Về thông báo của cơ quan thuế về định mức chi phí nguyên, nhiên vật liệu! (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

ThuNghi

Hãy cho rồi sẽ nhận!
Thành viên đã mất
Tham gia
16/8/06
Bài viết
3,808
Được thích
4,449
Trong quyển "Hội nghị hướng dẫn nội dung cơ bản của các luật thuế:..." trang 18, mục 3 d. Do Cục Thuế TP Hồ Chí Minh, Phòng Tuyên Truyền Hỗ Trợ. Phát hành tháng 07/2008. Tập huấn từ ngày 08/12/08 - 12/12/08 tại NTD Rạch Miễu.
Có đoạn:
"Về chi phí nguyên, nhiên vật liệu: doanh nghiệp xây dựng định mức tiêu hao nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế (quy định hiện hành không phải thông báo)"
Nhờ các anh chị cụ thể nội dung trên giúp:
- Thời gian nộp.
- Mẫu biểu.
- Có những DN KD chỉ sản xuất đon thuần mang tính dịch vụ, mua 1 món hàng, sửa chữa, tân trang và bán => biết làm cái gì với định mức bao nhiêu mà đăng ký.
Với mong muốn có sự chuẩn bị tốt nhất cho kế toán từ năm 2009 áp dụng luật thuế mới. Mong rằng các anh chị hỗ trợ cụ thể và sớm nhất.
Rất chân thành cám ơn!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mẫu biểu thì không có, bác phải lập ra các bảng kê sản phẩm/thành phẩm của mình theo nhóm chủng loại nào đó, từ đó bác cho gia giảm (sai số 5,10,15%) gì đó tùy theo các loại nguyên vật liệu tham gia vào qui trình sản xuất của bác. Bác làm công văn đăng ký cơ quan thuế (Đính kèm bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu/sàn phẩm) - Đăng ký vào đầu năm hoặc lúc nào bác có thêm sản phẩm mới.

Gợi ý :

Làm 1 cái bàn (Qui cách nào ???) : nguyên vật liệu - cần những gì ?
Ván MDF - sử dụng bao nhiêu tấm ván (+ 10%) (do lúc xẻ ván)
Ốc vít các loại - sử dụng bao nhiêu con (+5% ) (do tuôn răng)
Các phụ liệu khác (nếu có)

(Không nhất thiết nêu lý do cũng được {xẻ ván, tuôn răng,...) - đó nguyên tắc bảo mật thông tin của doanh nghiệp, mấy ông nước ngoài kỵ chuyện này lắm - xem như bán, cắp (cốp) qui trình sản xuất của họ)

Có những DN KD chỉ sản xuất đon thuần mang tính dịch vụ, mua 1 món hàng, sửa chữa, tân trang và bán => biết làm cái gì với định mức bao nhiêu mà đăng ký.

Cái này đưa thẳng vào chi phí giá vốn luôn bác à, không nhất thiết lập bảng định mức.

Mình có lập xây dựng định mức cho ngành nghề của mình

Không biết cách nào up file lên bác tham khảo nè. Chiều gặp lại được không ? Kha kha. một chầu giao tế nhe. (2 chai/1 két- 45 Phan Đăng Lưu) (File mật không up được, up lên dập mật).
 
Cái này đưa thẳng vào chi phí giá vốn luôn bác à, không nhất thiết lập bảng định mức.
Cám ơn Bác!
Cái vụ đưa vào giá vốn này cũng có quá trình tham gia sx, sc và có tiêu hao nguyên, nhiên liệu. Chắc phải có văn bản HD vấn đề này.
 
Cái vụ đưa vào giá vốn này cũng có quá trình tham gia sx, sc và có tiêu hao nguyên, nhiên liệu. Chắc phải có văn bản HD vấn đề này.

Bác ThuNghi tự dấn thân vào con đường đau khổ chi vậy, cái nào mở thì hãy cho mở, phải thông thoáng 1 tí,

văn bản cơ quan thuế trả lới

Xem thêm Điểm 2.2 Mục III Phần B Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003

Cục Thuế : Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo Cục Thuế Bình Dương để chống thất thu về thuế thu nhập doanh nghiệp thì công tác kiểm tra quyết toán thuế phải gắn với việc đối chiếu định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu.
Về nguyên tắc doanh nghiệp hoạt động phải đăng ký định mức này nhưng thời gian qua có không ít doanh nghiệp đối phó nhằm qua mặt ngành chức năng. Vì vậy để ngăn chặn hành vi vi phạm trên, Cục Thuế Bình Dương sẽ phối hợp thống nhất với các sở chuyên ngành như Sở Công nghiệp, Sở Khoa học - Công nghệ... xây dựng các định mức nguyên vật liệu nhằm xác định chi phí đầu vào cho một số sản phẩm của doanh nghiệp khi hạch toán giá thành để đề xuất cho UBND tỉnh ra quyết định.- Nguồn : baobinhduong.org.vn
 
Trong quyển "Hội nghị hướng dẫn nội dung cơ bản của các luật thuế:..." trang 18, mục 3 d. Do Cục Thuế TP Hồ Chí Minh, Phòng Tuyên Truyền Hỗ Trợ. Phát hành tháng 07/2008. Tập huấn từ ngày 08/12/08 - 12/12/08 tại NTD Rạch Miễu.
Có đoạn:
Nhờ các anh chị cụ thể nội dung trên giúp:
- Thời gian nộp.
- Mẫu biểu.
- Có những DN KD chỉ sản xuất đon thuần mang tính dịch vụ, mua 1 món hàng, sửa chữa, tân trang và bán => biết làm cái gì với định mức bao nhiêu mà đăng ký.
Với mong muốn có sự chuẩn bị tốt nhất cho kế toán từ năm 2009 áp dụng luật thuế mới. Mong rằng các anh chị hỗ trợ cụ thể và sớm nhất.
Rất chân thành cám ơn!

Trong thông tư 134 em thấy có đoạn dưới. Định mức do DN tự xây dựng và chịu trách nhiệm, không có bắt buộc phải thông báo cho cơ quan thuế (hồi trước thì có, bây giờ thì không). Cái gì nhà nước đã quy định thì phải đi theo, không quy định thì DN tự chịu trách nhiệm trước định mức xây dựng đó, cơ quan thuế khi kiểm tra thuế phát hiện sai thì loại trừ và phạt.

To bác già gân: chiều nay mấy giờ thế bác?;;;;;;;;;;;

Mức tiêu hao hợp lý nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh do cơ sở kinh doanh tự xây dựng. Mức tiêu hao hợp lý được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm. Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành. Trường hợp cơ sở kinh doanh không xây dựng mức tiêu hao hợp lý thì mức tiêu hao được xác định căn cứ vào định mức tiêu hao của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, lĩnh vực, quy mô tương tự.

 
Đọc thêm bài viết này : Xây dựng và phân tích chi phí định mức - ThS. Nguyễn Thị Lãnh - Đại học Duy Tân

Phần 1 :
Phân tích hoạt động kinh doanh phải cố gắng lượng hoá bằng cách dựa trên những dữ liệu được thu thập ( ngành thống kê) xây dựng thành các phương trình (ngành toán học kinh tế ) để kiểm chứng tính xác thực của lý thuyết và những sai biệt do các yếu tố không nhìn thấy, không thể giải thích khác (ngành kinh tế lượng) trước khi sử dụng chúng để phân tích dự báo.

Mỗi nội dung phân tích đều có ý nghĩa đối với việc hình thành chiến lược kinh doanh lâu dài, ổn định hoặc xác lập các giải pháp trước mắt của doanh nghiệp. Kết quả phân tích là cơ sở cho các quyết định quản trị trong từng giai đoạn kinh doanh, hoặc trong chiến lược dài hạn.


Để kết quả phân tích có giá trị, các nhân tố cần được cố gắng định lượng trong khả năng có thể. Chính những thông tin lượng hoá đó mới đúng nghĩa là “ hệ thống thông tin hữu ích của kế toán, cơ sở của các quyết định quản trị và chỉ có điều này mới làm cho phân tích hoạt động kinh doanh trở nên thuyết phục và sẽ là hoạt động thường xuyên được quan tâm tại doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp, việc xây dựng định mức chi phí và phân tích định mức chi phí vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bài viết này xin đưa ra cách xây dựng định mức chi phí và phân tích các định mức đó.

Trước hết phải hiểu chi phí định mức là gì. Đó là chi phí dự tính để sản xuất một sản phẩm hay thực hiện một dịch vụ cho khách hàng

Công dụng của chi phí định mức

1. Là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán hoạt động vì muốn lập dự toán chi phí nguyên vật liệu phải có định mức nguyên vật liệu, chi phí nhân công phải có định mức số giờ công
2. Giúp cho các nhà quản lý kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì chi phí định mức là tiêu chuẩn, cơ sở để đánh giá
3. Góp phần thông tin kịp thời cho các nhà quản lý ra quyết định hàng ngày như định giá bán sản phẩm, chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng, phân tích khả năng sinh lời
4. Gắn liền trách nhiệm của công nhân đối với việc sử dụng nguyên vật liệu sao cho tiết kiệm

Nguyên tắc xây dựng định mức tiêu chuẩn:


Quá trình xây dựng định mức tiêu chuẩn là một công việc có tính nghệ thuật hơn là khoa học. Nó kết hợp giữa suy nghĩ với tài năng chuyên môn của tất cả những người có trách nhiệm với giá và chất lượng sản phẩm. Trước hết phải xem xét một các nghiêm túc toàn bộ kết quả đã đạt được. Trên cơ sở đó kết hợp với những thay đổi về điều kiện kinh tế, về đặc điểm giữa cung và cầu, về kỹ thuật để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp

Phương pháp xác định chi phí định mức :

* Phương pháp kỹ thuật: phương pháp này đòi hỏi sự kết hợp của các chuyên gia kỹ thuật để nghiên cứu thời gian thao tác công việc nhằm mục đích xác định lượng nguyên vật liệu và lao động hao phí cần thiết để sản xuất sản phẩm trong điều kiện về công nghệ, khả năng quản lý và nguồn nhân lực hiện có tại doanh nghiệp


* Phương pháp phân tích số liệu lịch sử: Xem lại giá thành đạt được ở những kỳ trước như thế nào, tuy nhiên phải xem lại kỳ này có gì thay đổi và phải xem xét những chi phí phát sinh các kỳ trước đã phù hợp hay chưa, nếu không hợp lý, hợp lệ thì bỏ hay xây dựng lại.


* Phương pháp điều chỉnh: Điều chỉnh chi phí định mức cho phù hợp với điều kiện hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp


Xây dựng định mức cho các loại chi phí sản xuất


- Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:


Về mặt lượng nguyên vật liệu : Lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm, có cho phép những hao hụt bình thường

Để sản xuất 1 sản phẩm thì định mức tiêu hao nguyên vật liệu là:

1. Nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm
2. Hao hụt cho phép
3. Lượng vật liệu tính cho sản phẩm hỏng

Về mặt giá nguyên vật liệu : Phản ánh giá cuối cùng của một đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán. Định mức về giá nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm là:

- Giá mua ( trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán )

- Chi phí thu mua nguyên vật liệu

Như vậy ta có:

Định mức về chi phí NVL = Định mức về lượng * định mức về giá

- Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp:


Định mức về giá một đơn vị thời gian lao động trực tiếp: bao gồm không chỉ mức lượng căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp lương, BHXH,BHYT,KPCĐ của lao động trực tiếp. Định mức giá 1 giờ công lao động trực tiếp ở một phân xưởng như sau:

- Mức lương căn bản một giờ
- BHXH,

Định mức về lượng thời gian cho phép để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm. Có thể được xác định bằng 2 cách:

1. Phương pháp kỹ thuật: chia công việc theo nhiều công đoạn rồi kết hợp với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật để định thời gian chuẩn cho từng công việc
2. Phương pháp bấm giờ

Về lượng thời gian để sản xuất 1 sản phẩm được xác định như sau:

+ Thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm
+ Thời gian nghĩ ngơi, lau chùi máy
+ Thời gian tính cho sản phẩm hỏng

Như vậy ta có:

Định mức chi phí NCTT = Định mức lượng x Định mức giá

- Định mức chi phí sản xuất chung

*Định mức biến phí sản xuất chung

Cũng được xây dựng theo định mức giá và lượng. Định mức giá phản ánh biến phí của đơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ. Định mức lượng, ví dụ thời gian thì phản ánh số giờ của hoạt động được chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho 1 đơn vị sản phẩm

Ví dụ: Phần biến phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là 1200 đ và căn cứ được chọn để phân bổ là số giờ lao động trực tiếp (định mức về lượng thời gian trực tiếp sản xuất 1 sản phẩm) là 3.5 giờ/sp thì định mức phần biến phí sản xuất chung của sản phẩm là:

1 200đ/ giờ x 3.5 giờ/s.p = 4 200đ/s.p

*Định mức định phí sản xuất chung

Được xây dựng tương tự như ở phần biến phí. Sở dĩ tách riêng là nhằm giúp cho quá trình phân tích chi phí sản xuất chung sau này.

Ví dụ: Phần định phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là 3 200đ/giờ và căn cứ chọn phân bổ là số giờ lao động trực tiếp với 3.5 giờ/s.p, thì phần định phí sản xuất chung của 1 sản phẩm là:

3 200đ/giờ x 3.5 giờ/s.p = 11 200 đ/s.p

Vậy, đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung :

1 200đ/s.p + 3 200 đ/giờ = 4 400đ

Chi phí sản xuất chung để sản xuất 1 sản phẩm là:

4 400 đ/giờ x 3.5 giờ/s.p = 15 400 đ/s.p

Từ cách xây dựng định mức trên ta đi xây dựng phương trình hồi quy dưới dạng tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên chí phí sản xuất:

Y = ao + a1X1 + a2X2 + a3X3

Y: Chi phí sản xuất sản phẩm

X1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

X2: Chi phí nhân công trực tiếp

X3: Chi phí sản xuất chung

 
Tiếp theo

Ta đi xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên chi phí định mức về lượng và giá của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung như sau:

- Chi phí định mức nguyên vật liệu trực tiếp

Phương trình hồi quy chi phí định mức về lượng nguyên vật liệu:

G= ao +a1g1 + a2g2 + a3g3 +e

G là chi phí định mức về lượng nguyên vật liệu

g1 là lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất 1 sản phẩm

g2 là lượng nguyên vật liệu hao hụt cho phép

g3 là lượng nguyên vật liệu dùng cho sản phẩm hỏng

ao là số hạng cố định

a1 là mức tác động tới định mức lượng nguyên vật liệu khi lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị

a2 là mức tác động tới định mức lượng nguyên vật liệu khi lượng nguyên vật liệu hao hụt cho phép thay đổi 1 đơn vị

a3 là mức tác động tới định mức lượng nguyên vật liệu khi lượng nguyên vật liệu dùng cho sản phẩm hỏng thay đổi 1 đơn vị

e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác

Phương trình hồi quy chi phí định mức về giá nguyên vật liệu:

Z = ao +a1z1 + a2z2 +e

Z là chi phí định mức về giá nguyên vật liệu

z1 là giá mua ( sau khi trừ đi các khoản giảm trừ)

z2 là chi phí thu mua

ao là số hạng cố định

a1 là mức tác động tới định mức giá nguyên vật liệu khi giá mua thay đổi 1 đơn vị

a2 là mức tác động tới định mức giá nguyên vật liệu khi chi phí thu mua thay đổi 1 đơn vị

e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác

- Chi phí định mức nhân công trực tiếp

Phương trình hồi quy chi phí định mức về lượng chi phí nhân công trực tiếp:

N= ao +a1n1 + a2n2 + a3n3 +e

G là chi phí định mức về lượng nhân công trực tiếp

g1 là lượng thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm

g2 là lượng thời gian nghĩ ngơi, lau chùi máy

g3 là lượng thời gian tính cho sản phẩm hỏng

ao là số hạng cố định

a1 là mức tác động tới định mức lượng nhân công khi lượng thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị

a2 là mức tác động tới định mức lượng lượng thời gian nghĩ ngơi, lau chùi máy thay đổi 1 đơn vị

a3 là mức tác động tới định mức lượng thời gian tính cho sản phẩm hỏng thay đổi 1 đơn vị

e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác

Phương trình hồi quy chi phí định mức về giá nhân công trực tiếp:

M= ao +a1m1 + a2m2 + a3m3 +e

M là chi phí định mức về giá nhân công trực tiếp

g1 là giá mức lương căn bản giờ công trực tiếp

g2 là mức BHXH, BHYT, KPCĐ tính cho 1 sản phẩm

g3 là phụ cấp tính cho 1 sản phẩm

ao là số hạng cố định

a1 là mức tác động tới định mức giá nhân công khi mức lương căn bản dùng thay đổi 1 đơn vị

a2 là mức tác động tới định mức giá nhân công khi mức BHXH, BHYT, KPCĐ thay đổi 1 đơn vị

a3 là mức tác động tới định mức giá nhân công khi mức phụ cấp thay đổi 1 đơn vị

e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác

- Chi phí định mức sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung được phân thành biến phí và định phí

Phương trình hồi quy định mức chi phí sản xuất chung như sau:

K = ao + a1k1 + a2k2

K là định mức chi phí sản xuất chung

k1 là biến phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm

k2 là định phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm

ao là số hạng cố định

a1 là mức tác động tới định mức chi phí sản xuất chung khi biến phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị

a2 là mức tác động tới định mức chi phí sản xuất chung khi định phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị

Sau khi đã xây dựng được những phương trình toán học với mô hình hồi quy bội (hay hồi quy đa biến) ta sẽ sử dụng các kỹ thuật trong môn học kinh tế lượng để giải bài toán này. Từ đó mà việc phân tích được chính xác và chi tiết, xác định được những nhân tố trực tiếp làm ảnh hưởng đến sự biến động của chi phí, giúp nhà quản lý có nguồn thông tin chắc chắn để có giải pháp kịp thời và hiệu quả.

ThS. Nguyễn Thị Lãnh - Đại học Duy Tân


@@ tiger2774 : Tùy Bác, bác thấy giờ nào tiện thì phone cho em 1 cú. Em và ca_dafi xin được hầu bác trên mọi tầng cây số .
 
Tiếp theo




@@ tiger2774 : Tùy Bác, bác thấy giờ nào tiện thì phone cho em 1 cú. Em và ca_dafi xin được hầu bác trên mọi tầng cây số .

Xây dựng định mức nếu theo cách làm trong bài bác cũng khoa học. Còn nếu không có thời gian xây dựng thì ta vẫn có thể ước tính được qua thời gian đầu. Có thể sai số nó khoảng 10%.

To bác gân: chiều khoảng 6h bác cứ nhắn hay nhá máy cho em, nếu bận thì cu ca_dafi thay bác nhé. Lâu roài, em không có uống được 15 chai.-=09=
 
Trong thông tư 134 em thấy có đoạn dưới. Định mức do DN tự xây dựng và chịu trách nhiệm, không có bắt buộc phải thông báo cho cơ quan thuế (hồi trước thì có, bây giờ thì không). Cái gì nhà nước đã quy định thì phải đi theo, không quy định thì DN tự chịu trách nhiệm trước định mức xây dựng đó, cơ quan thuế khi kiểm tra thuế phát hiện sai thì loại trừ và phạt.
Rất cám ơn các Bác, nhưng mình vẫn thắc mắc.
Mục d cuốn này (mà xanh, khổ 19x27) là
d. So sánh với Luật thuế hiện hành, các khỏan chi phí sau được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế có một số khác biệt như sau: (p. 17)
- Về chi phí nguyên, nhiên vật liệu: doanh nghiệp xây dựng định mức tiêu hao nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế (quy định hiện hành không phải thông báo).

Vậy câu (quy định hiện hành không phải thông báo) nên hiểu thế nào. TT 134 với Luật số 14/2008/QH12 thì theo cái nào.
Hay là phần 5.4 trong link sau:
http://news.vibonline.com.vn/Home/ttchinhsach/2008/11/3262.aspx
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Rất cám ơn các Bác, nhưng mình vẫn thắc mắc.
Mục d cuốn này (mà xanh, khổ 19x27) là
d. So sánh với Luật thuế hiện hành, các khỏan chi phí sau được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế có một số khác biệt như sau: (p. 17)
- Về chi phí nguyên, nhiên vật liệu: doanh nghiệp xây dựng định mức tiêu hao nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế (quy định hiện hành không phải thông báo).

Vậy câu (quy định hiện hành không phải thông báo) nên hiểu thế nào. TT 134 với Luật số 14/2008/QH12 thì theo cái nào.
Hay là phần 5.4 trong link sau:
http://news.vibonline.com.vn/Home/ttchinhsach/2008/11/3262.aspx

Cái này chờ thông tư hướng dẫn bạn hiền ơi vì chỉ mới có nghị định thui. TT134 lạc hậu rùi, sẽ bị bãi bỏ 1 số phần trái với luật số 14/2008/QH12.
Trong luật tại chương 2 điều 9 khoàn.e có nói phải thông báo cho cơ quan thuế nhưng trong nghị định ND 124.2008.CP Hdan_thi_hanh_luat_thue_TNDN thì không nêu điểm này, đành phải chờ thông tư thui.
Nhưng lưu ý là luật có hiệu lực từ 01/01/2009 nên chắc chắn thông tư sẽ không thể trái luật được (TT134 đương nhiên mất hiệu lực), nên làm thông báo gửi đến cơ quan thuế trong tháng 01/2009 là tốt nhất.

Vài dòng gửi bạn.
Thân.
 
nghi đinh 124/2008/NĐ-CP ngay 11.12.2008

Em gởi các bác nghị định 124/2008/NĐ-CP để tham khảo
 

File đính kèm

Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom