Tính thể tích hình trụ ngang (9 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Đây nè... nhớ lại mấy công thức tích phân quả là khổ thật... (lâu rồi nên ko nhớ)... nhưng tôi đã làm dc cho bạn thành 1 công thức tổng quát và khá đơn giản... Bạn chỉ việc điền vào CHIỀU DÀI, BÁN KÍNH và ĐỘ CAO MỨC DẦU... Nó sẽ tự động tính cho bạn
Xem file và thử coi có chính xác ko?
Nếu dc thì chỉ cần Cảm ơn 1 cái là đũ rồi.. hi.. hi...
ANH TUẤN
Bạn cho mình hỏi, trong công thức của bạn, khi mình nhập chiều dài = 7m, bán kính = 0.95m, chiều cao = 0.77m thì phần thể tích ra đơn vị là m3 hay là cái gì, kết quả đó mình muốn ra số lit dầu (tỷ trọng 0.8) thì có cần quy đổi gì nữa không?
Cám ơn bạn nhiều.
 
Đo ra làm sao? Nghe thì dễ chứ chưa hẳn đã vậy.
1. Đo bao nhiêu đường chéo thì xác định được đó là đường kính gần nhất của hình tròn? Hay là
1a. Dùng thước dây đo chu vi và tính ra đường kính.
2. Trừ độ dày thép như thế nào?
Bài đã được tự động gộp:

Bạn cho mình hỏi, trong công thức của bạn, khi mình nhập chiều dài = 7m, bán kính = 0.95m, chiều cao = 0.77m thì phần thể tích ra đơn vị là m3 hay là cái gì, kết quả đó mình muốn ra số lit dầu (tỷ trọng 0.8) thì có cần quy đổi gì nữa không?
Cám ơn bạn nhiều.

Xem cái này thử nhé
 

File đính kèm

Khẳng định với bạn rằng kết quả V > 16000 lít là sai
Phân tích:
- Chiều dài bồn = 4.53
- Bán kính = 1.05
- Độ cao mức dầu = 2
Bây giờ, cứ cho rằng dầu đầy bồn, lúc ấy bài toán quy về việc tính thể tích hình trụ đứng như sau:
=(Bán kính * Bán kính) * Pi() * Chiều dài
Thế số vào: =(1.05*1.05)*3.14*4.53 = 15.6821805 tức 15682 lít
Bồn đầy còn chưa ra kết quả > 16000 lít nữa là
--------------
Kết luận: parem mà phòng kinh doanh xăng dầu cty bạn đưa ra là loại parem "cùi bắp" rồi
Chuẩn luôn, tính barem kiểu gì mà còn ra khối lượng lớn hơn khả năng chứa lớn nhất của bồn. bó tay
 
Bạn ơi! Bạn đã có thành viên nào gửi cách tính tiêu hao dầu trong téc dầu chưa? Có thì cho mình xin với nhé? Thanks! Bạn có thể gửi qua Email: lvqanh.2q@gmail.com Cám ơn bạn trước!
 
Bạn ơi, này có thể cho mình xin công thức được không, file bạn upload protect sheet có password nên mình không coi được. Mình cần kéo công thức cho 1 file data để tính thể tích cho từng chiều cao ấy.
Với thêm nữa, cho mình hỏi, các loại đầu khác nhau (ASME&FD, Flat head, Ellliptiacal head, hemispherical head) thì cũng chỉ cần nhập bán kính bồn, chiều dài bồn và chiều cao chất lỏng trong bồn thôi ạ? Không cần đo kích thước 2 đầu bồn hở bạn? Nếu 2 đầu bồn nhô ra nhiều hay ít thì sao bạn nhỉ (các bồn không giống nhau)?
Rất mong bạn hướng dẫn thêm.
Mình cám ơn nhé
 
cty em có bồn chứa gas trụ nằm ngang, 2 đầu chỏm cầu, em xin công thức tính luongj tồn được không ạ
Bên cty mình cũng sử dụng bồn chứa gas nằm ngang, 2 đầu chỏm cầu và cũng đang loay hoay chưa có cách tính lượng tồn chính xác. Nhờ các cao nhân chỉ bảo ạ. Xin cảm ơn ạ
 
Bên cty mình cũng sử dụng bồn chứa gas nằm ngang, 2 đầu chỏm cầu và cũng đang loay hoay chưa có cách tính lượng tồn chính xác. Nhờ các cao nhân chỉ bảo ạ. Xin cảm ơn ạ
Mình tổng hợp lại 2 file của bạn Tuấn và bạn ngongaolauca thấy công thức và kết quả như nhau, kiểm chứng so với thực tế của mình thấy ok.Bồn dầu 2 đầu là kiểu như hình nón, chiều dài 1.3m, rộng 1m tính theo công thức trên ra 1020 lít dầu thấy cũng ok.Đó là chưa cộng thêm phần chóp hình "chảo",vì công thức của 2 bạn đó là hình trụ tròn.Bạn có thể áp dụng và cộng thêm sai số.
 

File đính kèm

mọi người cho mình hỏi khối lượng riêng của dầu FO và KLR của nhựa đường vs ạ. Cty mình quy ra kg nhưng công thức tính ra khối
 
Không có học qua thì nói thẳng không có học qua. Làm bộ "bỏ lâu quá". Hình tròn thì làm sao tính được /cm ? Nghe hỏi thì biết là không hề học qua rồi.

Thể tích một phần hình trụ ngang là chiều dài nhân cho diện tích séc măng tròn. Diện tích séc măng tròn dùng công thức

Diện tích = r*r * ACos((r - h)/r) - (r - h) * Sqrt(2 * r * h - (h*h))

r = bán kình; h = chiều cao
ACos = hàm nghịch của Cosin; Sqrt = căn bâc hai.
Hi bạn, bạn cho mình hỏi nhờ, tính diện tích séc măng elip như thế nào bạn hỗ trợ giúp
 
Hi bạn, bạn cho mình hỏi nhờ, tính diện tích séc măng elip như thế nào bạn hỗ trợ giúp
Tôi dốt tiếng noại nên không hiểu "hi" là chào hay chửi.
Ở diễn đàn này tôi bị chửi nhiều lắm nên "tiễn điểu kinh cung". Thấy người dùng tiếng lạ là tôi tránh giao thiệp.
 
Tôi dốt tiếng noại nên không hiểu "hi" là chào hay chửi.
Ở diễn đàn này tôi bị chửi nhiều lắm nên "tiễn điểu kinh cung". Thấy người dùng tiếng lạ là tôi tránh giao thiệp.
Bên mình đang có bể chứa, đầu tiên là bể tròn hình trụ nằm ngang, sau đó bị nén theo phương dọc, nên tra barem bị sai đoạn giữa (do bị nén từ trên xuống nên đoạn giữa phình ra, tra barem bị thiếu) giờ muốn cân lại theo hình elip để giảm sai số, dễ quản lý. Nhờ cao kiến của bạn nhé?
 
Bên mình đang có bể chứa, đầu tiên là bể tròn hình trụ nằm ngang, sau đó bị nén theo phương dọc, nên tra barem bị sai đoạn giữa (do bị nén từ trên xuống nên đoạn giữa phình ra, tra barem bị thiếu) giờ muốn cân lại theo hình elip để giảm sai số, dễ quản lý. Nhờ cao kiến của bạn nhé?
Bồn bị méo thì không có công thức nào tính được bằng hình học, lượng giác, vi/tích phân, hay số học.
Cách duy nhất là làm bảng đo khác, tính theo hồi quy.
Bước 1:
- Chọn một đơn vị x (m3 hay 1000L). Thường là 1% dung lượng cả bồn. Nếu dung lượng bồn tính coi là 5000L thì đơn vị là 50L.
- Chọn một bình đong có dung lượng > 50L.
- Đổ đúng 50L vào bình đong. Đánh dấu điểm này.
- Đổ chất lỏng từ bình đong sang bồn.
- Đo mực chất lỏng, ghi vào sổ. (trong Excel, cột A cho thước đo, và cột B cho số bình chứa)
Bước 2:
- Làm ngược lại bước 1. Bơm 50L ra và ghi lại mực chất lỏng trong bồn chứa. (trên Excel, cột C, nhưng nhớ ghi từ dưới lên trên để có thể lấy chung số bình chứa)
Bước 3:
- Sau bước 2 và 1 ta sẽ có hai bảng đánh dấu thêm vào và bơm ra
- Đem hai bảng này so nhau và lấy trung bình các dữ liệu thước đo tương ứng nhau
Bước 4:
- Hoặc dùng thẳng bảng này.
- Hoặc cho nó vào bài toán hồi quy (Linest) của Excel để tính các thông số cho phương trình. Dùng phương trình để tính lượng chất lỏng cho mỗi độ đo.
Bước 5:
- Chép lại bảng làm template cho các lần điều chỉnh tới (hình dạng méo mó thì sẽ biến dạng thường xuyên. Tùy khí hậu nơi này mà đoán chu kỳ 3 hoặc 6 tháng.

Giải thuật trên tôi tính là độ khó ở mức B và C (xem bài #6 trong link đính kèm). Tùy hỉ bạn đóng góp, không có gì bắt buộc và tôi cũng chẳng hưởng xu teng nào.

 
View attachment 303874


vấn đề cần thiết là ta mua cái thước (ảnh dưới) loại cực to là đo và tính được.

View attachment 303875
Vật mẫu lớn thì sai số cho phép cũng được phép lớn hơn, cho nên dùng phương pháp đo tương đối thôi bác, dùng thước dây đo là được mà. Chứ cái thước như hình này nếu đủ to để đo được thì nó cũng mất khối tiền á bác :D
 
Bồn bị méo thì không có công thức nào tính được bằng hình học, lượng giác, vi/tích phân, hay số học.
Cách duy nhất là làm bảng đo khác, tính theo hồi quy.
Bước 1:
- Chọn một đơn vị x (m3 hay 1000L). Thường là 1% dung lượng cả bồn. Nếu dung lượng bồn tính coi là 5000L thì đơn vị là 50L.
- Chọn một bình đong có dung lượng > 50L.
- Đổ đúng 50L vào bình đong. Đánh dấu điểm này.
- Đổ chất lỏng từ bình đong sang bồn.
- Đo mực chất lỏng, ghi vào sổ. (trong Excel, cột A cho thước đo, và cột B cho số bình chứa)
Bước 2:
- Làm ngược lại bước 1. Bơm 50L ra và ghi lại mực chất lỏng trong bồn chứa. (trên Excel, cột C, nhưng nhớ ghi từ dưới lên trên để có thể lấy chung số bình chứa)
Bước 3:
- Sau bước 2 và 1 ta sẽ có hai bảng đánh dấu thêm vào và bơm ra
- Đem hai bảng này so nhau và lấy trung bình các dữ liệu thước đo tương ứng nhau
Bước 4:
- Hoặc dùng thẳng bảng này.
- Hoặc cho nó vào bài toán hồi quy (Linest) của Excel để tính các thông số cho phương trình. Dùng phương trình để tính lượng chất lỏng cho mỗi độ đo.
Bước 5:
- Chép lại bảng làm template cho các lần điều chỉnh tới (hình dạng méo mó thì sẽ biến dạng thường xuyên. Tùy khí hậu nơi này mà đoán chu kỳ 3 hoặc 6 tháng.

Giải thuật trên tôi tính là độ khó ở mức B và C (xem bài #6 trong link đính kèm). Tùy hỉ bạn đóng góp, không có gì bắt buộc và tôi cũng chẳng hưởng xu teng nào.

Cảm ơn cao kiến của bạn.
Tất nhiên khi bị nén thì bể chứa sẽ biến dạng đủ kiểu, không phải theo một hình elip. Phương pháp làm barem bể của bạn hoàn toàn chính xác, nhưng bể chứa ở đây đến hơn 30.000l và đang vận hành nên không thể làm theo phương pháp đó.
Mình đã ghi nhật ký và theo dõi bể tuân theo quy luật là gần đáy dương, âm dần lên ngay mức qua tâm (cực đại) và giảm âm dần đỉnh bể --> là bể bị nén từ trên xuống dạng như bể elip nên muốn hiệu chỉnh ở mức gần đúng để quản lý thực tế thôi, còn sổ sách thì ghi ngược là được. Điều mình chưa rõ là tính diện tích séc măng elip như thế nào (toàn phần thì đã biết nhưng tính diện tích phần chiếm chỗ elip theo chiều cao thì chưa)
Một lần nữa cảm ơn bạn đã góp ý, về mức B/C thì ở đơn vị mình cũng đã làm rồi, Cảm ơn tấm lòng của bạn.
 
Cảm ơn cao kiến của bạn.
Tất nhiên khi bị nén thì bể chứa sẽ biến dạng đủ kiểu, không phải theo một hình elip. Phương pháp làm barem bể của bạn hoàn toàn chính xác, nhưng bể chứa ở đây đến hơn 30.000l và đang vận hành nên không thể làm theo phương pháp đó.
Mình đã ghi nhật ký và theo dõi bể tuân theo quy luật là gần đáy dương, âm dần lên ngay mức qua tâm (cực đại) và giảm âm dần đỉnh bể --> là bể bị nén từ trên xuống dạng như bể elip nên muốn hiệu chỉnh ở mức gần đúng để quản lý thực tế thôi, còn sổ sách thì ghi ngược là được. Điều mình chưa rõ là tính diện tích séc măng elip như thế nào (toàn phần thì đã biết nhưng tính diện tích phần chiếm chỗ elip theo chiều cao thì chưa)
Một lần nữa cảm ơn bạn đã góp ý, về mức B/C thì ở đơn vị mình cũng đã làm rồi, Cảm ơn tấm lòng của bạn.
Quý vị không chịu đọc rõ câu đầu tiên của bài #93. Đã nói muốn hiểu giải pháp thì khải đọc rõ từng câu.
Câu đó, nhắc lại, đã biến dạng vì bị nén thì không có cách nào giản dị để tính cả. Ngay cả suy luận rằng bị nén thì hình tròn sẽ thành ellipsis cũng là sai. Tù sức chịu đựng của độ dày thành, chiều lực ép, độ gần với một đầu mà nó ra hình thù khác nhau. (ở hai đầu có phần nắp/đáy cho nên chịu nén tốt hơn). Chưa kể khả năng cả ống bị cong (hai đầu không song song, và đường sống lưng không thẳng).
Việc đo đạc bằng cái thước Venier theo bài #94 cũng là nói dóc. Để đo mỏ vật lớn vậy, người ta dùng cái thước có dạng như cái com-pa (chỉ khác la hai cạnh nó hình cong - tôi quên mất tên chuyên của nó rồi). Cái rẻ tiền thì chỉ vậy, đo xong người ta đo lại miệng cái com-pa để lấy kích thước. Cái mắc tiền thì chính nó có sẵn chỗ đọc.

Nếu cái hình trụ to quá thì không có cách đo trực tiếp. Cách tôi dùng 20 năm trước là đặt hai cây thước ngang trên và dưới mặt đo, dùng thước bọng nước của thợ nề để bảo đảm độ ngang. Cây trên có cột sợi dây nhợ với cục dọi thợ nề (cho nó thẳng) và đo theo sợi dây ấy.
Bây giờ thì rấ dễ. Bạn chỉ cần kiếm mượn cái máy đo độ cao của mấy thằng trắc địa (land surveyor)
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom