Xử lý bán TSCĐ như thế nào? (1 người xem)

  • Thread starter Thread starter ThuNghi
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

ThuNghi

Hãy cho rồi sẽ nhận!
Thành viên đã mất
Tham gia
16/8/06
Bài viết
3,808
Được thích
4,449
Công ty tôi có mua 1 xe cẩu làm tài sản cố định, nguyên giá: 1.000.000.000đ
Đã khấu hao hết 30% => Giá trị còn lại: 700.000.000 đ.
Do công ty không còn như cầu nên quyết định thanh lý TSCĐ trên với giá: 500.000.000 đ
Với giá trên, cty không thể bán được. Nay có KH cần mua rời 4 lốp xe: 100tr, động cơ: 150 tr,...
Vậy tôi nên xử lý vấn đề này thế nào?
Xin cám ơn!
 
Kính Thầy,

Giá trị còn lại là 700 triệu, dự kiến thanh lý là 500 triệu mà vẫn không có người mua.
Người mua cắt cớ mua từng bộ phận riêng lẻ (4 lốp xe: 100tr, động cơ: 150 tr,...)

Vậy Thầy xem còn ai mua nữa không : tay lái, bàn đạp phanh, bóng đèn pha, kèn,... gọi chung là phụ tùng riêng lẻ thì Thầy làm thanh lý luôn 1 lúc.

Trường hợp người mua, Thầy không tìm ra được thì Thầy có thể rao bán trên mạng chứ thời gian nào để thanh lý chiếc xe từng bộ phận riêng lẻ như thế.

Đây là ý kiến cá nhân của em, còn tài sản của Thầy thì tùy Thầy chọn phương án nào để giải quyết tối ưu nhất.

Và nếu mọi người mua hết các bộ phận riêng lẻ còn dàn khung xe, Thầy không biết chỗ tống đi. Vui lòng nhớ phone cho em, em có hướng xử lý dàn khung xe này. (Cũng kiếm được vài ve lai rai) .

Kính chúc Thầy mua mau bán đắt.
 
Kính Thầy,

Giá trị còn lại là 700 triệu, dự kiến thanh lý là 500 triệu mà vẫn không có người mua.
Người mua cắt cớ mua từng bộ phận riêng lẻ (4 lốp xe: 100tr, động cơ: 150 tr,...)

Vậy Thầy xem còn ai mua nữa không : tay lái, bàn đạp phanh, bóng đèn pha, kèn,... gọi chung là phụ tùng riêng lẻ thì Thầy làm thanh lý luôn 1 lúc.

Trường hợp người mua, Thầy không tìm ra được thì Thầy có thể rao bán trên mạng chứ thời gian nào để thanh lý chiếc xe từng bộ phận riêng lẻ như thế.

Đây là ý kiến cá nhân của em, còn tài sản của Thầy thì tùy Thầy chọn phương án nào để giải quyết tối ưu nhất.

Và nếu mọi người mua hết các bộ phận riêng lẻ còn dàn khung xe, Thầy không biết chỗ tống đi. Vui lòng nhớ phone cho em, em có hướng xử lý dàn khung xe này. (Cũng kiếm được vài ve lai rai) .

Kính chúc Thầy mua mau bán đắt.
Còn lại là bán ký Bác à. Vấn đề này thì hạch tóan thế nào. Nhờ Bác chỉ giúp luôn, cần những mẫu biểu gì. Em thì đăng ký mua mấy cái ghế nệm về tiếp khách.
 
Thương cho cô bé Thùy An bị Thầy ThuNghi gọi bằng bác rồi, đúng là bà già bán chuối tại thành phố Đà Lạt lâu lâu vào mạng bị Thầy ThuNghi

Kình mời Thầy ThuNghi xem qua các bút toán dưới đây :

Kế toán thu nhập khác phát sinh từ nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

1.1. Phản ánh các khoản thu nhập về thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Số thu nhập chưa Có thuế GTGT)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).​

1.2. Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 141, 331,. . . (Tổng giá thanh toán).​

Đồng thời ghi giảm nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)​


Hồ sơ gồm có :

  1. Biên bản họp hội đồng quản trị về việc thanh lý TSCĐ
  2. Quyết định thanh lý TSCĐ
  3. Biên bản thanh lý TSCĐ (Trường hợp là cty TNHH hoặc doanh nghiệp tư nhân; không nhất thiết cần có mục 1. Mục 3 này có thể thay cho mục 1. Riêng mục 1, phần đông áp dụng cho các công ty có vốn Nhà nước)
  4. Hợp đồng bán TSCĐ
  5. Hóa đơn bán TSCĐ

Bác lưu ý thêm cho em 1 điều,

Thông tư 04/2007/TT-BTM ngày 04/04/2007 của Bộ Thương mại về việc hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại NĐ số 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư


Trích thông tư 04/2007/TT-BTM ngày 04/04/2007
4. Thanh lý hàng nhập khẩu

a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thanh lý hàng hoá nhập khẩu bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên liệu, vật tư và các hàng hoá nhập khẩu khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo các hình thức: xuất khẩu, nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng, tiêu hủy.

b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện thanh lý bao gồm:
- Vật tư, thiết bị dôi dư sau khi hoàn thành xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp;
- Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên vật liệu và các hàng hoá khác khi doanh nghiệp vẫn đang hoạt động;
- Tài sản của doanh nghiệp sau khi giải thể, chấm dứt hoạt động.

c) Điều kiện thanh lý hàng nhập khẩu:
Hàng nhập khẩu chỉ được thanh lý khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển:
+ Hết thời gian khấu hao;
+ Bị hư hỏng;
+ Để thu hẹp quy mô sản xuất hoặc thay đổi mục tiêu hoạt động;
+ Để thay thế máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển mới.
- Đối với nguyên vật liệu và các hàng hoá khác:
+ Dư thừa, tồn kho;
+ Không đảm bảo chất lượng;
+ Không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
Thưa thầy, em chưa biết về thầy nhưng em cũng gọi là thầy, vì nhiều lần em cũng đã post cám ơn thầy trong các topic của thầy, " nửa chữ cũng là thầy".
Vấn đề thanh lý của thầy thì thầy hạch toán bình thường như bác Kế toán già gân trích. Chỉ có đặc điểm là các món linh tinh ko ai mua, có thể mang vứt đi (811), hoặc bán ve chai thì thêm được chút đỉnh (711), lúc trước cty em có thanh lý máy móc, cũng tháo rời ra bán, có món có người mua, có mòn người ta ko mua, cty em mang vứt đi hết, phần giá trị đó đi vào 811, Thuế & Kiểm toán chấp nhận. các biên bản thanh lý kèm theo phải có đầy đủ.

chúc thầy vui
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom