Cung cấp hàng hóa, dịch vụ có gốc ngoại tệ ? (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Mình thật lúng túng không rõ khi xử lý các nghiệp vụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ có gốc ngoại tệ như thế nào ?

Hiện tỉ giá ngoại tệ ngày có chiều hướng tăng dần - ít thấy giảm.
Trong khi hợp đồng mua bán, có qui định :
+ Thanh toán theo tỉ giá của ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm, hoặc
+ Thanh toán theo tỉ giá của ngân hàng ngoại thương công bố tại thời điểm, hoặc
+ Thanh toán theo tỉ giá bình quân,....

Mình đang vướng mắc trường hợp sau - Công Ty mình có ký 1 hợp đồng với khách hàng 1 tỉ USD,và khách hàng thanh toán trước đợt 1 - 500 USD với tỉ giá thời điểm thanh toán là 16.000đ/USD. Và nay mình phải xuất hóa đơn : 1 tỉ USD với tỉ giá là 18.000USD.

Cho phép mình hỏi có cách nào để không bị lỗ do chênh lệch tỉ giá.
Mình thấy nhiều bạn chỉ dẫn cho mình như sau :
Lấy số tiền người ta thanh toán : (500USD*16.000đ/USD)+ (500USD*18.000đ) [a] để lên hoá đơn tài chính, thay vì phải phát hành hóa đơn (1 tỉ USD*18.000) (b)

Trường hợp (b), dẫn đến doanh nghiệp em bị lỗ cho chênh lệch tỉ giá, đồng thời lại phải chịu thuế VAT đầu ra cao ? (dẫu biết rằng VAT đó là thuế do người mua chịu, nhưng trước mắt là doanh nghiệp phải ứng ra đóng tiền thuế trước). Cho phép xin nêu thực tế của doanh nghiệp - không có ý né trốn tránh nghĩa vụ thực hiện ngân sách nhà nước.

Trường hợp (a), lập hóa đơn vậy đã chuẩn chưa ? Xin cho biết lý do ?

Về phần hạch toán liên quan các nghiệp vụ này - Quý Thầy/cô có thể tóm tắt ghi giúp dùm em lại các phần hành xử lý các nghiệp vụ có gốc ngoại tệ.

Rất mong được sự giúp đỡ, hướng dẫn. Chân thành cám ơn
 
Còn một vướng mắc nữa là :

Hiện nay, luật thuế có qui định là hóa đơn đầu vào chỉ được kê khai khi có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng.

Theo như trường hợp trên thì số tiền trên hóa đơn là : 1000*18.000 = 18.000.000
Số tiền đã thanh toán : 500*16.000 + 500*18.000 = 17.000.000 < 18.000.000

Vậy xin cho hỏi là hóa đơn trên có đủ điều kiện để khấu trừ VAT hay không.
 
Mình thật lúng túng không rõ khi xử lý các nghiệp vụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ có gốc ngoại tệ như thế nào ?

Hiện tỉ giá ngoại tệ ngày có chiều hướng tăng dần - ít thấy giảm.
Trong khi hợp đồng mua bán, có qui định :
+ Thanh toán theo tỉ giá của ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm, hoặc
+ Thanh toán theo tỉ giá của ngân hàng ngoại thương công bố tại thời điểm, hoặc
+ Thanh toán theo tỉ giá bình quân,....

Mình đang vướng mắc trường hợp sau - Công Ty mình có ký 1 hợp đồng với khách hàng 1 tỉ USD,và khách hàng thanh toán trước đợt 1 - 500 USD với tỉ giá thời điểm thanh toán là 16.000đ/USD. Và nay mình phải xuất hóa đơn : 1 tỉ USD với tỉ giá là 18.000USD.

Cho phép mình hỏi có cách nào để không bị lỗ do chênh lệch tỉ giá.
Mình thấy nhiều bạn chỉ dẫn cho mình như sau :
Lấy số tiền người ta thanh toán : (500USD*16.000đ/USD)+ (500USD*18.000đ) [a] để lên hoá đơn tài chính, thay vì phải phát hành hóa đơn (1 tỉ USD*18.000) (b)

Trường hợp (b), dẫn đến doanh nghiệp em bị lỗ cho chênh lệch tỉ giá, đồng thời lại phải chịu thuế VAT đầu ra cao ? (dẫu biết rằng VAT đó là thuế do người mua chịu, nhưng trước mắt là doanh nghiệp phải ứng ra đóng tiền thuế trước). Cho phép xin nêu thực tế của doanh nghiệp - không có ý né trốn tránh nghĩa vụ thực hiện ngân sách nhà nước.

Trường hợp (a), lập hóa đơn vậy đã chuẩn chưa ? Xin cho biết lý do ?

Về phần hạch toán liên quan các nghiệp vụ này - Quý Thầy/cô có thể tóm tắt ghi giúp dùm em lại các phần hành xử lý các nghiệp vụ có gốc ngoại tệ.

Rất mong được sự giúp đỡ, hướng dẫn. Chân thành cám ơn
Khi bác bán hàng cho nước ngoài, ngòai những quy định để ghi TS =0, còn có TKHQ hàng xuất. Trên TK sẽ có ghi tỉ giá liên ngân hàng thời điểm xuất.
Hóa đơn sẽ viết theo ngày < ngày TK trên và cũng không cần ghi tỉ giá.
Tỉ giá để ghi C511 chính là tỉ giá trên TKHQ xuất.
Còn vấn đề khi nhận tiền, tùy bác muốn ghi theo tỉ giá hạch tóan cũng OK hay tỉ giá liên NH cũng OK. (tùy cách bác làm). Nhưng khi bán USD thì sẽ thu VND theo tỉ giá mà NH nào mua USD của bác. Trong thời điểm hiện tại thì luôn luôn tg bán USD cao hơn tg liên NH => Có 515.
Còn vấn đề của Danh là nhập khẩu thì khi mà nộp thuế VAT hàng NK mới được khấu trừ.
Còn tg để hạch tóan là tg ghi trên TKHQ nhập, tg này do HQ ghi.
Còn TT nếu tg > TGNK thì ghi nợ 635 hay ngược lại.
Có trường hợp nào không NK mà có hóa đơn đầu vào ghi USD, trừ các khỏan thu hộ nước ngòai, cước tàu ... các khỏan này thường thuế VAT =0
Không biết có đúng không, các bác bổ sung hộ.
Xin cám ơn!
 
Theo như trường hợp trên thì số tiền trên hóa đơn là : 1000*18.000 = 18.000.000
Số tiền đã thanh toán : 500*16.000 + 500*18.000 = 17.000.000 < 18.000.000
Vậy xin cho hỏi là hóa đơn trên có đủ điều kiện để khấu trừ VAT hay không.

Hỏi lạc đề rùi!

Nhưng cũng xen zô tí:

1. Hoá đơn bán hàng, chứ có phải mua hàng đâu mà khấu trừ?

2. Trên hoá đơn ắt hẳn đã ghi nguyên tệ, tỷ giá, và nội tệ quy đổi. Trên chứng từ thanh toán cũng phải ghi như thế. Cái đó ắt hẳn (lại ắt hẳn) đã ghi trong hợp đồng.
Vậy 500 = 500, hết nợ. Nếu là hoá đơn mua thì đạt chuẩn khấu trừ.
 
Hỏi lạc đề rùi!

Nhưng cũng xen zô tí:

1. Hoá đơn bán hàng, chứ có phải mua hàng đâu mà khấu trừ?

2. Trên hoá đơn ắt hẳn đã ghi nguyên tệ, tỷ giá, và nội tệ quy đổi. Trên chứng từ thanh toán cũng phải ghi như thế. Cái đó ắt hẳn (lại ắt hẳn) đã ghi trong hợp đồng.
Vậy 500 = 500, hết nợ. Nếu là hoá đơn mua thì đạt chuẩn khấu trừ.

Đối với mình là hóa đơn bán hàng nhưng với khách hàng thì đó là hóa đơn mua hàng rồi. Ở đây em hỏi là hỏi tổng quát.

Nếu trên chứng từ thanh toán không khi tiền USD và tỉ giá thì sao anh. Họ chốt một con số rồi thanh toán bằng VND thì sao ạ.
 
Hi, mình cũng gặp rắc rồi với vấn đề này, nên lôi topic lên cho mọi người ai biết thì giúp nhé
Không biết bác Ketoangiagan đã tìm được câu trả lời chưa.
Còn một vấn đề trao đổi nữa:
Trường hợp (b), dẫn đến doanh nghiệp em bị lỗ cho chênh lệch tỉ giá, đồng thời lại phải chịu thuế VAT đầu ra cao ? (dẫu biết rằng VAT đó là thuế do người mua chịu, nhưng trước mắt là doanh nghiệp phải ứng ra đóng tiền thuế trước). Cho phép xin nêu thực tế của doanh nghiệp - không có ý né trốn tránh nghĩa vụ thực hiện ngân sách nhà nước.
Công ty bán sẽ chịu thiệtkhi nộp VAT:
Tổng số tiền khách hàng tt: 500USD*16.000 + 500USD*18.000 = 17.000.000 đ =>VAT là 17.000.000/11 = 1.545.454 (VAT 10%)
Theo TH b: số thuế phải nộp là 18.000.000/11=1.636.363
Như vậy chênh lệch theo thực tế thanh toán so với tỷ giá ngày xuất hóa đơn là 1.636.36. - 1.545.454 = 90.909 ???
Vấn đề anh hoangddanh282vn nêu cũng khó trả lời quá
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom