Đóng BHXH theo hệ số lương và theo mức lương (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

chamchich

Thành viên mới
Tham gia
30/10/12
Bài viết
1
Được thích
0
Bên em là đơn vị hành chính sự nghiệp, hiện giờ có tuyển vào một số lao động và vướng mắc một số vấn đề như sau, em nhờ các anh chị giúp đỡ:
Bản hợp đồng ở cơ quan với người lao động được theo nghị đinh 44/CP. Lương hưởng theo ngạch và chế độ nâng lương như quy định của nhà nước (đại học 3 năm/lần, CĐ 2 năm/lần,...)
- Các đối tượng hợp đồng này đóng BHXH theo hệ số lương hay mức lương?
- Có văn bản nào quy định cụ thể về vấn đề đóng BHXH theo hệ số hay theo mức lương với HĐLĐ dạng này không?
- Luôn tiện, cho em hỏi sự khác nhau giữa đóng BHXH theo hệ số và theo mức lương.
Em cảm ơn rất nhiều!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bên em là đơn vị hành chính sự nghiệp, hiện giờ có tuyển vào một số lao động và vướng mắc một số vấn đề như sau, em nhờ các anh chị giúp đỡ:
Bản hợp đồng ở cơ quan với người lao động được theo nghị đinh 44/CP. Lương hưởng theo ngạch và chế độ nâng lương như quy định của nhà nước (đại học 3 năm/lần, CĐ 2 năm/lần,...)
- Các đối tượng hợp đồng này đóng BHXH theo hệ số lương hay mức lương?
- Có văn bản nào quy định cụ thể về vấn đề đóng BHXH theo hệ số hay theo mức lương với HĐLĐ dạng này không?
- Luôn tiện, cho em hỏi sự khác nhau giữa đóng BHXH theo hệ số và theo mức lương.
Em cảm ơn rất nhiều!


Vấn đề 1: Các đối tượng mà bạn nêu là đóng theo hệ số lương, (bạn thuộc cơ quan HCSN)
Điều 94. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.
3. Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.

* Cần nói thêm rằng người lao động ký HĐLĐ với cơ quan, đơn vị thuộc mục 1 trên cũng sẽ được quyền áp dụng hưởng lương theo hệ số như đối với công chức, viên chức, chứ không hẳn bắt buộc là theo mức tiền đâu (nhiều đơn vị cũng là đơn vị sự nghiệp và đã thực hiện như thế từ khi ngành BHXH ra đời).

Vấn đề 2: Không có văn bản nào quy định rõ người lao động ký HĐLĐ trong đơn vị sự nghiệp phải hưởng theo mức lương hệ số hay tiền cả, mà chỉ quy định đối tượng (cơ quan, đơn vị) nào thì được áp dụng thang bảng lương Nhà nước. Chiếu theo quy định trên thì người làm hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp cũng sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định áp dụng cho đơn vị sự nghiệp.
Nếu người đó làm hợp đồng và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thì việc được xếp theo thang bảng lương Nhà nước là lẽ đương nhiên.
Hoặc kể cả trường hợp người làm HĐLĐ hưởng lương từ kinh phí của đơn vị, vẫn có thể xếp lương theo hệ số, để nếu sau một thời gian làm HĐ, họ được tuyển dụng vào viên chức thì việc xếp lương khi tuyển dụng sẽ được liền mạch (khi xếp lương tuyển dụng, sẽ căn cứ vào thời gian đóng BHXH để xếp bậc lương).

Vấn đề 3: Việc đóng BHXH theo mức tiền hay theo hệ số sẽ có liên quan đến cách tính chế độ khi nghỉ hưu.
+ Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức bình quân tiền lương, tiền công để tính lương hưu được tính bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu nếu bắtđầu tham gia bảo hiểm xã hội trước tháng 01 năm 1995; bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trướckhi nghỉ hưu nếu bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 1995 đến tháng 12 năm 2000; bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu nếu bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian từtháng 01 năm 2001 đến tháng 12 năm 2006; bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước
khi nghỉ hưu nếu bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 01 năm 2007 trở đi;

+Nếu đóng BHXH theo mức tiền thì tính bình quân tiền lương của cả quá trình đóng BHXH-có tính đến tỷ lệ trượt giá).
+ Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểmxã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì mức bình quân tiền lương, tiền công để tính lương hưu là mức
bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Về cách xếp lương, xin hỏi là có văn bản nào hướng dẫn ngoài thông tư 25/2011/TT-BLĐTBXH không? Theo như bạn xuan.nguyen82 thì:
(khi xếp lương tuyển dụng, sẽ căn cứ vào thời gian đóng BHXH để xếp bậc lương)
Văn bản nào quy định điều này?

Vì tôi đang gặp trường hợp như sau: Công ty (áp dụng bảng lương theo nghị định 205) đang tuyển dụng một số nhân viên, trong đó có người từng làm việc ở công ty (hưởng lương theo hệ số), sau làm công ty TNHH tư nhân hưởng lương theo mức lương đã 7 năm, nay quay lại công ty làm việc thì xếp lương theo bậc nào?

Có người thì chỉ làm việc tại công ty TNHH tư nhân hưởng lương theo mức lương, đã tham gia BHXH 6 - 7 năm nay tuyển vào công ty thì có được xếp lương hơn bậc 1? Vì xếp vào bậc 1 thì quá thấp!

Xếp lương như thế nào để cơ quan BHXH chấp nhận? Vì từ đầu mình xếp lương thế nào họ cũng nhận, nhưng sau này truy lại họ bảo mình xếp lương không đúng, bắt làm lại thì khổ!

Mong các bạn hiểu biết chỉ dẫn giúp!
 
Về cách xếp lương, xin hỏi là có văn bản nào hướng dẫn ngoài thông tư 25/2011/TT-BLĐTBXH không? Theo như bạn xuan.nguyen82 thì:

Văn bản nào quy định điều này?

Vì tôi đang gặp trường hợp như sau: Công ty (áp dụng bảng lương theo nghị định 205) đang tuyển dụng một số nhân viên, trong đó có người từng làm việc ở công ty (hưởng lương theo hệ số), sau làm công ty TNHH tư nhân hưởng lương theo mức lương đã 7 năm, nay quay lại công ty làm việc thì xếp lương theo bậc nào?

Có người thì chỉ làm việc tại công ty TNHH tư nhân hưởng lương theo mức lương, đã tham gia BHXH 6 - 7 năm nay tuyển vào công ty thì có được xếp lương hơn bậc 1? Vì xếp vào bậc 1 thì quá thấp!

Xếp lương như thế nào để cơ quan BHXH chấp nhận? Vì từ đầu mình xếp lương thế nào họ cũng nhận, nhưng sau này truy lại họ bảo mình xếp lương không đúng, bắt làm lại thì khổ!

Mong các bạn hiểu biết chỉ dẫn giúp!

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 Nghị định 24/NĐ-CP thì trường hợp người được tuyển dụng vào công chức bao gồm cả thi tuyển vào công chức và tiếp nhận vào công chức không qua thi tuyển, đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc, chưa nhận trợ cấp BHXH một lần, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc được tính để làm căn cứ xếp ngạch, bậc lương phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng, thời gian công tác có đóng BHXH đứt quãng thì được cộng dồn.

Theo quy định này áp dụng vào công ty bạn, nếu nhân viên bạn tuyển trước kia làm vị trí nào? nếu tiếp tục đảm nhiệm vị trí tương tự sẽ vẫn được bảo lưu hệ số hoặc mức lương đóng bảo hiểm cũ. (khi tuyển dụng ứng viên chắc chắn phải có sự thỏa thuạn và đồng ý của người sử dụng lao động vấn đề bảo hiểm). Nếu vị trí đảm nhiệm khác với vị trí cũ họ đã từng làm thì họ phải chấp nhạn đóng với mức quy định của công ty, khi họ thay đổi công việc.

Mình cũng giải quyết cho 1 TH như vậy, trước kia bạn đó ở công ty cũ đóng BH với mức lương là 8.250.000đ. Về công ty mới mức cao nhất của họ mới chỉ là: 6.250.000đ. nhưng khi mình làm việc với cơ quan BHXH thì họ áp dụng theo quy định và có thể điều chỉnh, đăng ký lại thang bảng lương để phù hợp với doanh nghiệp, bảo lưu mức lương đã đóng BHXH cũ.

Mình vẫn giải quyết cho các trường hợp về xếp bậc lương và mức lương như vậy, và đến nay cơ quan bảo hiểm thành phố kiểm tra rà soát vẫn chấp nhận đúng Luật, chưa thấy kiến nghị gì.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom