Ghi tăng giảm chứng khoán vào tài khoản nào? (3 người xem)

  • Thread starter Thread starter fidaica
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

fidaica

Thành viên mới
Tham gia
13/4/09
Bài viết
27
Được thích
14
Ghi tăng giảm chứng khoán vào tài khoản nào?

sếp em thoáng cho công ty tham gia chứng khoán, mà hồi này nó đang hướng lên, nhưng nó trồi sụt theo ngày, giờ y/c em hạch toán vào tài khoản, em chẳng biết ghi sao, chưa kịp ghi mai lại khác rồi,
có ai tư vấn giúp em với?
 
khi mua chứng khoán thì ghi theo giá mua vào TK "đầu tư ngắn hạn", còn nó tăng giảm kệ nó, chỉ quan tâm đến 2 thời điểm, khi nào bán nó đi, số chênh lệch giữa giá mua lúc đầu, nếu lời thì ghi "doanh thu tài chính, nếu lỗ thì ghi "chi phí tài chính"
còn nếu đến thời điểm hết niên độ kế toán, tham chiếu giá chứng khoản của Ủy ban chứng khoản nhà nước, nếu giá trị chứng khoán của cty ít hơn với giá trị thực thì ko ghi gì, nếu nhỏ hơn thì lập dự phòng vào tài khoản "dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn" phần chênh lệch.
chỉ có zậy thui à!
 
khi mua chứng khoán thì ghi theo giá mua vào TK "đầu tư ngắn hạn", còn nó tăng giảm kệ nó, chỉ quan tâm đến 2 thời điểm, khi nào bán nó đi, số chênh lệch giữa giá mua lúc đầu, nếu lời thì ghi "doanh thu tài chính, nếu lỗ thì ghi "chi phí tài chính"
còn nếu đến thời điểm hết niên độ kế toán, tham chiếu giá chứng khoản của Ủy ban chứng khoản nhà nước, nếu giá trị chứng khoán của cty ít hơn với giá trị thực thì ko ghi gì, nếu nhỏ hơn thì lập dự phòng vào tài khoản "dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn" phần chênh lệch.
chỉ có zậy thui à!

Cám ơn bạn,

có người bạn chỉ như sau:

Khi chuyển khoản:
NợTK144
CóTK112
Khi đặt lệnh mua:
NợTK121
CoTK144

Nhưng khi bán thì sao nhỉ,

và nếu có sử dụng vốn vay cho hoạt động này thì sao,
khả năng bút toán tôi còn yếu
.
 
Thú thật cùng bác, nói về hạch toán kế toán hiện nay em cũng truất phế võ công rồi. Cần chi nhớ từng ký hiệu tài khoản chi tiết. Nên học 1 cách nhanh chóng - Vì bộ nhớ chúng ta có lúc sẽ bị tràn nếu chúng ta không biết cách học và lưu trữ thông tin. Nên lưu ý và nhớ các loại tài khoản; tài khoản Loại 1 cho đến loại 9 là gì?
Nhóm TK thuộc Nguồn vốn - Loại TK 3 và 4, Vốn (Loại TK 1 và 2) hoặc nhóm TK trung gian - Loại TK 5 đến 9 (Phản ánh và ghi nhận quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như chi phí, doanh thu, xác định kết quả kinh doanh). Số dư Nợ/Có cho phép của từng loại TK thế là OK.
  1. Loại Tài Khoản 1: TÀI SẢN NGẮN HẠN
  2. Loại Tài Khoản 2: TÀI SẢN DÀI HẠN
  3. Loại Tài Khoản 3: NỢ PHẢI TRẢ
  4. Loại Tài Khoản 4: VỐN CHỦ SỞ HỮU
  5. Loại Tài Khoản 5: DOANH THU
  6. Loại Tài Khoản 6: CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH
  7. Loại Tài Khoản 7: THU NHẬP KHÁC
  8. Loại Tài Khoản 8: CHI PHÍ KHÁC
  9. Loại Tài Khoản 9: XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
  10. Loại Tài Khoản 0: TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG

Mời bác thưởng lảm tại đây

Còn chi tiết tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc chi tiết thì hiện nay đa số các phần mềm kế toán đã xây dựng, thiết lập (định nghĩa) sẵn cho chúng ta danh mục tài khoản rồi. Quá sung sướng và diễm phúc

Sau đó, vận dụng hể ghi nợ 1 TK nào thì đối ứng Có của 1 TK hoặc nhiều TK, hoặc ngược lại; miễn sao cho cân là được rồi. Khà khà khà

Để hạch toán vào TK nào cho chuẩn xác thì phải lần mò từ các thông tư, đọc lại các nội dung hạch toán từng TK thì mới rõ. Vậy kính mời bác có thể lần lượt xem các bài của em viết dưới đây

Bác xem Thông tư 13/2006/TT-BTC 27-2-2006
Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp.

downloadmanq.gif

Load file tại đây

Các tài khoản hạch toán :

  1. TÀI KHOẢN 129 - DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN hoặc
  2. TÀI KHOẢN 229 - DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ ĐẦU TƯ DÀI HẠN


Đọc thêm bài

Trích lập dự phòng tài chính là cách giúp cho nhà đầu tư (NĐT) nhìn nhận chính xác tình hình tài chính của DN trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) đang suy giảm, nhưng hiện vẫn tồn tại những cách làm khác nhau cho dù chỉ có Thông tư 13/2006/TT-BTC hướng dẫn thi hành. Các công ty kiểm toán (CTKT) - định chế trung gian giúp NĐT minh định mức độ hợp lý của việc trích lập dự phòng - ứng xử ra sao trước việc trích lập rất khác nhau của các DN?


(ĐTCK-online) Theo Công văn số 1713/VPCP-KTTH do Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký ngày 20/3/2009, Tổng công ty May Việt Tiến (MVT) được phép giữ lại khoản dự phòng trợ cấp thôi việc như đề nghị của Tập đoàn Dệt may Việt Nam trong thời hạn 5 năm để chi trả cho người lao động nghỉ việc. Đồng thời, MVT cũng được giữ lại nguồn lợi nhuận sau thuế năm 2007 số tiền 11,011 tỷ đồng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày chính thức chuyển thành CTCP để giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai. Sau thời hạn kể trên, MVT có trách nhiệm quyết toán và nộp phần còn lại vào ngân sách nhà nước.
 
Cám ơn bạn,

có người bạn chỉ như sau:

Khi chuyển khoản:
NợTK144
CóTK112
Khi đặt lệnh mua:
NợTK121
CoTK144

Nhưng khi bán thì sao nhỉ,

và nếu có sử dụng vốn vay cho hoạt động này thì sao,
khả năng bút toán tôi còn yếu
.
Bút toán của bạn ghi vào ký quỹ là tất nhiên rồi, đó là ban đầu, còn khi mua bán thì làm theo cách của mình thôi.
Nếu dùng vốn vay thì cũng là mang tiền mặt/TGNH đi ký quỹ, cũng làm như trên
 
Ghi tăng giảm chứng khoán vào tài khoản nào?

sếp em thoáng cho công ty tham gia chứng khoán, mà hồi này nó đang hướng lên, nhưng nó trồi sụt theo ngày, giờ y/c em hạch toán vào tài khoản, em chẳng biết ghi sao, chưa kịp ghi mai lại khác rồi,
có ai tư vấn giúp em với?


Cám ơn bạn,

có người bạn chỉ như sau:

Khi chuyển khoản:
NợTK144
CóTK112
Khi đặt lệnh mua:
NợTK121
CoTK144

Nhưng khi bán thì sao nhỉ, và nếu có sử dụng vốn vay cho hoạt động này thì sao,
khả năng bút toán tôi còn yếu.

Chủ đề của bác "Ghi tăng giảm chứng khoán vào tài khoản nào?"
Mà lại loay quay bởi các bút toán này vậy ?
Các bút toán hạch toán ban đầu của bác không chuần mực rồi
Bác xem lại dùm em nội dung của TÀI KHOẢN 144 - CẤM CỐ, KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC NGẮN HẠN

Bác có thể hạch toán vào các tài khoản dười đây :
Nhóm Tài khoản 12 - Đầu tư tài chính ngắn hạn, có 3 tài khoản:
- Tài khoản 121- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn;

  1. + Tài khoản 1211 - Cổ phiếu;
  2. + Tài khoản 1212 - Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu.

- Tài khoản 128 - Đầu tư ngắn hạn khác;

  1. + Tài khoản 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn;
  2. + Tài khoản 1288 - Đầu tư ngắn hạn khác.
- Tài khoản 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.

hoặc

TÀI KHOẢN 228 - ĐẦU TƯ DÀI HẠN KHÁC

Tài khoản 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.

Bác chịu khó xem lại nghiệp vụ của mình có tính chất đầu tư dài hạn hay ngắn hạn để hạch toán, còn hạch toán vào TK 144 như bác trình bày là không ổn.

Xin lỗi giờ em phải đi công việc, có gì chiều về mình trao đổi thêm nhe.

Chúc thành công.
 
Xin cám ơn mọi người,
Nhưng tôi muốn giải pháp cụ thể, thế này thì làm khó cho em, Nhất là bài của Kế Toán Già Gân dài quá,.... mong cụ thể hơn,
 
Xin cám ơn mọi người,
Nhưng tôi muốn giải pháp cụ thể, thế này thì làm khó cho em, Nhất là bài của Kế Toán Già Gân dài quá,.... mong cụ thể hơn,

Xin cám ơn bác,

Công việc phát sinh tại doanh nghiệp của bác thì bác hiểu rõ hơn chúng tôi chứ.
Việc hạch toán về nghiệp vụ phát sinh chứng khoán của bác thì bác hãy xem lại nghiệp vụ ấy mang tính đầu tư dài hạn hay ngắn hạn để chọn lựa tài khoản hạch toán cho chuẩn mực hơn. Vui lòng hãy xem lại bài #6 để chọn lựa tài khoản hạch toán.

Em viết bài dài, bác cũng than !!! Bác không hình dung được nội dung và ý nghĩa của từng loại tài khoản thì làm sao để chọn giải pháp cho bác.

Em cũng cố gắng trình bày hết những hạn chế của Thông tư 13/2006/TT-BTC 27-2-2006
Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp.

Em cố gắng và đã đưa tất cả các đường link lên cho bác tham khảo. Vậy một lần nữa, nếu bác cứ khăng khăng "spam" như thế, bác vui lòng chịu khó ra tiệm sách tậu 1 quyển sách kế toán đại cương về để xem lại.

Bác hãy xem lại tên tiêu đề của bác : Ghi tăng giảm chứng khoán vào tài khoản nào?
Lúc thì lại đưa vấn đề hạch toán nghiệp vụ phát sinh ban đầu
Cám ơn bạn,

có người bạn chỉ như sau:

Khi chuyển khoản:
NợTK144
CóTK112
Khi đặt lệnh mua:
NợTK121
CoTK144
Nhưng khi bán thì sao nhỉ, và nếu có sử dụng vốn vay cho hoạt động này thì sao,
khả năng bút toán tôi còn yếu.

Topic này, sẽ đóng lại nếu bác còn chủ đích quấy rối. Ở đây, không bàn và hướng dẫn cách hạch toán. Nếu cần mời bác qua webketoan, danketoan, ketoantruong, hoiketoan, kiemtoan để trao đổi.

Em cũng đi quá xa việc tiêu chí của diễn đàn đề ra :

Giải Pháp Excel mong muốn phát triển chuyên mục này với những kiến thức tổng hợp chung nhất về Kế toán nhằm hỗ trợ xây dựng ứng dụng Excel cho kế toán.
Các vấn đề chi tiết hơn về kế toán tốt hơn có thể tìm thấy ở www.webketoan.vn

Thân
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom