Tại sao để khấu trừ thuế VAT lại bắt buộc thanh toán quan NH (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Dauthivan

Thành viên tiêu biểu
Tham gia
15/8/08
Bài viết
565
Được thích
327
Theo điểm b, khoản 2, Điều 12 của Luật thuế giá trị gia tăng điều kiện để được khấu trừ thuế:
[Trích nguyên văn: Có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng đối với dịch vụ, hàng hoá mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20 triệu]
Mình không phải là dân kinh tế chuyên nghiệp nên mình chưa hiểu tại sao bắt buộc phải thanh toán qua NH. Mong được các bạn chỉ bảo
 
Xin chia sẻ với bạn như sau:

1. Trước tiên, đây là luật. Mà là luật thì mọi công dân và tổ chức phải tuân theo.
2. Cơ sở tại sao phải thanh toán qua ngân hàng. Theo mình nghĩ, việc thanh toán qua ngân hàng thể hiện khách quan quan hệ mua bán của hai bên. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng là bằng chứng có việc trao đổi hàng - tiền và thanh toán. Như vậy sẽ làm giảm bớt gánh nặng cho cơ quan thuế khi phải xác minh hóa đơn bán hàng. Có những trường hợp doanh nghiệp đã bỏ trốn hoặc không còn tồn tại nhưng chưa thanh lý hóa đơn với cơ quan thuế, các hóa đơn này được cung cấp trái luật (Nếu thanh toán bằng tiền mặt thì đâu biết có phải đúng là đơn vị bán đâu -- Chưa kể việc bắt tay nhau mua hóa đơn nữa). Người mua dùng hóa đơn đó để khấu trừ/hoàn thuế GTGT trong khi, thuế GTGT đầu ra của đơn vị phát hành hóa đơn không được nộp vào NSNN. Như vậy, nhà nước bị lỗ nếu phải chấp nhận khấu trừ / hoàn thuế cho đơn vị mua. Nếu không, phải xác minh xem hóa đơn đó thực sự hay không. Còn việc ấn định 20 triệu là dựa vào cơ sở thực tế người Việt Nam chưa quen thanh toán tất cả qua ngân hàng. Ấn định mức 20 triệu chỉ nhằm hạn chế các giao dịch lớn bị xuất hóa đơn trái luật.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Vì làm gì ít ai nói cụ thể để làm gì, nên luật này cũng không cụ thể vấn đề này. Theo chủ quan của mình nó có 1 số vấn đề sau:

-Ngăn chặn thói quen thanh toán bằng tiền mặt, gây ra nhu cầu tiền mặt trong lưu thông quá lớn và tiềm ẩn quá nhiều "tai nạn" trong việc thanh toán.
-Sau khi áp dụng thuế VAT tại Việt Nam xuất hiện khá nhiều việc xuất Hoá đơn lòng vòng với mục đich nào đó thực chất không thanh toán và giao hàng mà chỉ viết kèm phiếu thu tiền mặt là xong. Nó làm Doanh số bán hàng ảo tăng cao, cơ quan thuế không kiểm soát được việc phát sinh thuế trên toàn quốc. Đặc biệt, ngăn chặn hiện tượng DN mua bán hoá đơn khống kiếm lời.

Ngoài ra, là các lý do như Luật đã đề cập và các bạn đã nêu.
 
Vì làm gì ít ai nói cụ thể để làm gì, nên luật này cũng không cụ thể vấn đề này. Theo chủ quan của mình nó có 1 số vấn đề sau:

-Ngăn chặn thói quen thanh toán bằng tiền mặt, gây ra nhu cầu tiền mặt trong lưu thông quá lớn và tiềm ẩn quá nhiều "tai nạn" trong việc thanh toán.
-Sau khi áp dụng thuế VAT tại Việt Nam xuất hiện khá nhiều việc xuất Hoá đơn lòng vòng với mục đich nào đó thực chất không thanh toán và giao hàng mà chỉ viết kèm phiếu thu tiền mặt là xong. Nó làm Doanh số bán hàng ảo tăng cao, cơ quan thuế không kiểm soát được việc phát sinh thuế trên toàn quốc. Đặc biệt, ngăn chặn hiện tượng DN mua bán hoá đơn khống kiếm lời.

Ngoài ra, là các lý do như Luật đã đề cập và các bạn đã nêu.

Theo ý của mình đó là ý đồ của Bộ tài chính và đây là điều kiện nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, ngăn chặn mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, gian lận trong khấu trừ hoànVAT.

Bạn có thể xem thêm bài viết này :

Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc vừa được Bộ Tài chính hướng dẫn trong công văn số 10220 hướng dẫn về điều kiện chứng từ thanh toán qua ngân hàng để khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT).

Theo hướng dẫn này, những hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT). Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, như séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các hình thức thanh toán khác theo quy định.

Do vậy, các hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 20 triệu đồng trở lên chỉ có chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán; chứng từ thanh toán theo các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành hoặc không đáp ứng các điều kiện quy định nêu trên thì không được khấu trừ VAT đầu vào.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp có giá trị trên 20 triệu đồng, cơ sở kinh doanh vẫn được khấu trừ thuế, đến thời hạn thanh toán nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế VAT đầu vào.

Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên trong thời gian từ ngày 1/1/2009 đến hết ngày 31/3/2009 có chứng từ chứng minh việc nộp tiền mặt vào tài khoản bên bán hoặc có chứng từ chuyển tiền vào tài khoản bên bán được kê khai, khấu trừ thuế VAT đầu vào.


(Theo Diễn đàn Doanh nghiệp).
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom