Các khoản nộp NSNN (2 người xem)

  • Thread starter Thread starter daminhlt
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Status
Không mở trả lời sau này.

daminhlt

Thành viên hoạt động
Tham gia
22/6/07
Bài viết
119
Được thích
223
Nghề nghiệp
Accounting
Có anh chị nào nào biết chi tiet về các tài khoản nộp thuế (Loai thuế, chương, khoản,mục, tiểu mục..) Xin cho mình danh sách đó nhé. Minh rất cần. Cám cơn các anh chị nhìu.
 
Trích website của Tổng Cục hải Quan http://www.customs.gov.vn/Default.aspx?tabid=1&mid=520&ItemID=2679

Giới thiệu Mục lục ngân sách nhà nước trên website Bộ tài chính
Giao diện Module Mục lục NSNN trên website Bộ Tài chính Để thuận tiện cho các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị có liên quan đến thu, chi ngân sách trong việc sử dụng Mục lục ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đã ra văn bản số: 7412/BTC-VP ngày 16/06/2006 “V/v: đăng tải Mục lục NSNN trên trang điện tử của Bộ Tài chính"
Bạn đọc chỉ cần lựa chọn theo địa chỉ Website của Bộ Tài chính như sau:
www.mof.gov.vn
www.btc
Sẽ tham khảo toàn bộ nội dung và hướng dẫn sử dụng mục lục ngân sách nhà nước trên Website của Bộ Tài chính.
Kết cấu nội dung: Mục lục ngân sách nhà nước áp dụng cho từng năm được cập nhật, bổ sung, sửa đổi theo các văn bản của Bộ Tài chính (từ năm 2004 trở đi); các văn bản sửa đổi, bổ sung Mục lục Ngân sách nhà nước; Hướng dẫn chi tiết Mục lục Ngân sách trên Website và chức năng chuyển tải nội dung theo các phần của Mục lục Ngân sách Nhà nước.
Hướng dẫn tra cứu: Mục lục Ngân sách nhà nước dạng dữ liệu điện tử được thể hiện là Mục lục Ngân sách nhà nước hiện hành. Tuy nhiên có thể tra cứu mục lục ngân sách nhà nước của các năm trước; và chọn mục lục ngân sách nhà nước năm nào thì áp dụng cho năm đó.

Sau khi chọn Mục lục ngân sách của năm, có thể lựa chọn tiếp tuỳ theo yêu cầu:
- Danh mục chương (tìm kiếm theo chương 001 đến cuối);
- Danh mục loại - khoản ( tìm kiếm theo loại - khoản từ loại 01, khoản 01 đến loại - khoản cuối cùng);
- Danh mục mục thu (tìm kiếm theo các mục thu từ mục 001 đến mục cuối cùng);
- Danh mục mục chi (tìm kiếm theo các mục chi từ mục 100 đến mục cuối cùng).
Bộ Tài chính thông báo Quí cơ quan biết và thông báo cho các đơn vị trực thuộc để khai thác, sử dụng. Trong quá trình khai thác sử dụng, nếu có ý kiến đóng góp xin gửi bằng văn bản (hoặc thư điện tử) về bộ phận thường trực thông tin điện tử, Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính: địa chỉ support@mof.gov.vn
Việc đưa Mục lục Ngân sách nhà nước trên trang thông tin diện tử Bộ Tài chính là một quá trình minh bạch thông tin, đáp ứng tốt, nhanh yêu cầu quản lý của cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị có liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước trong việc sử dụng Mục lục ngân sách nhà nước, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính có hiệu quả của ngành Tài chính./.
N.V.T

Hoặc bạn có thể link tại đường link này http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=4221&FolderCode=72 (Website của Bộ tài Chính)

Cẩn thận khi tra khảo các chương, loại, khoản mục tiết mục, tiểu mục. Tốt nhất lần đầu bạn nên liên hệ với cơ quan thuế để được hướng dẫn cụ thể hơn.

Mỗi loại hình doanh nghiệp có loại chương khác nhau, chẳng hạn như mình là Công Ty liên doanh thì chương 152 (Các đơn vị kinh tế liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài),.....

Mã số danh mục chương 2007
(29/01/2007 10:45)

http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=4221&ItemID=40635

Tốt nhất nên liên hệ với cán bộ thuế để được hướng dẫn cụ thể hơn.
Tra cứu không khéo rồi lập giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước ghi không đúng thì mệt lắm.
 
Giới thiệu công văn 546/KBNN-TCT

Sẵn đây mình xin giới thiệu công văn này để các bạn lập chứng từ cho đúng


Trang 1

Công văn của Kho bạc Nhà nước và Tổng cục Thuế số 546/KBNN - TCT ngày 21 tháng 3 năm 2007 về việc Hướng dẫn lập chứng từ thu, nộp NSNN
Kính gửi: Kho bạc Nhà nước, Cục thuế các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương
Thực hiện Chế độ kế toán ngân sách nhà nước (NSNN) và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước (KBNN) ban hành theo Quyết định số 24/2006/QĐ-BTC ngày 06/04/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và công văn số 1122/KBNN-KT ngày 2/6/2006 của Kho bạc Nhà nước đã có một số vướng mắc về lập, luân chuyển chứng từ thu ngân sách nhà nước. Để thực hiện tốt công tác phối hợp giữa hai ngành Thuế và KBNN, đồng thời đảm bảo tính thống nhất trong việc lập, luân chuyển chứng từ thu, nộp NSNN, Kho bạc Nhà nước - Tổng cục Thuế hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:
1. Bổ sung quy định về Giấy nộp tiền vào NSNN (mẫu số C1-02/NS, C1-03/NS, C1-04/NS, C1-05/NS):
1.1. Cụm từ “Đối tượng nộp thuế”, “Đối tượng nộp tiền”, “Cơ quan quản lý thu” được hiểu như sau:
a) Đối tượng nộp thuế:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc NSNN (sau đây gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.
b) Đối tượng nộp tiền:
Là đối tượng nộp thuế; Tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thu nộp thuế theo quy định của pháp luật; hoặc tổ chức, cá nhân được đối tượng nộp thuế uỷ quyền thực hiện nộp tiền thuế vào NSNN.
c) Cơ quản quản lý thu:
Bao gồm cơ quan Thuế (Tổng cục Thuế, Cục thuế, Chi cục Thuế); cơ quan Hải quan (Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Chi cục Hải quan); cơ quan Tài chính; cơ quan KBNN và các cơ quan khác được Chính phủ cho phép hoặc được Bộ Tài chính uỷ quyền thu NSNN.
1.2. Hướng dẫn cụ thể một số nội dung, phương pháp và trách nhiệm ghi chép Giấy nộp tiền vào NSNN:
Đối tượng nộp ghi chép đầy đủ các yếu tố trên chứng từ, đồng thời ghi chi tiết, cụ thể các yếu tố như sau:
a) Dòng số CMND (số chứng minh nhân dân): Trường hợp cá nhân được uỷ quyền nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam thì phải ghi rõ số CMND của người nộp thay, còn các trường hợp khác bỏ trống không ghi số CMND.
b) Dòng “Đối tượng nộp tiền”, dòng “Đối tượng nộp thuế”, dòng “Cơ quan quản lý thu”:
- Trường hợp đối tượng nộp thuế trực tiếp nộp tiền thuế vào NSNN: Ghi đầy đủ tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) của đối tượng nộp tiền vào dòng “Đối tượng nộp tiền”; ghi rõ tên, mã số thuế của đối tượng nộp thuế vào dòng “Đối tượng nộp thuế”; đồng thời ghi rõ tên cơ quan quản lý thu vào dòng “Cơ quan quản lý thu”.
- Trường hợp đối tượng nộp tiền được uỷ quyền nộp tiền thuế vào NSNN thay cho đối tượng nộp thuế:
 
Trang 2

+ Dòng “Đối tượng nộp tiền”: Ghi đầy đủ tên tổ chức, mã số thuế, địa chỉ của tổ chức được uỷ quyền; hoặc tên cá nhân, mã số thuế (nếu có); địa chỉ của cá nhân nhận uỷ quyền.

+ Dòng “Đối tượng nộp thuế”: Ghi đầy đủ tên, mã số thuế của đối tượng nộp thuế.
+ Dòng “Cơ quan quản lý thu”: Ghi rõ tên cơ quan quản lý thu.
- Trường hợp cơ quan Thuế hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ thu nộp các khoản thu của đối tượng nộp thuế vào NSNN:
+ Dòng “Đối tượng nộp tiền”: Ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nộp tiền;
+ Dòng “Đối tượng nộp thuế”: Không ghi để trống;
+ Dòng “Cơ quan quản lý thu... mã số...”: Ghi rõ tên, mã số của cơ quan thu trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế.
Riêng trường hợp cơ quan Thuế nộp các khoản thu từ tài khoản tạm giữ (TK 921.03) vào NSNN: Ghi rõ tên, mã số thuế của đối tượng nộp thuế vào dòng “đối tượng nộp thuế”.
c) Dòng “Theo thông báo thu (hoặc tờ khai thuế) về... tháng... năm”:
Ghi rõ tên thông báo thu của cơ quan Thuế; hoặc tên tờ khai thuế, tháng, quí, năm của tờ khai thuế; hoặc quyết định truy thu thuế (trong trường hợp nộp các khoản truy thu do cơ quan thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra); quyết định phạt; quyết định thu hồi hoàn thuế giá trị gia tăng.
Trên mỗi giấy nộp tiền chỉ lập cho 1 loại thông báo thu, tờ khai thuế hoặc quyết định truy thu, quyết định phạt, quyết định thu hồi hoàn thuế giá trị gia tăng nêu trên.
d) Phần “nội dung các khoản nộp ngân sách”:
Ghi chi tiết theo từng loại thuế, mục lục ngân sách (chương, loại, khoản, mục, tiểu mục); kỳ thuế (nộp cho tháng hoặc quý, hoặc năm, nộp cho tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh hay tiền phạt); Số tiền thuế theo thông báo thu, tờ khai thuế hoặc quyết định truy thu, quyết định phạt, quyết định thu hồi hoàn thuế giá trị gia tăng tương ứng. Mỗi loại thuế được ghi trên một dòng.
e) Một số nội dung khác:
* Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt (mẫu số C1-02/NS):
Dòng “Nộp NSNN tại KBNN..., tỉnh, thành phố...”: Ghi rõ tên KBNN và tên tỉnh, thành phố nơi đối tượng nộp thuế nộp tiền thuế vào NSNN.
* Giấy nộp tiền vào NSNN bằng ngoại tệ tiền mặt (mẫu số C1-04/NS):
- Dòng “Loại ngoại tệ”: Ghi rõ loại ngoại tệ nộp NSNN;
- Dòng “Nộp vào NSNN, tài khoản số... của KBNN...” và dòng “Tại NH (KBNN)...”:
+ Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ tại Ngân hàng nơi KBNN tỉnh, thành phố mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ thì dòng “Nộp vào NSNN, tài khoản số... của KBNN...” ghi rõ số tài khoản tiền gửi của KBNN tại Ngân hàng.
+ Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ trực tiếp tại KBNN tỉnh, thành phố (nếu KBNN tỉnh, thành phố không có tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ mở tại Ngân hàng) thì dòng “Nộp vào NSNN, tài khoản số.... của KBNN...” ghi rõ số tài khoản thu NSNN (TK 741) của KBNN..., dòng tại NH (KBNN) không ghi bỏ trống.
* Giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản (mẫu số C1-03/NS):
- Dòng “Đề nghị Ngân hàng (KBNN)... trích TK số...”: Ghi rõ tên Ngân hàng hoặc KBNN phục vụ đối tượng nộp, số tài khoản của đối tượng nộp.
 
Trang 3

- Dòng “Để nộp vào NSNN, tài khoản số... của KBNN...”:
+ Trường hợp nộp thu NSNN: Ghi rõ số tài khoản thu NSNN (TK 741) của KBNN...
+ Trường hợp nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ, thu hồi hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan thuế: Thực hiện ghi chép theo hướng dẫn tại điểm 2.2 của công văn này.
- Dòng “Tại Ngân hàng (KBNN)...”: Ghi rõ tên KBNN nơi thực hiện thu NSNN.
* Giấy nộp tiền vào NSNN bằng ngoại tệ chuyển khoản (mẫu số C1-05/NS):
- Dòng “Loại ngoại tệ”: Ghi rõ loại ngoại tệ nộp NSNN.
- Dòng “Đề nghị Ngân hàng (KBNN)... trích TK số...”: Ghi rõ tên Ngân hàng (KBNN) phục vụ đối tượng nộp tiền, số tài khoản của đối tượng nộp tiền.
- Dòng “Để nộp vào NSNN, tài khoản số:... của KBNN...”: Ghi rõ số tài khoản của KBNN nơi đối tượng nộp tiền nộp thuế vào NSNN.
- Dòng “Tại Ngân hàng (KBNN)...”: Ghi rõ tên Ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản hoặc tên KBNN nơi thực hiện thu NSNN.
1.3. Hướng dẫn bổ sung về luân chuyển chứng từ kế toán đối với Giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản (mẫu số C1-03/NS):
Đối tượng nộp tiền lập 04 liên Giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản gửi đến Ngân hàng hoặc KBNN nơi đối tượng nộp tiền mở tài khoản:
- Trường hợp đối tượng nộp tiền mở tài khoản tại Ngân hàng:
+ Ngân hàng sử dụng liên 1 hạch toán trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng nộp tiền vào tài khoản thu NSNN mở tại KBNN, đồng thời chuyển liên 3 và liên 4 cho KBNN (nếu Ngân hàng sử dụng chứng từ phục hồi gửi KBNN, trên chứng từ phục hồi phải có đầy đủ nội dung của giấy nộp tiền vào NSNN); liên 2 còn lại trả đối tượng nộp tiền.
+ Nhận được 02 liên chứng từ do Ngân hàng chuyển đến, KBNN xử lý: 01 liên làm chứng từ ghi thu NSNN và lưu, 01 liên gửi cơ quan thu trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế.
+ Trường hợp tham gia thanh toán bù trừ điện tử, kế toán KBNN in 02 liên chứng từ phục hồi và xử lý: 01 liên dùng để hạch toán và lưu, 01 liên gửi cơ quan thu trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế.
+ Trường hợp đối tượng nộp tiền được uỷ quyền nộp các khoản nộp NSNN thay cho đối tượng nộp thuế, nếu đối tượng nộp thuế yêu cầu cung cấp chứng từ nộp ngân sách, đối tượng nôp tiền có trách nhiệm sao y bản chính gửi đối tượng nộp thuế và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính pháp lý của chứng từ cung cấp.
- Trường hợp đối tượng nộp tiền mở tài khoản tại KBNN:
KBNN nhận 04 liên chứng từ do đối tượng nộp tiền lập, thực hiện trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng nộp tiền vào tài khoản NSNN và xử lý các liên giấy nộp tiền như sau:
+ Trường hợp đối tượng nộp thuế trực tiếp nộp thuế bằng chuyển khoản tại KBNN, liên 1 KBNN làm chứng từ hạch toán và lưu, liên 2 gửi lại đối tượng nộp thuế, liên 3 huỷ bỏ, liên 4 gửi cơ quan thu trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế.
+ Trường hợp đối tượng nộp tiền được uỷ quyền nộp các khoản nộp NSNN thay cho đối tượng nộp thuế, KBNN xử lý các liên giấy nộp tiền như sau: liên 1 làm chứng từ hạch toán và lưu, liên 2 và liên 3 gửi lại đối tượng nộp tiền, liên 4 gửi cơ quan thu trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế.
2. Hướng dẫn nộp các khoản thu về thuế vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan thuế tại KBNN:
 
Trang 4 và 5
2.1. Trường hợp nộp bằng tiền mặt:
a) Tài khoản hạch toán:
- Các khoản thuế thu nhập cá nhân thực hiện khấu trừ 10% trên tổng thu nhập đối với các khoản chi trả cho cá nhân có thu nhập từ 500.000 đồng/lần trở lên hạch toán vào tài khoản tạm thu thuế thu nhập cá nhân (Tài khoản 920.03).
- Các khoản thu nộp sau thanh tra, kiểm tra do cơ quan thuế phát hiện hạch toán vào tài khoản tạm giữ của cơ quan thuế (Tài khoản 921.03).
b) Chứng từ kế toán:
Đối với các khoản thu về thuế nộp bằng tiền mặt vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan thuế tại KBNN, đối tượng nộp tiền sử dụng “Giấy nộp tiền vào tài khoản” - mẫu số C4-12/KB. Đối tượng nộp lập đầy đủ các yếu tố quy định trên chứng từ như sau:
- Dòng “Người nộp” và “Địa chỉ”:
+ Trường hợp đối tượng nộp thuế trực tiếp nộp tiền vào NSNN: Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của đối tượng nộp thuế, đồng thời ghi thêm mã số thuế vào sau tên đối tượng nộp thuế.
+ Trường hợp đối tượng nộp tiền được đối tượng nộp thuế uỷ quyền thực hiện nộp tiền thuế và các khoản thu vào NSNN thay cho đối tượng nộp thuế: Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của đối tượng nộp tiền. Đồng thời ghi đầy đủ tên, địa chỉ, mã số thuế của đối tượng nộp thuế vào phần nội dung nộp.
+ Trường hợp cơ quan chi trả thu nhập nộp thuế thu nhập cá nhân cho nhiều người vào tài khoản 920.03: Ghi đầy đủ tên, địa chỉ cơ quan chi trả.
- Dòng “Nộp vào tài khoản số... Tại KBNN”: Ghi rõ số tài khoản nộp tiền thuế như TK 920.03 (đối với nộp khoản thuế thu nhập cá nhân thực hiện khấu trừ 10% trên tổng thu nhập đối với các khoản chi trả cho cá nhân có thu nhập từ 500.000 đồng/lần trở lên); TK 921.03 (đối với nộp các khoản tiền thuế, tiền phạt do cơ quan thuế phát hiện, truy thu qua thanh tra, kiểm tra) tại KBNN nơi mở tài khoản.
- Dòng “Nội dung nộp”: Ngoài việc phải ghi theo các quy định nêu trên còn phải ghi đầy đủ nội dung các khoản nộp và mục lục NSNN (chương, loại, khoản, mục, tiểu mục), mỗi loại thuế ghi trên một dòng.
+ Trường hợp nộp vào tài khoản tạm giữ (TK 921.03) hoặc tài khoản thuế giá trị gia tăng hoàn trả thừa thu hồi chờ xử lý (TK 670.02): Ghi thêm số, ngày của Quyết định truy thu, Quyết định thu hồi hoàn thuế giá trị gia tăng.
+ Trường hợp nộp vào tài khoản tạm thu (TK 920.03): Ghi thêm nội dung khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10%.
2.2. Trường hợp nộp bằng chuyển khoản:
Đối với các khoản thu về thuế nộp bằng chuyển khoản vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan thuế tại KBNN, đối tượng nộp tiền sử dụng “Giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản” - mẫu số C1-03/NS.
Đối tượng nộp tiền lập đầy đủ các yếu tố quy định trên chứng từ và ghi cụ thể dòng “Để nộp vào NSNN, tài khoản sô:........ của KBNN” như sau:
+ Trường hợp nộp thu hồi hoàn thuế giá trị gia tăng: Ghi rõ “tài khoản số: 670.02 của KBNN...”
+ Trường hợp nộp thuế thu nhập cá nhân khấu trừ 10%: Ghi rõ “tài khoản số 920.03 của KBNN...”
+ Trường hợp nộp các khoản thu do cơ quan thuế phát hiện sau thanh tra, kiểm tra: Ghi rõ “tài khoản số 921.03 của KBNN...”
3. Về biên lai thu:
a) Biên lai thu là chứng từ do cơ quan thu lập, được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Cơ quan thu được giao nhiệm vụ thu bằng tiền mặt của các hộ kinh doanh không cố định, các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ và một số khoản thu NSNN ở địa bàn mà không có điều kiện nộp trực tiếp vào KBNN.
- Cơ quan KBNN trực tiếp thu đối với một số khoản phí, lệ phí, thu phạt theo chế độ quy định.
b) Cán bộ viết biên lai thu phải thực hiện:
- Viết trước mặt đối tượng nộp tiền, phải lót giấy than dưới viết liên 1, liên 2..., để viết một lần in sang các liên có nội dung như nhau.
- Ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung, ký và ghi rõ tên, không được tẩy xoá, làm nhoè, nhàu nát biên lai.
- Những số biên lai viết sai, viết hỏng phải gạch chéo, ghi dòng “huỷ bỏ”, không được xé rời khỏi cuống quyển biên lai và phải lưu đủ các liên ở quyển để thanh quyết toán với cơ quan thuế, nơi cấp biên lai.
- Biên lai phải được sử dụng theo thứ tự liên tục.
c) Quy định khác:
- Đến thời hạn thanh toán cán bộ thuế phải mang đầy đủ các loại biên lai đã thu và chưa thu về Chi cục Thuế để thanh toán với kế toán tiền thuế, các quyển biên lai đã sử dụng hết hạn phải nộp lại cho kế toán ấn chỉ để lưu tại Chi cục Thuế.
- Sau khi thanh toán xong, kế toán viết giấy nộp tiền để cán bộ thuế mang tiền thuế, tiền phạt nộp vào KBNN thoe đúng quy định, không được giữ lại tiền thuế đã thu tại đơn vị.
- Nghiêm cấm cán bộ thuế sử dụng Giấy nộp tiền vào NSNN để thu tiền thuế của các hộ sản xuất kinh doanh.
4. Tổ chức thực hiện:
- Cơ quan thuế, cơ quan KBNN các địa phương thực hiện tốt công tác phối hợp tổ chức thực hiện trên địa bàn, cụ thể như sau:
+ Bàn bạc thống nhất phương án tổ chức thu nộp khi chuyển đổi từ phương thức thu qua cơ quan thu sang thu trực tiếp qua KBNN; Tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế nộp tiền thuế vào NSNN.
+ Tổ chức địa điểm thu thuận tiện, phù hợp và bố trí đủ số lượng cán bộ để tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế trực tiếp nộp tiền thuế vào KBNN theo quy định.
- Cơ quan Thuế có trách nhiệm hướng dẫn đối tượng nộp thuế và cán bộ thuế trong việc ghi đầy đủ các nội dung trên giấy nộp tiền vào NSNN, giấy nộp tiền vào tài khoản và biên lai thu;
- Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Thuế trong việc hướng dẫn đối tượng nộp tiền lập giấy nộp tiền vào NSNN, giấy nộp tiền vào tài khoản khi nộp trực tiếp tại KBNN, đảm bảo đối tượng nộp tiền ghi đầy đủ các nội dung trên chứng từ nộp tiền.
- Cơ quan thuế có trách nhiệm theo dõi, hạch toán chính xác nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế.
Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn cho các đơn vị trong hệ thống, đối tượng nộp tiền và đối tượng nộp thuế thực hiện theo quy định./.
 

File đính kèm

Cám ơn ACE nhiều nhé. Cực kỳ cám ơn ban "ke toan gia gan".Minh dang rat can van cong van nay@#!^%
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom