"Quyết" phạt xe không chính chủ! (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Hoàng Trọng Nghĩa

Chuyên gia GPE
Thành viên BQT
Moderator
Tham gia
17/8/08
Bài viết
8,662
Được thích
16,725
Giới tính
Nam
(Dân trí) - Theo dự thảo lần thứ 2 Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất xử phạt cả chủ xe khi tài xế lái xe vi phạm một số quy định giao thông đường bộ.

Tài xế vi phạm, chủ xe bị phạt từ 2 - 8 triệu đồng

Dự thảo Nghị định này có 1 điểm mới là tài xế (người làm công) lái xe ô tô, ô tô chở khách, ô tô tải, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô mà vi phạm quy định giao thông đường bộ thì ngoài việc tài xế bị phạt theo lỗi của mình, chủ phương tiện vi phạm cũng sẽ bị xử phạt. Cụ thể mức phạt là 2 – 4 triệu đồng nếu chủ phương tiện là cá nhân, 4 – 8 triệu đồng nếu chủ phương tiện là tổ chức.

Chủ xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) sẽ bị xử phạt theo quy định trên nếu tài xế điều khiển phương tiện vi phạm các quy định sau: Chở quá số người quy định trên phương tiện; Chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe hoặc quá kích thước bao ngoài của xe; Điều khiển xe ô tô liên tục quá thời gian quy định.

Chủ xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vận chuyển hàng hóa sẽ bị xử phạt theo quy định trên nếu tài xế điều khiển phương tiện vi phạm các quy định sau: Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe hoặc Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Xếp hàng trên nóc thùng xe, xếp hàng vượt quá bề rộng thùng xe, xếp hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe; Điều khiển xe liên tục quá thời gian quy định.

Chủ xe ô tô sẽ bị xử phạt theo quy định trên nếu tài xế điều khiển phương tiện vi phạm các quy định sau: Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có giấy phép; Chở hàng siêu trường, siêu trọng có giấy phép nhưng tổng trọng lượng, kích thước xe vượt quá quy định trong giấy phép.

Chủ xe bánh xích, xe ô tô tải, ô tô khách sẽ bị xử phạt theo quy định trên nếu tài xế điều khiển phương tiện vi phạm các quy định sau: Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe; Chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ; Xe vượt khổ giới hạn của cầu, đường ghi trong giấy phép; Điều khiển xe bánh xích tham gia giao thông không có giấy phép hoặc lưu thông trực tiếp trên đường…

Phạt xe không chính chủ, xe không nộp phí đường bộ

Cũng theo dự thảo Nghị định này thì những cá nhân, tổ chức là chủ phương tiện giao thông cơ giới nhưng không làm thủ tục chuyển đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định sau khi đã mua, được cho, được tặng, được thừa kế tài sản sẽ bị xử phạt (thường gọi là xe không chính chủ).

Cụ thể, người dân sau khi mua, bán, tặng, cho… phương tiện trong vòng 30 ngày phải đến cơ quan chức năng đăng ký, làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện đã mua bán qua nhiều đời thì chủ phương tiện cuối cùng, đang sử dụng xe phải có trách nhiệm đến các cơ quan đăng ký làm thủ tục đăng ký lại, chuyển quyền sở hữu.

Nếu xe lưu thông trên đường mà bị CSGT kiểm tra, phát hiện người lái xe không phải là chủ phương tiện theo giấy tờ xe, không chứng minh được người chủ trên giấy tờ xe là thân nhân, bạn bè cho mượn xe (tức là mua xe mà chưa sang tên, chuyển quyền sở hữu) sẽ bị xử phạt vì lỗi không chính chủ.

Quy định xử phạt xe không chính chủ đã có trong Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ban hành ngày 19/12/2012 và được áp dụng từ đầu tháng 11/2012. Tuy nhiên, chỉ mới thực hiện được vài ngày thì Chính phủ quyết định tạm dừng. Đến dự thảo lần này, bộ GTVT vẫn giữ nguyên quy định này. Chỉ có khác là mức phạt lỗi này theo dự thảo Nghị định mới giảm nhẹ hơn rất nhiều so với trong Nghị định 71.

Cụ thể, theo Nghị định 71 thì mức phạt là 6 - 10 triệu đồng với ôtô và 800.000 - 1.200.000 đồng với xe mô tô, xe gắn máy. Còn theo dự thảo Nghị định mới, mức phạt đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô chỉ là 100.000 - 200.000 đồng; đối với chủ xe là tổ chức thì mức phạt là 200.000 - 400.000 đồng. Mức phạt đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô là 2 - 4 triệu đồng; đối với chủ xe là tổ chức thì mức phạt là 4 - 8 triệu đồng.

Mức phạt 100.000 - 8.000.000 đồng trên cũng được áp dụng cho những phương tiện cơ giới không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định. Đây là cơ sở để CSGT có thể xử phạt các phương tiện không nộp phí bảo trì đường bộ được áp dụng từ đầu năm 2013.

[INFO1]Dự thảo này đang được Bộ GTVT lấy ý kiến đóng góp (thông qua Vụ ATGT). Địa chỉ nhận ý kiến đóng góp: 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; Email: tunght@mt.gov.vn. Dự kiến dự thảo sẽ sớm trình Chính phủ thông qua để kịp ban hành và thực hiện từ ngày 1/7/2013.[/INFO1]

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/quyet-phat-xe-khong-chinh-chu-702670.htm
 
Cho em hỏi:
1: Vợ của em ruột vợ mình có đưọc xếp vào thành phần "người thân" không?
2: Nếu đối tượng nêu trên được xếp là "người thân" thì đi mượn xe của đối tượng trên thì phải mang theo giấy tờ gì để chứng minh đó là hợp lệ
Em cảm ơn!
 
Cho em hỏi:
1: Vợ của em ruột vợ mình có đưọc xếp vào thành phần "người thân" không?
2: Nếu đối tượng nêu trên được xếp là "người thân" thì đi mượn xe của đối tượng trên thì phải mang theo giấy tờ gì để chứng minh đó là hợp lệ
Em cảm ơn!
Phương án 1: Mang theo 4 thứ:

1. Khai sinh vợ
2. Khai sinh em vợ
Hai thứ này chứng minh 2 người trên là chị em

3. Hôn thú của mình
4. Hôn thú của em vợ
Hai thứ này chứng minh mình và người thư 4 cùng có quan hệ với 2 người có cùng quan hệ sẵn.

Phương án 2: Tự nhận 2 người là bạn, khỏi qua trung gian. Mà cũng có khi là bạn thật ấy chứ?
 
Phương án 1: Mang theo 4 thứ:

1. Khai sinh vợ
2. Khai sinh em vợ
Hai thứ này chứng minh 2 người trên là chị em

3. Hôn thú của mình
4. Hôn thú của em vợ
Hai thứ này chứng minh mình và người thư 4 cùng có quan hệ với 2 người có cùng quan hệ sẵn.

Phương án 2: Tự nhận 2 người là bạn, khỏi qua trung gian. Mà cũng có khi là bạn thật ấy chứ?
Chú Mỹ: trong giấy khai sinh đâu có nói rõ là vợ và em vợ là chị em ruột đâu, nếu có chung thì chỉ có
- Tên cha, năm sinh cha, dân tôc cha
- Tên mẹ, năm sinh mẹ, dân tôc mẹ
=> Chưa có gì khẳng định đó là 2 chị em ruột cả (híc)
*Với phương án 2: Thì quy định là người thân nên là bạn có được không vậy chú?
------------------------------------------------------------------
Tò mò 1 chút cháu tìm về chứng minh thư mới thì thấy bài mới nhất tại
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2013/01/van-cap-chung-minh-nhan-dan-ghi-ten-cha-me/
Nghĩ: liệu nếu anh chở em ruột trên cái xe mang tên em ruột, khi bị bắt xuất trình chứng minh thư => Có thể chắc chắn đó là 2 anh em ruột không nhỉ? Việc cha mẹ trùng tên là bình thường.
Chú và các anh chị có thể giải thích giùm dhn46 không
(Topic thư giãn nên mọi coment mang tính thư giãn nhé)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
đọc xong cái luật mà "LÒNG EM ĐAU NHƯ CẮT"....
 
Chú Mỹ: trong giấy khai sinh đâu có nói rõ là vợ và em vợ là chị em ruột đâu, nếu có chung thì chỉ có
- Tên cha, năm sinh cha, dân tôc cha
- Tên mẹ, năm sinh mẹ, dân tôc mẹ
=> Chưa có gì khẳng định đó là 2 chị em ruột cả (híc)
*Với phương án 2: Thì quy định là người thân nên là bạn có được không vậy chú?

1. Cùng cha, hoặc cùng mẹ, chỉ cần 1 trong 2 thì là chị em ruột (trời ạ)
2. Bạn bè, thì lão ct đọc kỹ rồi (có mỗi con số 270 tấn trong bài 12 trang A4 còn nhận ra mà, nhớ hông):

bài 1 đã viết:
CSGT kiểm tra, phát hiện người lái xe không phải là chủ phương tiện theo giấy tờ xe, không chứng minh được người chủ trên giấy tờ xe là thân nhân, bạn bè cho mượn xe
Dzậy không là bạn, cứ nhận là . Alo 1 phát 2 người nói giống nhau là ok.

Việc cha mẹ trùng tên là bình thường.

Vậy khi mượn xe, ráng kiếm người trùng tên cha mẹ mà mượn nghe cưng! Bình thường mừ
 
Luật là tích cực, nhưng "người làm luật" thì vô phương! Mà khổ nổi, luật làm ra dường như không hướng vào sự ý thức và nhận thức của người dân, để cho "người làm luật" họ căn cứ vào đó để rình rập để chộp trong mọi tình huống nếu có thể, và họ không mong muốn người dân ý thức, càng sai phạm, càng thu nhiều.

Nhìn hình ảnh người cảnh sát giao thông nước ngoài đứng giữa lòng đường hướng dẫn giao thông, thậm chí có anh cảnh sát còn nhảy hiphop để làm không khí giao thông vui nhộn khi điều khiển; đối lập với chúng ta, những "anh hùng núp", núp đủ kiểu, núp sau cua quẹo, chỗ tối đèn, chỗ bảng giao thông hướng dẫn bất hợp lý, chỗ có những line phân luồng rất hẹp ... để phạt thì ít, kiếm chác thì nhiều...

Hy vọng người làm luật học tinh hoa từ những nước tiên tiến chứ học theo Indonesia, phải chở 3 mới cho vô thành phố, ngày chẳn lẻ v.v... thì dân càng khổ.
 
Toàn là những quy định làm khổ dân.
Công ty em có 10 cái xe tải, em thuê 10 ông lái xe. Giấy tờ xe mang tên công ty. Em ký hợp đồng lao động với lái xe, đi đường công an vẫn hạch sách đủ điều. Trong khi là đã "làm luật" rồi đấy ạ.
Em có 1 cái Xe em mới mua lại, hic (qua 2 đời chủ), giờ đi làm lại giấy tờ mới là chết. Đúng là củ hành cay mắt.
 
Bình thường thôi, nước ta còn nghèo, phải đóng thuế, phí... để xây dựng đất nước. Phí này còn có thể chấp nhận nhưng chuyện tiền gửi tiết kiệm trên 500 chai thì phải đóng thuế mới đáng ngại.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
No table!

/(hông còn gì để nói lúc hoàng hôn; /_o đi ngủ thôi các bạn

 
Bình thường thôi, nước ta còn nghèo, phải đóng thuế, phí... để xây dựng đất nước. Phí này còn có thể chấp nhận nhưng chuyện tiền gửi tiết kiệm trên 500 chai thì phải đóng thuế mới đáng ngại.
Rồi đây chẳng ai gửi ngân hàng! Lợi bất cập hại!
 
- Hôm nay em đi rút tiền lương và đóng phí là 1000vnd + 100vnd VAT. Công ty em có khoảng hơn 6.000 công nhân vậy nếu mỗi người rút 1 lần thì khoản "service" cũng khá đáng kể trong khi họ chen chúc nhau rút tiền, xếp hàng, cũng cực.
- Lại nói về chuyện "Chính chủ": hôm nay e cũng đi photo, công chứng hẳn hoi cái giấy khai sinh của em, hìhì vì em đi xe mang tên bố đề phòng các chú công an hởi tới (chỉ sợ đi cái xe thứ 2 mua từ khi nào mà không biết chủ là ai - híc).
Sống và làm việc theo pháp luật, pháp luật chưa phù hợp sẽ có nghị định, thông tư hướng dẫn rồi sẽ áp dụng cụ thể một thời gian sau.
 
Không được dừng xe để xử phạt “xe không chính chủ”

C.MAI | 07/03/2013 08:52 (GMT + 7)
TT - Bộ Công an vừa ban hành thông tư số 11/2013/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định 34 và 71 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

[NOTE1]Về vấn đề xử phạt “xe không chính chủ” mà dư luận đang quan tâm, tại điều 9 của thông tư 11 quy định: khi xe đang lưu thông trên đường, không được dừng xe để kiểm soát, xử lý hành vi “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”.
Thông qua công tác đăng ký, cấp biển số, điều tra giải quyết tai nạn giao thông, qua phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, các trường hợp phương tiện vi phạm bị tạm giữ theo quy định và qua điều tra các vụ án hình sự, nếu phát hiện người mua hoặc người bán không làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe (mua bán xe không sang tên) thì mới tiến hành xử phạt.
Thông tư 11 cũng hướng dẫn cụ thể về các trường hợp tạm giữ giấy tờ, phương tiện của người vi phạm giao thông, việc xử phạt vi phạm giao thông đối với người chưa thành niên, số lượng người được chở vượt quá mà không bị phạt đối với từng loại xe (xe đến chín chỗ ngồi được phép chở quá một người, xe trên 30 chỗ ngồi được phép chở quá bốn người)... Ngoài ra, thông tư cũng quy định cụ thể các loại giấy tờ xe mà người điều khiển phương tiện phải xuất trình tại thời điểm kiểm soát gồm giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn, kỹ thuật và bảo vệ môi trường (trong một số trường hợp). Nếu thiếu giấy tờ sẽ bị lập biên bản, bị tạm giữ phương tiện. Thông tư 11 sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 15-4-2013.
[/NOTE1]
Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/...oc-dung-xe-de-xu-phat-xe-khong-chinh-chu.html

Hy vọng CSGT thực hiện đúng theo Thông tư 11 này!
 
Hy vọng CSGT thực hiện đúng theo Thông tư 11 này!

Thì cũng chỉ là HY VỌNG thôi
Tôi thấy VN cũng dần dần bắt chước nước ngoài nhưng mà cái gì cũng bắt chước.. không tới
Đến khi nào ta có thể đóng phạt trực tiếp bằng cách trừ tiền trong tài khoản ngân hàng thì thậm chí khỏi cần mấy cái luật chính chủ chi cho mất công ---> Tự người dân sẽ ý thức việc sang tên, nếu không bị trừ tiền oan ráng chịu
Rất đơn giản và hiệu quả mà không cần phải loay hoay như gà mắc tóc thế này
 
Thì cũng chỉ là HY VỌNG thôi
Tôi thấy VN cũng dần dần bắt chước nước ngoài nhưng mà cái gì cũng bắt chước.. không tới
Đến khi nào ta có thể đóng phạt trực tiếp bằng cách trừ tiền trong tài khoản ngân hàng thì thậm chí khỏi cần mấy cái luật chính chủ chi cho mất công ---> Tự người dân sẽ ý thức việc sang tên, nếu không bị trừ tiền oan ráng chịu
Rất đơn giản và hiệu quả mà không cần phải loay hoay như gà mắc tóc thế này

Tôi luôn lắng nghe 1001 lời nói của các bạn, tôi luôn thấu hiểu 1001 ý kiến của bạn, nhưng tôi sẽ thực hiện theo ý kiến của tôi!

===================================================

Đó là một thực trạng đáng sợ của nhà quản lý.
 
Chuyện!
Xã hội ngon lành thì tham quan có chổ đâu mà ngồi!

Hãy hết sức bình tĩnh, dụt tốc bất đạt!
 
Lại nói về chuyện phạt xe chính chủ ---> hôm nọ e đi xe vợ , bi công an túm ---> xuất trình giấy tờ ( đăng ký, bằng lái xe,BHiểm) %#^#$ chẳng khớp với cái xe em đi gì cả -------> mấy chú công an xem xong bảo giấy tờ thì đầy đủ --> bây giờ mời anh vào nộp phạt .............????? <-----Miễn bàn luôn @!##

-- Nhân đây lại nói cái vụ mũ bảo hiểm chính hãng ,e thấy rất chi là mâu thuẫn ở điểm này ;;

---> đối với tệ nạn XH : phạt người bán dâm, còn thằng mua dâm thì ...???
---> Giao thông : Phạt người đội mũ bảo hiểm giả , người bán mũ thì ....????

xin lỗi các bạn nữ nếu mình nói hơi thô nhé <-------0-/.
 
Đã sắp phạt PHÍ LƯU THÔNG, nhưng tôi chưa biết phải MUA Ở ĐÂU???
 
em nghe mấy a công ty bảo là khoán cho đơn vị công an Phường Xã, mình đến đấy đăng kiểm mua tem thì phải

Đã không hướng dẫn cụ thể mua tại đâu, thủ tục như thế nào, vậy mà "me" đòi phạt người dân rồi! Người dân còn mờ mịt thế kia mà!

Tôi search google thì thấy theo Nghị định 71 là như vậy, nhưng hình như áp dụng thuộc Nghị định khác rồi thì phải.
 
Em cũng không thể hiểu được vì sao Luật ngày càng mù mờ. Tại sao nhà nước và chính phủ không cho 1 thời điểm để áp dụng cho những xe bắt đầu đăng kí từ ngày phát hành luật? Sau đó ai mua bán mà không đăng kí thì phải chịu => bị phạt cũng không thắc mắc được. Những trường hợp mua bán trước cũng có lỗi của việc quản lý.
 
Em cũng không thể hiểu được vì sao Luật ngày càng mù mờ. Tại sao nhà nước và chính phủ không cho 1 thời điểm để áp dụng cho những xe bắt đầu đăng kí từ ngày phát hành luật? Sau đó ai mua bán mà không đăng kí thì phải chịu => bị phạt cũng không thắc mắc được. Những trường hợp mua bán trước cũng có lỗi của việc quản lý.
Chuyện này cũng chẳng có chi là mù mờ, Chuyện của tôi mới mắc cười nè:
Hồi trước chổ tôi ở gọi là huyện Vĩnh Cửu, sau đó đổi thành Thị Xã Vĩnh An rồi cuối cùng lại trả về tên huyện Vĩnh Cứu
Cái thời tôi làm hộ khẩu cũng chính là thời mà huyện tôi đổi tên thành Thị Xã Vĩnh An. Đến khi mua xe, ra làm giấy tờ thì ông CA ổng không chịu. Ổng bảo:
- Bây giờ là huyện Vĩnh Cửu chứ có còn Thị Xã Vĩnh An đâu. Sổ hộ khẩu của anh sai rồi, anh mang giấy tờ về sửa lại đi
------------------------------------------------------
Má ơi, tôi sửa bằng cách nào đây? Thị Xã Vĩnh An hay huyện Vĩnh Cửu thì cũng là ông nhà nước thay đổi chứ có phải tôi tự đổi đâu mà bảo tôi sửa
Cuối cùng rồi cũng xong cái giấy, ấy là nhờ... CÒ
Ẹc... Ẹc...
 
Nhân tiện nói chuyện xe không chính chủ, em nói đến chuyện tiền gửi ngân hàng. (Hai chuyện này chẳng liên quan tới nhau lắm...hihi)
Hic, nhân viên em đi rút tiền lương, thấy bị trừ phí, thẻ Vietcombank, rút cây Vietcombank. Nó đã thu phí thì nó cho rút tiền 1 lần, 1 cục đi cho nhanh, đằng này, mỗi lần rút chỉ được tối đa 3.000.000 chẳng hạn. Bạn í rút 5 lần , mất 5.500đ tiền phí.
Thu phí nói 1.100đ là ít nhưng thực chất có người phải rút đến cả chục lần thì sao? Hic...

Chuyển tiền thì công ty mất phí chuyển tiền, rút tiền thì người lao động mất phí (gọi là khấu hao TS cố định- cây rút tiền tự động mình sử dụng, mình mất phí). Nói là nâng cấp các điểm rút thẻ, nhưng cây thì nhiều cây hỏng, tiền không đổ kịp, hoặc thường xuyên bảo dưỡng...có thấy thay mới đâu, bảo dưỡng đâu....

Hic, hic...
 
Nhân tiện nói chuyện xe không chính chủ, em nói đến chuyện tiền gửi ngân hàng. (Hai chuyện này chẳng liên quan tới nhau lắm...hihi)
Hic, nhân viên em đi rút tiền lương, thấy bị trừ phí, thẻ Vietcombank, rút cây Vietcombank. Nó đã thu phí thì nó cho rút tiền 1 lần, 1 cục đi cho nhanh, đằng này, mỗi lần rút chỉ được tối đa 3.000.000 chẳng hạn. Bạn í rút 5 lần , mất 5.500đ tiền phí.
Thu phí nói 1.100đ là ít nhưng thực chất có người phải rút đến cả chục lần thì sao? Hic...

Chuyển tiền thì công ty mất phí chuyển tiền, rút tiền thì người lao động mất phí (gọi là khấu hao TS cố định- cây rút tiền tự động mình sử dụng, mình mất phí). Nói là nâng cấp các điểm rút thẻ, nhưng cây thì nhiều cây hỏng, tiền không đổ kịp, hoặc thường xuyên bảo dưỡng...có thấy thay mới đâu, bảo dưỡng đâu....

Hic, hic...

Mình xài thẻ MHB (Mekong Housing Bank), rút tối đa cho 1 lần là 10 triệu, mỗi ngày không được rút quá 30 triệu. Đổi ngân hàng đi!
 
Chưa xử phạt xe không chính chủ

"Không phải Bộ Giao thông chùn tay xử phạt người không sang tên đổi chủ phương tiện mà là tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân", Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng phát biểu chiều 11/3.

Quy định về xe chính chủ sai luật, không khả thi

Nội dung phạt chủ xe chưa sang tên đổi chủ, không nộp phí bảo trì, đội mũ bảo hiểm giả được thảo luận sôi nổi tại buổi lấy ý kiến về dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, đường sắt, chiều 11/3.
Theo bà Lê Minh Châu, Phó vụ trưởng An toàn giao thông, Bộ Giao thông Vận tải, sau khi dự thảo lần hai của Nghị định được đăng tải lấy ý kiến người dân, cơ quan này đã nhận được 300 ý kiến. Trong đó, đa số không đồng tình khi đưa mức xử phạt người chưa sang tên đổi chủ vào nghị định vì cho rằng các văn bản pháp lý để người dân đi sang tên xe chưa đầy đủ nên sẽ bất hợp lý nếu phạt. Bà Châu cho rằng chưa nên đưa nội dung này vào dự thảo Nghị định.
Đồng quan điểm, bà Trịnh Minh Hiền, Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Giao thông Vận tải cũng cho rằng, hành vi phạt người chưa sang tên đổi chủ là chính xác, song hiện nay hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn người dân đi sang tên phương tiện chưa thật rõ ràng nên dự thảo Nghị định chưa nên đưa nội dung phạt hành vi này vào.
Đại tá Trần Sơn Hà, Phó cục trưởng CSGT đường bộ đường sắt, lại cho rằng, các văn bản quy định về hành vi không sang tên phương tiện đã rõ ràng, việc xử phạt không phải là mới. Trong khi đó xảy ra tai nạn giao thông hay các vụ trọng án, việc điều tra phương tiện mang tên người khác rất khó khăn. Phương tiện mang đúng tên chủ sở hữu cũng là nhằm bảo vệ quyền lợi cho dân. Do vậy, cần đưa quy định phạt hành vi không chuyển tên trong dự thảo Nghị định.
“Chính phủ đã giao cho các ban ngành xử phạt qua tài khoản, do vậy xe phải chính chủ, cũng để cơ quan quản lý phương tiện được tốt”, ông Trần Sơn Hà nhấn mạnh.
Thượng tá Đỗ Văn Cương, Vụ Pháp chế, Bộ Công an, cho biết để đảm bảo thuận lợi cho người dân đi sang tên phương tiện, Bộ đã ban hành Thông tư 12, sửa đổi thông tư 36 trước đây, sẽ có hiệu lực từ 1/7. Bộ cũng có lộ trình cho phương sang tên đổi chủ đến hết 2014, sau thời gian đó mới xử phạt xe không sang tên đổi chủ. Do vậy, quy định để cho chủ phương tiện đi sang tên xe đến nay đã đầy đủ. "Việc phạt người không sang tên phương tiện là đúng, bây giờ chúng ta cần quan tâm là mức phạt như thế nào cho hợp lý”, thượng tá Cương nêu ý kiến.
Tổng cục phó Tổng cục Đường bộ Nguyễn Văn Quyền lại lo ngại ngành công an hiện nay mới áp dụng cách xác minh chủ xe khá thủ công, chỉ bằng mắt thường. Do vậy, cần cải tiến bằng các biện pháp phát hiện chủ xe không sang tên đổi chủ được nhanh, hiện đại, không nên để người dân phải chứng minh là chủ xe hay không. Nếu người dân phải mang giấy đi mượn xe để trình công an là không đúng.
Để tạo thuận lợi cho người dân, đại diện Bộ Tư pháp, bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Pháp luật hình sự - hành chính, đề nghị đưa nội dung phạt người chưa sang tên đổi chủ cùng một số hành vi như phạt nguội, gây tai nạn giao thông. Khi cảnh sát giao thông xử lý các hành vi này sẽ kết hợp phạt nếu phát hiện chủ xe đó không chuyển tên.

Thang_1.JPG


Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng yêu cầu Ban soạn thảo tiếp tục tiếp thu và giải trình các ý kiến đóng góp của người dân và cơ quan chuyên môn. Việc Bộ Giao thông soạn thảo nghị định là đúng trình tự quy định, để thực thi Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ tháng 7/2013.
Với nội dung phạt xe không chính chủ, Bộ trưởng Thăng cho rằng quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện đã có, song trong quá trình thực hiện cho thấy tính khả thi không cao nên đề nghị không đưa vào dự thảo Nghị định. Khi các cơ quan nghiên cứu về tính khả thi của các biện pháp xác minh nguồn gốc xe tốt hơn thì sẽ đưa quy định này vào Nghị định.
Ông lấy ví dụ, người vi phạm một hành vi song lại bị tạm giữ xe để cảnh sát giao thông điều tra xe đó chính chủ hay không. Việc này sẽ gây khó khăn cho dân khi họ đang vội đi đâu đó. Dù Bộ Công an không yêu cầu phải chứng minh nguồn gốc xe, song vẫn có thể gây phiền cho dân. Do vậy, các cơ quan cần nghiên cứu biện pháp xác minh nguồn gốc được rõ ràng, minh bạch hơn.
Nội dung phạt người không mua phí bảo trì đường bộ, Bộ trưởng Thăng cũng yêu cầu đưa ra khỏi dự thảo Nghị định, mà có văn bản với Bộ Tài chính đưa vào Nghị định xử phạt phí và lệ phí. Ông đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến về xử phạt mũ bảo hiểm, bổ sung nội dung người đội mũ bảo hiểm không có 3 phần: vỏ mũ, đệm hấp thu xung động và quai mũ.
“3 nội dung này vẫn tiếp tục được lấy ý kiến người dân, nếu nhiều người cho rằng nên đưa vào Nghị định thì chúng ta lại đưa vào. Không phải Bộ Giao thông chùn tay xử phạt người không sang tên đổi chủ phương tiện mà là tiếp thu các ý kiến đóng góp của người dân. Nếu các bộ ban ngành còn không thống nhất thì sẽ xin ý kiến Chính phủ và Chính phủ sẽ biểu quyết trước khi ban hành Nghị định”, Bộ trưởng Thăng bày tỏ.

Theo: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/03/bo-truong-thang-chua-xu-phat-xe-khong-chinh-chu/
 
Em cũng là 1 công dân hoàn toàn đồng ý không xử phạt xe không chính chủ (đối với xe máy) hehe, em đang vui vì xe em không chính chủ nếu phạt chắc em tèo quá.hehe
 
Cũng không tin được ông "lên giời" này lắm đâu cô nguyencanh ah.
Vì là "Chưa" chứ không phải là "Không" phạt xe không chính chủ.
Có khi ông đang ấp ủ 1 kế hoạch sát phạt dân chúng thì sao! --=0--=0--=0--=0
 
Cũng không tin được ông "lên giời" này lắm đâu cô nguyencanh ah.
Vì là "Chưa" chứ không phải là "Không" phạt xe không chính chủ.
Có khi ông đang ấp ủ 1 kế hoạch sát phạt dân chúng thì sao! --=0--=0--=0--=0

Cụ thể là Nghị định trước thì thu phí lưu thông đường bộ 50 ngàn đối với xe máy dưới 100c và 100 ngàn với xe máy >=100c, dân phản ứng, dân bàn ra, tạm hoãn thi hành, thì Nghị định kỳ này là 60 và 150 ngàn!
 
Nhắc về phí bảo dưỡng đường bộ thu trên đầu xe.

Tết nay trong một hội nghị bàn tròn của những thằng bạn thân chuyên tám chuyện trên trời dưới biển có đưa ra những câu nói như sau:

Một anh bạn làm nhà nước nói: - Phí này thực chất là trước kia đã thu trong xăng dầu, nhưng thấy bất hợp lý do người mua xăng chưa chắc dùng để chạy xe (ví dụ chạy tàu, hoặc chạy các loại máy có động cơ xăng). --> Cho nên nay tính tới việc lại thu lại phí này cũng là bình thường.

Một anh bạn khác bàn: Thu trên xe là không công bằng vì có xe chạy nhiều xe chạy ít xe nặng xe nhẹ, phá đường khác nhau sao lại thu bằng nhau: Có chăng nên thu trên bánh xe. Anh dùng bánh to, mua bánh nhiều chứng tỏ anh phá đường nhiều vậy thì tính trên bánh xe là hợp lý nhất.

Một câu hỏi lại được người khác đưa ra: thế còn mua bánh xe để chạy xe cày ruộng thì sao?
Cuộc họp hết thúc mà chưa có bàn thêm. :)
 
Vấn đề là tiền thuế người dân sử dụng đúng mục đích thì cần gì mấy cái dzụ phí cỏn con đó.
 
Vấn đề là tiền thuế người dân sử dụng đúng mục đích thì cần gì mấy cái dzụ phí cỏn con đó.

Viết không có chấm phẩy, không có liên từ, nên không biết rằng tiền thuế do DÂN SỬ DỤNG hay AI SỬ DỤNG nữa!

Sao lập lờ giống các văn bản luật quá!

Quy định chỉ có CSGT có đeo thẻ xanh mới được dừng phương tiện giao thông, nhưng lại có quy định khác là tất cả các CS khu vực, CS cơ động, CA ... đều được quyền dừng xe. Giảm bớt một nửa thằng rồi đẽ ra hàng đống thằng làm cái việc dừng xe, không biết người dân chịu các kiểu hành chánh này đến bao giờ.
 
Nghe nói sang T4/2013 còn phạt người đội mũ bảo hiểm giả. Mà sao không phạt bọn làm sản phẩm giả mà lại quy kết cho người dân "không may" mua phải nhỉ?
 
Nghe nói sang T4/2013 còn phạt người đội mũ bảo hiểm giả. Mà sao không phạt bọn làm sản phẩm giả mà lại quy kết cho người dân "không may" mua phải nhỉ?

Nói đến cái nón tôi chợt có 1 thắc mắc: Bằng cách nào CA biết được nón bảo hiểm là giả?
Tôi mua nón tốt nhưng lâu lắm rồi, bây giờ cái tem cũng bay mất. Trường hợp này nếu CA kiểm tra thì nói nón tôi là nón giả chắc?
Đúng là buồn cười
 
Nghe nói sang T4/2013 còn phạt người đội mũ bảo hiểm giả. Mà sao không phạt bọn làm sản phẩm giả mà lại quy kết cho người dân "không may" mua phải nhỉ?

Ai kêu anh "mua phải" ráng chịu! Từ luật này, nếu không có người mua, tự nhiên sẽ không có người bán! Giống bên Châu Âu đang áp dụng.

Tuy nhiên, trước khi có vụ tem trên nón, thì người dân đã mua nhiều nón xịn, thế thì căn cứ vào cái tem để phạt người ta thì thiệt là vô lý!
 
Thế thì lại có 1 câu hỏi khác: Làm sao tôi biết được cái nón tôi đang mua không phải là giả?
Đừng nói là dựa vào tem nha? Ai nói tem không làm giả được?
Ẹc... Ẹc... chắc khùng quá

Hàng giả, hàng nhái luôn có chất lượng kém, với nón BH ta có thể thử độ cứng bằng cách bóp 2 bên tai nón, giá bao giờ cũng bèo hơn hàng thật.

Người mua sản phẩm nên chọn các cửa hàng chính hảng để mua, đừng mua trên lề đường, vĩa hè, đừng mua hàng trôi nổi v.v...
 
Hàng giả, hàng nhái luôn có chất lượng kém, với nón BH ta có thể thử độ cứng bằng cách bóp 2 bên tai nón, giá bao giờ cũng bèo hơn hàng thật.

.

Làm việc bằng giấy tờ thì không thể nói thế được, cái gì cũng phải có văn bản chứng minh...
Tôi thử theo cảm tính của tôi và cho rằng cái nón A là ngon, nhưng ông CA ổng bào là dởm, tôi cãi lại cách nào đây?
Người mua sản phẩm nên chọn các cửa hàng chính hảng để mua, đừng mua trên lề đường, vĩa hè, đừng mua hàng trôi nổi v.v...
Thế Nghĩa có chắc rằng tôi vào cửa hàng để mua sẽ không nhầm không?
-------------------------------
Tôi thì cho rằng việc này rất TÀO LAO:
- Sinh mạng của tôi, tự tôi quyết định... Tôi mua nón kém chất lượng, tai nạn xãy ra tôi chết kệ tôi, liên quan gì đến ông nhà nước
- Xe không chính chủ cũng kệ tôi, miễn sao khi phạm luật, có người đóng tiền là được rồi. Nếu phạm luật hình sự, nắm đầu thằng đứng tên ra ---> Chỉ cần 1 lần là nó ớn chứ lo gì
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Luật mà sao không nghiên cứu kỹ, sâu và rộng nhỉ?
Cái gì cũng đợi vận hành đi rồi sẽ biết,............luật lệ cho cả một nước mà giống món ăn hay đồ chơi quá, thử được thì xài, không được thì bỏ, cùng lắm thì ép dầu ép mỡ...........ẹc ẹc..............

Giống cái này quá
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2013/03/de-du-an-bo-xit-van-hanh-roi-hay-danh-gia/

Tiền dân và môi trường sống mà .. "cứ thử đi rồi biết" thì quả là .. hãi hùng. Cứ như là trò chơi vô hại của trẻ con. Risk management + business projection = "vận hành rồi mới biết" thì "bad" hơn sinh viên thực tập. Một phát biểu vô trách nhiệm, ............ và .......... ý thức.
Từ chức hoặc bãi nhiệm **********.
Giống như cuộc họp lúc trước, đối thoại trực tuyến với dân và qua truyền hình, khi bộ trưởng Thăng bảo đưa ra .......thì chủ tịch/bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng mới phát biểu một câu mà em hơi ấn tượng:
"Nói như bộ trưởng thì ai cũng có thể làm bộ trưởng được"!!!!!!!!!!!
 
Làm việc bằng giấy tờ thì không thể nói thế được, cái gì cũng phải có văn bản chứng minh...
Tôi thử theo cảm tính của tôi và cho rằng cái nón A là ngon, nhưng ông CA ổng bào là dởm, tôi cãi lại cách nào đây?

Thế Nghĩa có chắc rằng tôi vào cửa hàng để mua sẽ không nhầm không?
-------------------------------
Tôi thì cho rằng việc này rất TÀO LAO:
- Sinh mạng của tôi, tự tôi quyết định... Tôi mua nón kém chất lượng, tai nạn xãy ra tôi chết kệ tôi, liên quan gì đến ông nhà nước
- Xe không chính chủ cũng kệ tôi, miễn sao khi phạm luật, có người đóng tiền là được rồi. Nếu phạm luật hình sự, nắm đầu thằng đứng tên ra ---> Chỉ cần 1 lần là nó ớn chứ lo gì

Chết thì đành, sợ hỏng chết nằm đó khổ người khác, bệnh viện quá tải... ẹc ẹc.
 
Làm việc bằng giấy tờ thì không thể nói thế được, cái gì cũng phải có văn bản chứng minh...
Tôi thử theo cảm tính của tôi và cho rằng cái nón A là ngon, nhưng ông CA ổng bào là dởm, tôi cãi lại cách nào đây?

Thế Nghĩa có chắc rằng tôi vào cửa hàng để mua sẽ không nhầm không?
-------------------------------
Tôi thì cho rằng việc này rất TÀO LAO: Sinh mạng của tôi, tự tôi quyết định... Tôi mua nón kém chất lượng, tai nạn xãy ra tôi chết kệ tôi, liên quan gì đến ông nhà nước

[INFO2=Phạt nặng du khách xài hàng dỏm]Khách du lịch đến Pháp, Italy nếu mua bán, sử dụng hàng nhái, sẽ bị phạt hàng trăm nghìn Euro, thậm chí có thể phải ngồi tù vài năm.

Theo tờ Timesonline, khách du lịch tới Pháp, Italy có thể phải nộp phạt hàng trăm nghìn Euro, thậm chí là ngồi tù, nếu mua bán, sử dụng hàng giả hàng nhái.

Hai quốc gia này gần đây đã đưa ra các mức án phạt khắt khe hơn đối với cả người bán và người mua hàng giả.

Ở Pháp, những khách du lịch bị bắt quả tang mua quần áo, kính râm, túi xách, đồng hồ "dỏm" sẽ bị phạt tới 300.000 Euro hoặc phải "bóc lịch" 3 năm trong trại giam.

Chẳng hạn, khách du lịch mang túi xách tay Louis Vuitton dỏm khi ra sân bay về nước, nếu bị phát hiện không những bị hải quan tịch thu còn bị phạt số tiền gấp đôi giá trị chiếc túi hàng thật, luật sư về bản quyền Nicholas Phillips cảnh báo.


Trong một số trường hợp, hải quan cửa khẩu nới lỏng, cho phép du khách hoàn thành chuyến đi và chỉ xử phạt khi họ làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay.

Các điều khoản xử phạt trên được đưa ra trong bối cảnh vấn nạn hàng giả đang trở nên trầm trọng ở châu Âu và ngày càng nhiều lo ngại thị trường này có sự dính líu của các băng đảng tội phạm quốc tế.

Luật sư sở hữu trí tuệ Simon Tracey cho rằng, việc mua bán, sử dụng hàng giả cũng tệ hại như hành vi ăn cắp.

Ở Anh, mỗi năm các doanh nghiệp làm ăn chính đáng đã bị mất khoảng 10 tỷ Bảng do nạn mua bán hàng nhái, trong đó 9 tỷ Bảng rơi vào tay các băng nhóm tội phạm.

Tuy nhiên, Chính phủ Anh không hình sự hóa với người sử dụng, mà thay vào đó thực hiện các chiến dịch tuyên truyền để cảnh giác người tiêu dùng không mua hàng dỏm.

Đ.T (theo Timesonline, Vietnamplus)[/INFO2]

Nguồn: http://www.baomoi.com/Phat-nang-du-khach-xai-hang-dom/137/3117102.epi

Theo như trên thì không cần đôi co, phạt là phạt vì anh xài đồ không chính hãng.
 

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom