Hỗ trợ kiến thức về chuyển đổi B/c Tài Chính do chuyển đổi đồng tiền USD (4 người xem)

  • Thread starter Thread starter cadafi
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

cadafi

Hành động từ trái tim
Administrator
Tham gia
27/5/07
Bài viết
4,297
Được thích
11,386
Donate (Paypal)
Donate
Giới tính
Nam
Nghề nghiệp
Business Man
Chào các anh chị,

Cty em đang muốn chuyển đổi đồng tiền hạch toán tại VN là đồng USD. Xin các anh chị có kinh nghiệm, hoặc đã làm trong các công ty có sử dụng đồng tiền USD làm đồng tiền cơ sở (Functional Currency) góp ý giúp.

Qua tìm hiểu, em thấy có một số văn bản pháp lý liên quan đến việc chuyển đổi này như sau:
- Chuẩn mực Việt Nam về kế toán (Vietnamese Accounting Standard-VAS) số 10;


- Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 Về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp;


- Thông tư số 122/2004/TT-BTC, ngày 22/12/2004 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán và kiểm toán đối với doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam";


- Thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 hướng dẫn kế toán thực hiện sáu (06) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002
của Bộ trưởng Bộ Tài chính. (Mục II - HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC "ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI");


- Thông tư 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 hướng dẫn kế toán thực hiện sáu (06) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Mục IV- HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC “TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH”).
Tuy nhiên, nội dung của các văn bản trên không hướng dẫn rõ ràng cách thức thực hiện.
- Theo như các văn bản trên, cty phải lập đơn xin thay đổi đồng tiền hạch toán (Phụ lục 01 - Thông tư số 122/2004/TT-BTC, ngày 22/12/2004 của Bộ Tài chính) và ghi rõ lý do, thời gian thực hiện;
- Việc chuyển đổi số dư cuối kỳ trước sang USD sẽ thực hiện như thế nào thì không thấy các văn bản nói đến;
- Kèm theo đó, khi chuyển đổi loại tiền tệ như thế thì trên Trial balance sẽ không cân (vì có một số tài khoản có gốc ngoại tệ và một số tài khoản không phải là gốc ngoại tệ) --> Xử lý phần chênh lệch này như thế nào --> Điều chỉnh thẳng vào TK 421 hay một cách thức nào khác thì không thấy văn bản hướng dẫn.
- Việc đăng ký tuy được chấp thuận, nhưng Cty vẫn phải nộp báo cáo tài chính theo VND bằng cách chuyển đổi với tỷ giá Liên ngân hàng do NH Nhà nước VN công bố tại thời điểm cuối kỳ --> Tuy nhiên việc chuyển đổi này thực hiện như thế nào thì không thấy đề cập tới, nhìn có vẻ đơn giản, nhưng thực chất rất phức tạp!?


Xin các anh chị có kinh nghiệm hỗ trợ giúp em.


Chân thành cảm ơn!
 
Chào các anh chị,

Cty em đang muốn chuyển đổi đồng tiền hạch toán tại VN là đồng USD. Xin các anh chị có kinh nghiệm, hoặc đã làm trong các công ty có sử dụng đồng tiền USD làm đồng tiền cơ sở (Functional Currency) góp ý giúp.

Qua tìm hiểu, em thấy có một số văn bản pháp lý liên quan đến việc chuyển đổi này như sau:

Tuy nhiên, nội dung của các văn bản trên không hướng dẫn rõ ràng cách thức thực hiện.
- Theo như các văn bản trên, cty phải lập đơn xin thay đổi đồng tiền hạch toán (Phụ lục 01 - Thông tư số 122/2004/TT-BTC, ngày 22/12/2004 của Bộ Tài chính) và ghi rõ lý do, thời gian thực hiện;
- Việc chuyển đổi số dư cuối kỳ trước sang USD sẽ thực hiện như thế nào thì không thấy các văn bản nói đến;
- Kèm theo đó, khi chuyển đổi loại tiền tệ như thế thì trên Trial balance sẽ không cân (vì có một số tài khoản có gốc ngoại tệ và một số tài khoản không phải là gốc ngoại tệ) --> Xử lý phần chênh lệch này như thế nào --> Điều chỉnh thẳng vào TK 421 hay một cách thức nào khác thì không thấy văn bản hướng dẫn.
- Việc đăng ký tuy được chấp thuận, nhưng Cty vẫn phải nộp báo cáo tài chính theo VND bằng cách chuyển đổi với tỷ giá Liên ngân hàng do NH Nhà nước VN công bố tại thời điểm cuối kỳ --> Tuy nhiên việc chuyển đổi này thực hiện như thế nào thì không thấy đề cập tới, nhìn có vẻ đơn giản, nhưng thực chất rất phức tạp!?


Xin các anh chị có kinh nghiệm hỗ trợ giúp em.
Chân thành cảm ơn!
- Trên Trial balance sao lại có ngoại tệ với không ngoại tệ nhỉ. Khi hoạch toán bạn dùng VND thì các khoản tiền = ngoại tệ phải được quy đổi ra VND rồi chứ. Nếu trên tB có TK ngoại tệ, có TK không phải ngoại tệ vậy bạn lập balance sheet, profit or loss như thế nào được.
Hiện tại trên TB bạn có cả tk tiền VND và ngoại tệ thì bạn chỉ việc chuyển TK thể hiện bằng VND => USD còn TK USD thì giữ nguyên vậy làm sao có chênh lệch được.

- CTy bạn phải nộp báo cáo tài chính theo VND bằng cách chuyển đổi với tỷ giá Liên ngân hàng do NH Nhà nước VN công bố tại thời điểm cuối kỳ. Như mình thường làm là lấy BCTC bằng USD nhân với tỷ giá Liên ngân hàng do NH Nhà nước VN công bố tại thời điểm cuối kỳ rồi đem nộp cùng.
 
Theo thông tư số 122/2004/TT-BTC, ngày 22/12/2004 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán và kiểm toán đối với doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
Tại mục 9 phần I :
9. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (ký hiệu tại Việt Nam là “đ” hoặc VND). Trường hợp nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh bằng ngoại tệ phải ghi theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế (được xác định trên cơ sở tỷ giá hối đoái niêm yết tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh ngoại tệ theo quy định của pháp luật Việt Nam) hoặc theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố (tỷ giá giao dịch bình quân liên Ngân hàng) trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trường hợp phát sinh loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái trực tiếp với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.
Đối với các doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài hoạt động thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ kế toán và phải được Bộ Tài chính đồng ý bằng văn bản trước khi thực hiện. Doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài thực hiện ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo loại ngoại tệ đã được Bộ Tài chính đồng ý làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, riêng báo cáo tài chính nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái quy định.

Đề tài này khó nhai quá ta. Do chưa kinh nghiệm việc thực hiện chuẩn mực số 10.- ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái - (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Việc chuyển đổi báo cáo trong qui định chuẩn mực đọc khá phức tạp.

Đã được phép hạch toán bằng nguyên tệ (USD) thì tại sao lại phải quy đổi. Không rõ thông tư 122 có nên bổ sung không nhất thiết phải thực hiện việc qui đổi ra đồng VN hay không? Đã có luật kế toán thì có nhất thiết phải nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền báo cáo tài chính phải quy đổi ra Đồng VN?

Có lần khi triển khai phần mềm kế toán, em cũng từng lúng túng như sau :
Giả sử nghiệp vụ tài sản cố định, nguyên giá theo nguyên tệ là xxxxUSD, ghi chép sổ sách để qui đổi ra VNĐ lúc đó là 1 tỉ giá yyy đồng nào đó.
Kết quả theo dõi khấu hao theo nguyên tệ và khấu hao VNĐ cho tài sản ấy lúc đó không cân được.???
 
Lần chỉnh sửa cuối:
up lên cho mọi người thảo luận tiếp nào
 
Đối với việc chuyển đổi đồng tiền hạch toán, vài ý kiến chia sẽ như sau:

1. Lý do thay đổi đồng tiền hạch toán: Do nhu cầu của nhà đầu tư, nhất là đầu tư từ nước ngoài, có hai lý do dẫn đến quyết định thay đổi đồng tiền hạch toán: (1) Do chủ đầu tư muốn bảo toàn vốn sau này khi họ chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, vì với việc VN đồng mất giá, thì lượng USD đầu tư ban đầu sẽ không được thu hồi đủ. (2) Do hệ thống báo cáo các công ty liên đới (trong và ngoài nước) sử dụng USD làm đồng tiền hạch toán, nên dùng chung sẽ thuận lợi cho việc hợp nhất dữ liệu báo cáo.

2. Thủ tục thay đồi đồng tiền hạch toán: công ty phải làm công văn gửi đến cơ quan thuế xin thay đổi đồng tiền hạch toán. Báo cáo tài chính sẽ sử dụng đồng tiền mới (USD) để báo cáo.

3. Chuyển đổi số liệu cho các tài khoản:
- Đối với các tài khoản bằng tiền, công nợ phải thu, công nợ phải trả, tài sản cố định, đầu tư dài hạn,... có gốc USD: Giữ nguyên khi chuyển đổi.
- Các tài khoản có gốc VND sẽ được chuyển đổi theo tỷ giá liên ngân hàng thởi điểm chuyển đổi (thông thường, việc chuyển đổi sau khi kết thúc niên độ kế toán).
- Chênh lệch tỷ giá từ việc chuyển đổi sẽ được ghi thẳng vào tài khoản lợi nhuận chưa phân phối (không ghi vào lãi lỗ năm hiện thời).
 
Solo đã viết:
- Chênh lệch tỷ giá từ việc chuyển đổi sẽ được ghi thẳng vào tài khoản lợi nhuận chưa phân phối (không ghi vào lãi lỗ năm hiện thời).

15 đã viết:
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 421 - LỢI NHUẬN CHƯA PHÂN PHỐI
Bên Nợ:
- Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Trích lập các quỹ của doanh nghiệp;
- Chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông, cho các nhà đầu tư, các bên tham gia liên doanh;
- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh;
- Nộp lợi nhuận lên cấp trên.
Bên Có:
- Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ;
- Số lợi nhuận cấp dưới nộp lên, số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù;
- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh.

Em hem thấy 15 đề cập đến khoản mà bác vừa đề nghị ghi thẳng vào TK LNCPP.
 
Giả sử trên bảng cân đối kế toán của mình chỉ có khoản mục Nguồn vồn góp của chủ sở hữu là bằng USD (khi góp vốn thì góp bằng USD chuyển khoản 1 triệu USD)
Thời điểm góp vốn, tỷ giá là 17,000 VND/USD. Thời điểm chuyển đổi sang đồng hạch toán USD, tỷ giá lúc đó là 18,000 VND/USD.
- Theo chuẩn mực kế toán VAS và IFRS, khi chuyển đổi phải chuyển đổi gốc nguyên tệ. Do đó từ VND (trên BCDKT lúc này là 17 tỷ VND) khi chuyển đổi sang đồng USD hạch toán sẽ vẫn phải là 1 triệu USD.
Như vậy so sánh tài sản và nguồn vốn sau khi đem số liệu VND trên BCDKT rồi chia cho tỷ giá lúc chuyển đổi sẽ không cân và chênh lệch 1 khoản bằng:
17 tỷ VND/18,000 - 1 triệu USD = 55,556 USD

Như vậy khoản chênh lệch phát sinh từ việc chuyển đổi này nếu đưa vào lãi lỗ thì CTY có phải đóng thêm thuế TNDN hay không?

Nếu không đưa vào lãi lỗ, Doanh nghiệp đưa vào Tài Khoản 413 Chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi báo cáo tài chính và nó sẽ có số dư mãi mãi cho đến khi doanh nghiệp phá sản/ hay giải thể thì có đúng hay không?

Mong các anh chị và các bạn cùng thảo luận.
 
E hỏi ngoài lề tý.

Nếu một cty Cổ phần X có vốn góp tại thời điểm thành lập (năm xa xưa hồi ấy) như sau:
- Thành viên A góp bằng tiền USD: 1.000.000USD, tương đương 1.500.000.000VND tại thời điểm góp vốn (tỷ lệ 50%)
- Thành viên BCD góp bằng tiền VND: 1.500.000.000VND (tỷ lệ 50%)
Tổng vốn góp: 3.000.000.000VND

Tới thời điểm 31/12/2009, công ty quyết định chuyển đổi đồng tiền hạch toán từ VND sang USD. Tỷ giá tại thời điểm 31/12/2009 là 17.941

Vậy giá trị vốn góp của từng thành viên và cơ cấu vốn góp tại thời điểm 31/12/2009 quy sang USD sẽ là ntn ạ?
 
E hỏi ngoài lề tý.

Nếu một cty Cổ phần X có vốn góp tại thời điểm thành lập (năm xa xưa hồi ấy) như sau:
- Thành viên A góp bằng tiền USD: 1.000.000USD, tương đương 1.500.000.000VND tại thời điểm góp vốn (tỷ lệ 50%)
- Thành viên BCD góp bằng tiền VND: 1.500.000.000VND (tỷ lệ 50%)
Tổng vốn góp: 3.000.000.000VND

Tới thời điểm 31/12/2009, công ty quyết định chuyển đổi đồng tiền hạch toán từ VND sang USD. Tỷ giá tại thời điểm 31/12/2009 là 17.941

Vậy giá trị vốn góp của từng thành viên và cơ cấu vốn góp tại thời điểm 31/12/2009 quy sang USD sẽ là ntn ạ?
Mình nghĩ nên thảo luận vấn đề từ dễ đến khó.
Nếu công ty có năm cổ đông, ông thì góp bằng USD, ông thì góp bằng Yên Nhật, ông thì góp bằng Bảng Anh, Mác Đức thì sao!?
Trước mắt, để đơn giản vấn đề mình đã đưa ra tình huống góp vốn chỉ 1 loại tiền tiền tệ là ÚSD mà thôi.
 
Mình nghĩ nên thảo luận vấn đề từ dễ đến khó.
Nếu công ty có năm cổ đông, ông thì góp bằng USD, ông thì góp bằng Yên Nhật, ông thì góp bằng Bảng Anh, Mác Đức thì sao!?
Trước mắt, để đơn giản vấn đề mình đã đưa ra tình huống góp vốn chỉ 1 loại tiền tiền tệ là ÚSD mà thôi.

Ý của TT khi nêu ra trường hợp này là đối với tài khoản vốn, việc 31/12/2009 chuyển đổi từ đồng VND sang USD theo nguyên tắc giữ nguyên nguyên tệ như a Cadifi nêu ở trên là có đúng ko?
(Theo ý TT thì TK vốn là TK phi tiền tệ, trong QD 15 nêu rõ, khi góp vốn
5. Trường hợp nhận vốn góp liên doanh, vốn góp cổ phần của các cổ đông bằng ngoại tệ thì được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh. Trong quá trình hoạt động, không được đánh giá lại số dư Có Tài khoản 411 “Nguồn vốn kinh doanh” có gốc ngoại tệ.
)

Anh nói VAS và IFRS thì sẽ chuyển đổi 1.500.000.000VND trên tài khoản 411 của cổ đông A thành 1.000.000.000USD, nhưng TT ko tìm thấy vb nào nói như vậy. A vui lòng trích dẫn bổ sung vào VAS/IFRS nhé? ||||||||||
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom