Xung quannh CV 353/TCT-CS ngày 29/01/2010 của Tổng Cục Thuế h/dẫn q/ toán thuế TNDN (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Hãy giúp em làm rõ các vấn đề Công văn 353/TCT-CS ngày 29/01/2010 của Tổng Cục Thuế hướng dẫn quyết toán thuế TNDN năm 2009

Hiểu thế nào về Thu nhập (TN) chịu thuế? TN khác? (Xin phép được viết tắt bởi 2 từ Thu nhập (TN) - Lý do để đủ số ký tự bài viết theo qui định của diễn đàn)

Qui định hướng dẫn tại công văn trên:

Mã:
[B][COLOR="DarkRed"]TN chịu thuế= (Doanh thu - Chi phí được trừ) + Các khoản TN khác[/COLOR][/B]

TN từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng TN của từng hoạt động tương ứng với mức thuế suất áp dụng cho hoạt động đó.
TN khác là các khoản TN chịu thuế trong kỳ tính thuế quy định tại mục V Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC. TN khác áp dụng thuế suất phổ thông (25%), không được áp dụng thuế suất ưu đãi.

Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008
V. THU NHẬP KHÁC
TN khác là các khoản TN chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản TN này không thuộc các ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh có trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. TN khác bao gồm các khoản TN sau:
1. TN từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán theo hướng dẫn tại Phần E Thông tư này.
2. TN từ chuyển nhượng bất động sản theo hướng dẫn tại Phần G Thông tư này.
3. TN từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bao gồm cả tiền thu về bản quyền dưới mọi hình thức trả cho quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu về quyền sở hữu trí tuệ; TN từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật. Cho thuê tài sản dưới mọi hình thức.
TN từ tiền bản quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ được xác định bằng tổng số tiền thu được trừ (-) giá vốn hoặc chi phí tạo ra quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ được chuyển giao, trừ (-) chi phí duy trì, nâng cấp, phát triển quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ được chuyển giao và các khoản chi được trừ khác.
TN về cho thuê tài sản được xác định bằng doanh thu từ hoạt động cho thuê trừ (-) các khoản chi: chi phí khấu hao, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, chi phí thuê tài sản để cho thuê lại (nếu có) và các chi được trừ khác có liên quan đến việc cho thuê tài sản.
4. TN từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ có giá khác. Khoản TN này được xác định bằng (=) doanh thu thu được do chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý ghi trên sổ sách kế toán tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản.
5. TN từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn bao gồm: lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn.
6. TN từ kinh doanh ngoại tệ; Lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh (không bao gồm lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh).
TN từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ bằng tổng số tiền thu từ bán ngoại tệ trừ (-) tổng giá mua của số lượng ngoại tệ bán ra.
7. Hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ khó đòi và hoàn nhập khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã trích nhưng hết thời gian trích lập không sử dụng hoặc sử dụng không hết.
8. Khoản nợ khó đòi đã xoá nay đòi được.
9. Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.
10. TN từ hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót do doanh nghiệp phát hiện ra.
11. Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi đã trừ khoản bị phạt, bị trả bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.
12. Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, để điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, trừ trường hợp đánh giá tài sản cố định khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
- Đối với tài sản cố định được đánh giá lại khi góp vốn, là chênh lệch giữa giá đánh giá lại trừ đi giá trị còn lại của tài sản cố định và được phân bổ theo số năm còn được trích khấu hao của tài sản cố định tại doanh nghiệp nhận vốn góp;
- Đối với tài sản cố định được điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (trừ trường hợp chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần) là phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại với giá trị còn lại của tài sản cố định ghi trên sổ sách kế toán.
- Đối với tài sản không phải là tài sản cố định là phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại với giá trị ghi trên sổ sách kế toán.
13. Quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật; TN nhận được bằng tiền, bằng hiện vật từ khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, thưởng khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác.
14. Tiền đền bù về tài sản cố định trên đất và tiền hỗ trợ di dời sau khi trừ các khoản chi phí liên quan như chi phí di dời (chi phí vận chuyển, lắp đặt), giá trị còn lại của tài sản cố định và các chi phí khác (nếu có). Riêng tiền đền bù về tài sản cố định trên đất và tiền hỗ trợ di dời của các doanh nghiệp di chuyển địa điểm theo quy hoạch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà giá trị của các khoản hỗ trợ, đền bù sau khi trừ các chi phí liên quan (nếu có) thì phần còn lại doanh nghiệp sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan.
15. Các khoản TN liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ không tính trong doanh thu như: thưởng giải phóng tàu nhanh, tiền thưởng phục vụ trong ngành ăn uống, khách sạn sau khi đã trừ các khoản chi phí để tạo ra khoản TN đó.
16. TN về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí thu hồi và chi phí tiêu thụ.
17. Các khoản TN từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước được chia từ TN trước khi nộp thuế TN doanh nghiệp.
18. TN nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài.
Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có TN từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nước ngoài, thực hiện kê khai và nộp thuế TN doanh nghiệp theo qui định của Luật thuế TN doanh nghiệp hiện hành của Việt nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế TN theo qui định của nước doanh nghiệp đầu tư. Mức thuế suất thuế TN doanh nghiệp để tính và kê khai thuế đối với các khoản TN từ nước ngoài là 25%, không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh nghiệp Việt nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật thuế TN doanh nghiệp hiện hành.
Cơ quan thuế có quyền ấn định TN chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với các trường hợp vi phạm qui định về kê khai, nộp thuế.
Trường hợp khoản TN từ dự án đầu tư tại nước ngoài đã chịu thuế TN doanh nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế TN doanh nghiệp) ở nước ngoài, khi tính thuế TN doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần), nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế TN tính theo qui định của Luật thuế TN doanh nghiệp của Việt Nam. Số thuế TN doanh nghiệp Việt nam đầu tư ra nước ngoài được miễn, giảm đối với phần lợi nhuận được hưởng từ dự án đầu tư ở nước ngoài theo luật pháp của nước doanh nghiệp đầu tư cũng được trừ khi xác định số thuế TN doanh nghiệp phải nộp tại Việt nam.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp Việt Nam A có một khoản TN 800 triệu đồng từ dự án đầu tư tại nước ngoài. Khoản TN này là TN sau khi đã nộp thuế TN theo Luật của nước doanh nghiệp đầu tư. Số thuế TN phải nộp tính theo quy định của Luật thuế TN doanh nghiệp của nước doanh nghiệp đầu tư là 200 triệu đồng. Số thuế TNDN sau khi được giảm 50% theo qui định của Luật thuế TN doanh nghiệp của nước doanh nghiệp đầu tư là 100 triệu đồng.
Phần TN từ dự án đầu tư ở nước ngoài phải tính thuế TN theo qui định của Luật thuế TN doanh nghiệp của Việt Nam như sau:
[(800 triệu đồng + 200 triệu đồng) x 25%] = 250 triệu đồng
Số thuế TN doanh nghiệp còn phải nộp (sau khi đã trừ số thuế đã nộp tại nước doanh nghiệp đầu tư) là:
250 triệu đồng - 200 triệu đồng = 50 triệu đồng
Ví dụ 2: Doanh nghiệp Việt Nam A có khoản TN 660 triệu đồng từ dự án đầu tư tại nước ngoài. Khoản TN này là TN còn lại sau khi đã nộp thuế TN tại nước doanh nghiệp đầu tư. Số thuế TN doanh nghiệp đã nộp theo qui định của nước doanh nghiệp đầu tư là 340 triệu đồng.
Phần TN từ dự án đầu tư tại nước ngoài của doanh nghiệp phải kê khai và nộp thuế TN theo qui định của Luật thuế TN doanh nghiệp của Việt Nam như sau:
[(660 triệu đồng + 340 triệu đồng) x 25%] = 250 triệu đồng
Doanh nghiệp Việt Nam A chỉ được trừ số thuế đã nộp ở nước doanh nghiệp đầu tư tương đương với số thuế tính theo Luật thuế TN doanh nghiệp của Việt Nam là 250 triệu đồng. Số thuế đã nộp tại nước doanh nghiệp đầu tư vượt quá số thuế tính theo Luật thuế TN doanh nghiệp của Việt Nam là 90 triệu Đồng (340 - 250 = 90) không được trừ vào số thuế phải nộp khi kê khai và nộp thuế TN doanh nghiệp tại Việt Nam.
Hồ sơ đính kèm khi kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với khoản TN từ dự án đầu tư tại nước ngoài bao gồm:
- Văn bản của doanh nghiệp về việc phân chia lợi nhuận của dự án đầu tư tại nước ngoài.
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận.
- Tờ khai thuế TN của doanh nghiệp thuộc dự án đầu tư tại nước ngoài (bản sao có xác nhận của đại diện có thẩm quyền của dự án đầu tư tại nước ngoài);
- Biên bản quyết toán thuế đối với doanh nghiệp (nếu có);
- Xác nhận số thuế đã nộp tại nước ngoài hoặc chứng từ chứng minh số thuế đã nộp ở nước ngoài.
Trường hợp dự án đầu tư tại nước ngoài chưa phát sinh TN chịu thuế (hoặc đang phát sinh lỗ), khi kê khai quyết toán thuế TN doanh nghiệp hàng năm, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chỉ phải nộp Báo cáo tài chính có xác nhận của cơ quan kiểm toán độc lập hoặc của cơ quan có thẩm quyền của nước doanh nghiệp đầu tư và Tờ khai thuế TN của dự án đầu tư tại nước ngoài (bản sao có xác nhận của đại diện có thẩm quyền của dự án đầu tư tại nước ngoài). Số lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ở nước ngoài không được trừ vào số TN phát sinh của doanh nghiệp trong nước khi tính thuế TN doanh nghiệp.
Khoản TN từ dự án đầu tư tại nước ngoài được kê khai vào quyết toán thuế TN doanh nghiệp của năm tiếp sau năm tài chính phát sinh khoản TN tại nước ngoài hoặc kê khai vào quyết toán thuế TN doanh nghiệp của năm tài chính cùng với năm phát sinh khoản TN tại nước ngoài nếu doanh nghiệp có đủ cơ sở và chứng từ xác định được số TN và số thuế TN đã nộp của dự án đầu tư tại nước ngoài.
Ví dụ 3: Doanh nghiệp Việt Nam A có TN từ dự án đầu tư tại nước ngoài trong năm tài chính 2009. Doanh nghiệp Việt Nam A phải kê khai khoản TN nói trên vào Tờ khai quyết toán thuế TN của năm tài chính 2009 hoặc năm 2010 theo qui định của Luật thuế TN doanh nghiệp của Việt Nam.
Đối với khoản TN từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án đầu tư tại nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam, doanh nghiệp Việt nam đầu tư ra nước ngoài kê khai và nộp thuế theo qui định tại Hiệp định.
19. Các khoản thu nhập nhận được bằng tiền hoặc hiện vật từ các nguồn tài trợ trừ khoản tài trợ nêu tại Khoản 7 Mục VI Phần này.
20. Các khoản TN khác theo quy định của pháp luật.​


VI - TN khác.
Các khoản TN khác được quy định tại Mục V Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC. Một số khoản TN khác lưu ý thêm như sau:
- Theo quy định tại Thông tư số 177/2009/TT-BTC ngày 10/9/2009 của Bộ Tài chính thì: Doanh nghiệp có các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ thì các khoản lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính tính vào TN khác khi xác định TN chịu thuế TN doanh nghiệp trong kỳ.

- Khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng kinh tế doanh nghiệp nhận được được tính vào TN khác. Trường hợp doanh nghiệp có cả khoản thu về phạt vi phạm hợp đồng kinh tế và chi về phạt vi phạm hợp đồng kinh tế thì khoản chênh lệch giữa thu về tiền phạt và chi về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế tính vào TN khác khi xác định TN chịu thuế.
Trường hợp doanh nghiệp chỉ có khoản chi về tiền tiền phạt, tiền bồi thường vi phạm hợp đồng kinh tế thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 14 mục V nêu trên.
- Khoản thu về lãi tiền gửi ngân hàng, lãi trả chậm tính vào TN khác khi xác định TN chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có chi các khoản trả lãi tiền gửi ngân hàng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì khoản chi này sẽ tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và hoàn nhập khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã trích nhưng hết thời gian trích lập không sử dụng hoặc sử dụng không hết tính vào TN khác khi xác định TN chịu thuế.
- Các khoản TN nhận được bằng tiền hoặc hiện vật từ các nguồn tài trợ tính vào TN khác khi xác định TN chịu thuế.
Trường hợp tổ chức nhận tài trợ có nhận được khoản tài trợ để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam thì khoản TN này là khoản TN miễn thuế và được trừ khi xác định TN tính thuế TNDN.

Hãy giúp em làm rõ các điểm mà em tô màu nâu.
1- Tại sao lãi tiền gởi ngân hàng không được bù trừ với các khoản phát sinh như tiền vay,...gọi chung chi phí tài chính. Mà phải chịu thuế khoản lãi tiền gởi này.
2.- Nhiều DN còn được hưởng chế độ ưu đãi đầu tư,không lẻ khoản tiền lãi này buộc phải chịu TN chịu thuế.

Vài ý kiến trao đổi, mong được trợ giúp. Và còn nhiều khoản mục trong công văn 353/TCT-CS ngày 29/01/2010 của Tổng Cục Thuế hướng dẫn quyết toán thuế TNDN năm 2009 cần phải nghiên cứu, phân tích và làm rõ thêm để thực hiện cho đúng theo luật thuế TNDN
 
Em cũng xin mạn phép hỏi là:
- Doanh thu TC (Trường hợp này) là lãi tiền gởi. Không chịu quay vòng, đem tiền gởi lấy lãi.
- Vậy chi phí tài chính của lãi tiền gởi này là gì. Nó hoàn toàn khác lãi vay, lãi vay là phục vụ sản xuất kinh doanh.
Từ đó =>
TN chịu thuế = Lãi tiền gởi - 0 (CP không có)
Vậy tính là TN khác => không miễn giảm hay ưu đãi.
Chớ nếu bình thường thì ra CV 353 nói về TN khác làm gì.
 
Em nhức đầu quá, uống hơn 1 vỉ Panadol rồi vẫn chưa thông ở các điểm của công văn này

Theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành có quy định nguyên tắc xác định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và quy định 31 khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Như vậy các đơn vị căn cứ vào quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật để xác định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và một số khoản chi cụ thể cần lưu ý thêm như sau:
.....
.....
.....

7. Chi phí trả lãi tiền vay:

Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ đối với: Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.
Ví dụ: DN A đăng ký vốn điều lệ là 90 tỷ đồng và trong điều lệ của DN A có quy định là sẽ góp đủ vốn điều lệ là 90 tỷ đồng trong một thời hạn nhất định (3 năm, mỗi năm là 30 tỷ đồng). Như vậy hàng năm DN A có góp đủ mức vốn điều lệ theo tiến độ góp vốn đã đăng ký là 30 tỷ đồng và DNA có phát sinh khoản chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh thì khoản chi trả lãi tiền vay này có đầy đủ hoá đơn chứng từ và không vượt mức khống chế sẽ được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.
Cũng ví dụ nêu trên nhưng hàng năm DN A chưa góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo tiến độ góp vốn ghi tại điều lệ của DN nếu DN có phát sinh khoản chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh thì khoản chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ góp theo tiến độ đăng ký còn thiếu không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.​

Hãy giúp em vượt mau khỏi bế tắc và sớm ngộ ra chân lý này.
Làm kế toán mà không chi tiết đến khi lập tờ khai thuế TNDN chỉ có nước toi mạng!!!
 
Bác có Panadol biệt dược thì viện trợ chúng em với, đọc xong mà giờ chân em vẫn chưa chạm đất.
 
Em cũng xin mạn phép hỏi là:
- Doanh thu TC (Trường hợp này) là lãi tiền gởi. Không chịu quay vòng, đem tiền gởi lấy lãi.
- Vậy chi phí tài chính của lãi tiền gởi này là gì. Nó hoàn toàn khác lãi vay, lãi vay là phục vụ sản xuất kinh doanh.
Từ đó =>
TN chịu thuế = Lãi tiền gởi - 0 (CP không có)
Vậy tính là TN khác => không miễn giảm hay ưu đãi.
Chớ nếu bình thường thì ra CV 353 nói về TN khác làm gì.

Vấn đề là cái lãi đó có được offset với cái lỗ của hoạt động kinh doanh không? Chỗ này mới quan trọng!
 
Em nhức đầu quá, uống hơn 1 vỉ Panadol rồi vẫn chưa thông ở các điểm của công văn này
7. Chi phí trả lãi tiền vay:
Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ đối với: Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.Ví dụ: DN A đăng ký vốn điều lệ là 90 tỷ đồng và trong điều lệ của DN A có quy định là sẽ góp đủ vốn điều lệ là 90 tỷ đồng trong một thời hạn nhất định (3 năm, mỗi năm là 30 tỷ đồng). Như vậy hàng năm DN A có góp đủ mức vốn điều lệ theo tiến độ góp vốn đã đăng ký là 30 tỷ đồng và DNA có phát sinh khoản chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh thì khoản chi trả lãi tiền vay này có đầy đủ hoá đơn chứng từ và không vượt mức khống chế sẽ được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.
Cũng ví dụ nêu trên nhưng hàng năm DN A chưa góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo tiến độ góp vốn ghi tại điều lệ của DN nếu DN có phát sinh khoản chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh thì khoản chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ góp theo tiến độ đăng ký còn thiếu không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hãy giúp em vượt mau khỏi bế tắc và sớm ngộ ra chân lý này.
Vấn đề này bình thường mà bác! Ta có thể chia làm 2 ý:
1. Doanh nghiệp (DN) đã góp vốn đủ và có khoản vay từ cá nhân, tổ chức khác (Không phải là tổ chức tín dụng/kinh tế: Ngân hàng, Tổ chức tín dụng được nhà nước cho phép hoạt động) vượt 150% lãi suất cơ bản của NHNN.
Ví dụ: Em mở cty, vay của bác KTGG 10 tỷ lãi suất 5%/tháng, trong khi lãi suất cơ bản do NHNN quy định là 1%/tháng.
Như vậy phần lãi vay được trừ khi tính thu nhập chịu thuế là : 10 tỷ x 1%/tháng x 150% = 10 tỷ x 1,5%/tháng
Phần không được trừ (vượt quy định) phải loại ra là: 10 tỷ x (5%-1,5%) = 10 tỷ x 3,5%/tháng

- Quy định này mục đích để tránh việc các doanh nghiệp né thuế TNDN bằng cách tăng chi phí lãi vay từ những nguồn vay mà Nhà nước không kiểm soát. (ví dụ: anh mở cty, em cho vay tiền, lãi thực tế ghi nhận là 5%, nhưng thỏa thuận ngầm giữa anh và em chỉ có 2% thôi, rốt cục tiền vẫn trong túi của anh, trong khi doanh nghiệp thì lỗ --> đây cũng là 1 hình thức chuyển lợi nhuận).


2. DN chưa góp vốn đủ và phát sinh khoản vay. Ví dụ:
DN đăng ký vốn điều lệ là 100 tỷ nhưng mới góp vốn được 80 tỷ.
Sau đó DN đi vay ngân hàng 50 tỷ lãi suất 0.5%/tháng.
Quan điểm như sau: Nếu DN góp vốn đủ, nghĩa là góp đủ 100 tỷ thì sẽ chỉ phát sinh nhu cầu vay là 30 tỷ mà thôi. Như vậy phần lãi phát sinh của 20 tỷ đó là không hợp lý bởi lý do nêu trên.
Cho nên nếu lãi phát sinh là 50 tỷ x 0.5%/tháng thì phải loại ra phần chi phí lãi vay không phù hợp là 20 tỷ x 0.5%/tháng.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom