chính cuả Cty của con nữa đấy, Mục đích để xem Tài khoản 334 ấy mà.

BMAHVN của tôi lại dặn thêm, nếu như thế thì các khoản lương con trả cho lao động thử việc, con hãy hạch toán thẳng qua TK loại 6 đi, đừng đưa "cái đầu" qua TK 334 làm chi.
 
Thế huynh gân có ứng xử cách nào thêm không?

Dù ai nói ngã nói nghiêng, quyết chí y kinh như thế mà bước

zrye7qj79xzwj2u.gif
 
Các bác trong nhà, suy nghĩ giúp em công văn 3039/BHXH-THU ngày 05/10/2011 của BHXH TP.HCM hướng dẫn mức lương tối thiểu và quy định đóng BHXH BHYT

2. Một số quy định khác

2.1. Đóng BHXH trong thời gian thử việc theo công văn hướng dẫn số 2447/LĐTBXH-BHXH ngày 26/7/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

“Đối với người lao động có thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng trở lên, hoặc HĐLĐ không xác định thời hạn), thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động”.

- Việc đóng BHXH theo quy định trên đây vẫn phải đảm bảo kịp thời, ngay từ tháng thử việc đầu tiên để đảm bảo các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động theo Luật BHXH, Luật BHYT.

Lưu ý: Trường hợp thời gian thử việc được người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận theo một hợp đồng thử việc riêng biệt, không ghi chung trong hợp đồng lao động theo quy định trên đây, thì người sử dụng lao động và người lao động chỉ đóng BHXH, BHYT, BHTN theo hợp đồng lao động chính thức, sau khi chấm dứt thời gian thử việc.

- Các đơn vị sử dụng lao động căn cứ tình hình quản lý, sử dụng lao động thực tế tại đơn vị, để thực hiện việc đóng BHXH, BHYT và BHTN cho người lao động theo các hình thức ký kết hợp đồng nêu trên đây.


Chả khác nào như BMAHVN chỉ bảo nên làm 2 HDLD riêng ra: HDLD thử việc riêng, sau đó hết thời gian thử việc thì lập HDLD chính thức. Ẹc ẹc ẹc

Muốn làm đúng luật mà giờ phải lạm dụng luật đây

Công văn 3039/BHXH-THU ngày 05/10/2011 của BHXH TP.HCM hướng dẫn mức lương tối thiểu và quy định đóng BHXH BHYT đính kèm dưới đây
 

File đính kèm

Đúng như BMAHVN nói, mỗi nơi đọc và vận dụng Luật khác nhau, trong khi thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003 của Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động, có mẫu HDLD kèm theo với câu như thế này:

Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng

- Loại hợp đồng lao động (3):
- Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...
- Thử việc từ ngày... tháng... năm đến ngày... tháng... năm...
- Địa điểm làm việc (4):
- Chức danh chuyên môn: Chức vụ (nếu có):
- Công việc phải làm (5):​


Vô tình chả khác nào xúi các con của BMAHVN nên lập 2 HDLD riêng ra: thử việc riêng, sau đó hết thời gian thử việc thì lập HDLD chính thức. Các con yêu của mẹ hãy nhớ lời Mẹ căn dặn. Và nhớ hạch toán các chi phí nhân viên trong thời gian thử việc qua TK loại 6 dùm Mẹ luôn thể.

BMAHVN của tôi có sống lại, phải chỉ tôi thêm, nếu lao động nào là thử việc thì lập HDLD thử việc riêng, Khi hết thời gian thử việc thì hãy lập hợp đồng lao động chính thức với người lao động.

BMAHVN của tôi có dặn, cơ quan BHXH họ đòi xem cả báo cáo tài chính cuả Cty của con nữa đấy, Mục đích để xem Tài khoản 334 ấy mà.

BMAHVN của tôi lại dặn thêm, nếu như thế thì các khoản lương con trả cho lao động thử việc, con hãy hạch toán thẳng qua TK loại 6 đi, đừng đưa "cái đầu" qua TK 334 làm chi.
 
Mới năm ngoái BHXH Quận XX, TPHCM quyết liệt bắt công ty tôi phải loại bỏ thời gian thử việc, không đóng BHXH thời gian này của các nhân viên làm việc từ năm 2005, không xem thời gian thử việc là thời gian làm việc để tính việc nâng bậc lương.

hiiiiii tội nghiệp người làm công việc này, điều chỉnh mỏi cả tay! Tính ra cái biểu mẫu 3a hôm đó điều chỉnh dài tới 5-6 trang A4!
 
Chưa bao chừ và bao chừ, Tiểu Thư Hoa Quỳnh thốt ra tiếng khờ mer, mà nay đành phải nói MK (Me Khờ).

Mỗi nơi 1 phong cách riêng, để hôm nào lão huynh Kế Toán Già Gân đi họp đối thoại DN rồi phản ánh dùm cho các sư huynh, bà con trong GPE được nhờ. Đã nhiều lần trao đổi về mức lương tham gia BHXH thì nay đã ổn, giờ lại lôi cái thời gian thử việc này vào. Chỗ thương thì bỏ qua, chỗ không thương thì soi. Thôi đành phải "lạm dụng" luật để mà sống vậy. Chắc cũng nên đề nghị bỏ cái mẫu HDLD theo TT 21/2003/TT-BLĐTBXH - 22/09/2003

Công văn Số: 2447/LĐTBXH-BHXH - V/v hướng dẫn giải quyết vướng mắc trong thực hiện Luật BHXH

Hà Nội, ngày 26 tháng 07 năm 2011​

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Trả lời Công văn số 2409/BHXH-BT ngày 13/6/2011 của quý cơ quan đề nghị cho ý kiến về một số vấn đề vướng mắc trong thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1. Về thực hiện quy định tại khoản 6 mục D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây được viết là Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH):

- Đối với Công ty nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên để được áp dụng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 4 Mục IV Phần B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH thì phải thực hiện đầy đủ các quy định tại khoản 6 mục D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH từ khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp. Riêng thời hạn đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho đến khi có quy định mới.

- Các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ Công ty nhà nước áp dụng đầy đủ các quy định tại khoản 6 mục D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH và xếp hạng theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/8/2005 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính cho đến khi có quy định mới thì người lao động làm việc trong các công ty này được áp dụng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 4 Mục IV Phần B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH.

- Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ Công ty nhà nước, sau đó thành lập các Công ty cổ phần hạch toán độc lập thì các Công ty cổ phần hạch toán độc lập này không được áp dụng quy định tại khoản 6 mục D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH.

- Các Công ty nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên; Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên, nhưng không thực hiện đầy đủ các quy định tại khoản 6 mục D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH thì người lao động thuộc các công ty đó áp dụng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 6 Mục IV Phần B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH để tính hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Về thu BHXH:

- Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thực hiện việc thu bảo hiểm xã hội. Như vậy, tổ chức bảo hiểm xã hội có thẩm quyền và trách nhiệm truy thu bảo hiểm xã hội đối với tất cả các trường hợp thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội.

- Mức truy thu bảo hiểm xã hội đối với các trường hợp trốn đóng, chậm đóng bằng tổng số tiền chưa đóng, chậm đóng và số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm. Tỷ lệ % thu bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội từng thời kỳ.

3. Đối với người lao động có thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

4. Người lao động nếu ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào chế độ tiền lương mà cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước thực hiện đối với người lao động được thể hiện trong hợp đồng lao động.


Trên đây là ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố thực hiện.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Minh Huân​

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VP, Vụ BHXH.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom