Vui lòng hướng dẫn kê khai thuế GTGT, hạch toán kế toán cho đối tượng không chịu thuế (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Vui lòng hướng dẫn kê khai thuế GTGT, hạch toán kế toán cho đối tượng không chịu thuế GTGT

A. - Kê khai thuế GTGT cho đối tượng không chịu thuế GTGT

Giả sử có hóa đơn đầu vào
Tiền hàng chưa thuế : 100.000 đồng
Thuế GTGT : 10.000 đồng
Tổng giá thanh toán : 110.000 đồng


Báo cáo thuế GTGT

Tờ khai 01/GTGT – Tờ khai thuế GTGT thì lên như thế nào cho các chỉ tiêu sau đây :
Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong nước (chỉ tiêu 14)
Tổng số thuế của HHDV mua vào (chỉ tiêu 22)
Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này (chỉ tiêu 23)

Trường hợp 1 :

Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong nước (chỉ tiêu 14) :
Giá trị HHDV (Chưa có thuế) : 100.000 đồng – Thuế GTGT : 10.000 đồng
Tổng số thuế của HHDV mua vào (chỉ tiêu 22) : Cột thuế GTGT ghi : 10.000 đồng
Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này (chỉ tiêu 23) – 10.000 đồng

|
A​
|
B​
|
C​
|
D​
|
1​
|
Chỉ tiêu​
|
Mã​
|
Giá trị HHDV (chưa có thuế)​
|
Thuế GTGT​
|
2​
|Trường hợp 1| | | |
3​
|Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong nước |
14​
|
100,000​
|
10,000​
|
4​
|Tổng số thuế của HHDV mua vào|
22​
| |
10,000​
|
5​
|Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này|
23​
| |
10,000​
|


Trường hợp 2 :

Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong nước (chỉ tiêu 14) :
Giá trị HHDV (Chưa có thuế) : 110.000 đồng – Thuế GTGT : “không” đồng.
Lý do : Không đồng - Lý do đưa vào giá mua hàng hóa, dịch vụ
Tổng số thuế của HHDV mua vào (chỉ tiêu 22) : Cột thuế GTGT ghi : “không” đồng
Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này (chỉ tiêu 23) –“không” đồng

|
A​
|
B​
|
C​
|
D​
|
1​
|
Chỉ tiêu​
|
Mã​
|
Giá trị HHDV (chưa có thuế)​
|
Thuế GTGT​
|
2​
|Trường hợp 2| | | |
3​
|Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong nước |
14​
|
110,000​
| |
4​
|Tổng số thuế của HHDV mua vào|
22​
| |Không đồng - Lý do đưa vào giá mua hàng hóa, dịch vụ|
5​
|Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này|
23​
| |Không đồng|


Trường hợp 3 :

Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong nước (chỉ tiêu 14) :
Giá trị HHDV (Chưa có thuế) : 100.000 đồng – Thuế GTGT : 10.000 đồng
Tổng số thuế của HHDV mua vào (chỉ tiêu 22) : Cột thuế GTGT ghi : 10.000 đồng
Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này (chỉ tiêu 23) – “không” đồng (Không khấu trừ - lý do là loại hình kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT)

|
A​
|
B​
|
C​
|
D​
|
1​
|
Chỉ tiêu​
|
Mã​
|
Giá trị HHDV (chưa có thuế)​
|
Thuế GTGT​
|
2​
|Trường hợp 3| | | |
3​
|Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong nước |
14​
|
100,000​
|
10,000​
|
4​
|Tổng số thuế của HHDV mua vào|
22​
| |
10,000​
|
5​
|Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này|
23​
| |“không” đồng (Không khấu trừ - lý do là loại hình kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT|


B.- Hạch toán kế toán cho đối tượng không chịu thuế GTGT:

Trường hợp 1 :
Nợ TK loại 2, 6, 15 : 100.000 đồng
Nợ TK 1331 : 10.000 đ
Có 111/112 : 110.000 đồng
Và cuối kỳ kết chuyển thuề GTGT vào chi phí

Trường hợp 2 : (Thuế GTGT Không khấu trừ - lý do là loại hình kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT – nên phần thuế GTGT hạch toán thẳng vào chi phí và giá mua của hàng hóa/ dịch vụ và Tài sản cố định)

Nợ TK loại 2, 6, 15 : 110.000 đồng
Có 111/112 : 110.000 đồng

Kính nhờ anh chị trợ giúp cho phần kê khai thuế và hạch toán cho loại hình kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Chân thành cám ơn.

Kính chuyển triệu nụ hôn đến Quý Thầy cùng anh chị.
7.gif
 
Mời bác Kế toán già gân xem bài này tại đây

By Mr. Tranvanhung - Admin webketoan.vn Như cách trình bày của anh thì em có ý kiến như sau:

1. Về cách trình bày trên tờ khai thuế GTGT hàng tháng
[FONT=&quot]-[/FONT]Theo quy định, nếu là hàng hóa mua vào phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh mặt hàng không chịu thuế GTGT thì tòan bộ thuế GTGT đầu vào của các lọai hàng hóa này sẽ được tính vào giá trị hàng tồn kho, chi phí…mà không được khấu trừ đầu vào (TK 133). Quy định tại tiết C.7 điển C khỏan 1.2 Điều 1 mục III phần B (trang 24) thông tư 129/2008/TT-BTC như sau”
“C.7. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng nêu tại mục II phần A Thông tư này được tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh. Trừ các trường hợp sau:
- Thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại quy định tại điểm 19.e mục II phần A Thông tư này được khấu trừ toàn bộ;
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí được khấu trừ toàn bộ.”

Khi tiến hành lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng, tòan bộ các lọai hàng hóa này sẽ được kê khai vào phụ lục số 01-2/GTGT (có trong phần mềm HTKK) và chi tiết vào mục 2 (Hàng hóa, dịch vụ dùng riêng cho SXKD không chịu thuế GTGT) theo các chỉ tiêu tại các cột tương ứng. Phần thuế đầu vào vẫn phải lên trong bảng kê này tuy nhiên không được khấu trừ khi xác định “Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này” tại chỉ tiêu số 23 trên tờ khai thuế GTGT (Mẫu 01/GTGT).

Khi tiến hành lập phụ lục 01-2/GTGT và điền đầy đủ các nội dung đúng theo quy định thì tại dòng “Tổng số thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào” sẽ là Tổng số thuế của tất cả các mặt hàng mà doanh nghiệp đã mua vào trong kỳ, không phân biệt là có được khấu trừ hay không họăc được khấu trừ bao nhiêu. Điều này phải tiến hành thông qua phụ lục phân bổ 01-4A/GTGT (trong truờng hợp có mặt hàng dùng chung cho việc sản xuất, kinh doanh mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế. Như thế tại chỉ tiêu 22 của tờ khai 01/GTGT sẽ lấy số liệu đúng bằng số liệu tại dòng “Tổng số thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào” trong phụ lục 01-2/GTGT có nghĩa là tổng số thuế đầu vào trong kỳ (không phân biệt có được khấu trừ hay không, được khấu trừ bao nhiêu.).

Tại ô 23 của Tờ khai 01/GTGT thì số liệu sẽ lấy lên chính là số VAT mà doanh nghiệp được khấu trừ theo quy định tức là số liệu tại ô này sẽ bằng Tổng số tại các chỉ tiêu số 1 trong phục lục 01-2/GTGT và chỉ tiêu số 5 trong phụ lục 01-4A/GTGT. Vì thế mà trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng vừa chịu thuế và không chịu thuế thì số liệu tại ô số 23 trên tờ khai 01/GTGT luôn nhỏ hơn số liệu tại ô chỉ tiêu số 22.

Kết luận: Kê khai theo trường hợp 3 là đúng theo quy định, trường hợp 1 không đúng vì thuế của các mặt hàng này không được khấu trừ đầu vào còn trường hợp 2 thì không đúng theo hướng dẫn kê khai của TCT.


2. Cách hạch toán kế tóan
Vì các lý do nêu trên nên hạch toán theo trường hợp 2 là đúng quy định
===========

Cần phải phân biệt : Đối tượng không chịu thuế GTGT và thuế suất không (0%),
Đối với đối tượng không chịu thuế GTGT gồm 26 mặt hàng theo TT 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008
Khi kinh doanh các mặt hàng này, bác không phải chịu thuế do vậy hóa đơn đầu vào bác cũng không được khấu trừ.


Nhân đây, qua trao đổi cùng Quý Thầy và đồng nghiệp, có người nói mà Hoa nhận thấy cũng vui vui – câu chuyện như sau :

Là đơn vị kinh doanh : sản xuất vũ khí, chế tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh. (Thuộc nhóm thứ 18 theo TT 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 – Đối tượng không chịu thuế GTGT)

Và khi đầu vào có hóa đơn GTGT thì phần thuế GTGT này đưa vào chi phí hoặc giá mua hàng hóa, TSCĐ (Không được khấu trừ thuế GTGT)

Và khi kinh doanh, giả sử bán bom đạn này cho 1 nước nào đó, hoặc lấy bom đạn đó oanh tạc nơi đâu, thì bắt kẻ thù chịu? thằng nào ăn bom thì thằng đó chịu?
Bị thả bom chết mà đóng thuế, nó không chịu chết đâu, chết không nhắm mắt . Vì lúc này phần thuế GTGT do không khấu trừ thuế đã đưa vào chi phí, giá vốn hàng hóa)

Nghĩ thấy cũng hay hay.

Riêng bác gân, Hoa chỉ cho bác loại hình kinh doanh đối tương không chịu thuế như mặt hàng – Dịch vụ công cộng – phần d (Thuộc nhóm thứ 11 theo TT 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 – Đối tượng không chịu thuế GTGT)
“ Dịch vụ tang lễ của các cơ sở có chức năng kinh doanh dịch vụ tang lễ bao gồm các hoạt động cho thuê nhà tang kễ, xe ôtô phục vụ tang lễ, mai táng, hỏa táng, cải táng.”
Giả sử bác Gân có died thì bác có được khấu trừ thuế không ? Ẹc ẹc



Gửi bác lại nụ hôn đây
7.gif
 
Bác Kế toán Già Gân lẩm cẩm của Thùy An

Bác vẫn kê khai bình thường : Cho bảng kê đầu vào (Mẫu số 01-2/GTGT) có cả doanh số mua và thuế GTGT, bảng kê đầu ra (Mẩu số 01-1/GTGT)

Tại mẫu 01/GTGT – Tờ khai thuế GTGT

+ Chỉ tiêu 12 – Tự động lấy số liệu từ (Mẫu số 01-2/GTGT) đưa qua
+ Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong nước - các chỉ tiêu {14, 15} – Xem dữ liệu (Mẩu số 01-2/GTGT) để điền vào cho phù hợp

+ Tổng số thuế “Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này” tại {chỉ tiêu số 23} trên tờ khai thuế GTGT (Mẫu 01/GTGT).

{Chỉ tiêu 23} này sẽ báo nền vàng trên HTKK mã vạch nhằm cảnh báo nhưng vẫn cho phép in

Nếu bác có doanh số bán ra – hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT, bác kê khai vào chỉ tiêu 26 – còn cột thuế GTGT = không (0)

Chú ý thêm trường hợp :

- Nếu hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ cho có cả phần dùng cho sản xuất, kinh doanh vừa chịu thuế và không chịu thuế, bác cho chỉ tiêu [23]= [22]- (Thuế) của HHDV dùng riêng SXKD không chịu thuế.

Tại chỉ tiêu 23 của Tờ khai 01/GTGT, số liệu sẽ lấy lên chính là số VAT mà doanh nghiệp được khấu trừ theo quy định tức là số liệu tại chỉ tiêu 23 này sẽ bằng Tổng số tại các chỉ tiêu số 1 trong phục lục 01-2/GTGT và chỉ tiêu số 5 trong phụ lục 01-4A/GTGT

Bác tham khảo bài của anh Trần Văn Hùng trình bày sẽ rõ hơn

=========================

To : Trai Tơ – TungNguyen_KT yêu dấu,

Công bác KTGG viết bài, bạn lại cám ơn cô hoaquynh407 duyên dáng xinh xắn mới chết được với bạn.


To : Bác Kế toán già gân, em vừa nhận tin của Trai Tơ – TungNguyen_KT yêu dấu

Bác Gân còn nhiều con gái nuôi lắm, nên hỏng biết bác để lại cho ai khấu trừ đây.

Chỉ tội nghiệp cho hoaquynh407 mà thôi.

Tiếp theo lời hoaquynh407 trình bày, Thùy An nhận được lời tham vấn và nhận thấy, nếu bác KTGG có died xem như :

người chết đem chôn phải nộp thuế thay cho các ông nhà đòn (Mấy ông khiêng hòm). Khà Khà Khà
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tại thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 – Tại mục B – Căn cứ và phương pháp tính thuế
Phần 3 – Phương pháp tính thuế GTGT


Điểm : "C.4. Cơ sở sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thuỷ, hải sản có tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh tập trung có sử dụng sản phẩm ở các khâu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản làm nguyên liệu để tiếp tục sản xuất chế biến ra sản phẩm chịu thuế GTGT (bao gồm sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến xuất khẩu hoặc sản phẩm đã qua chế biến thuộc đối tượng chịu thuế GTGT) được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh ở tất cả các khâu đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất, chế biến. Trường hợp cơ sở có bán hàng hóa là sản phẩm nông, lâm, thuỷ hải sản chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế thông thường thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra."

Điểm : “C.7. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng nêu tại mục II phần A Thông tư này được tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh. Trừ các trường hợp sau:
- Thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại quy định tại điểm 19.e mục II phần A Thông tư này được khấu trừ toàn bộ;
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí được khấu trừ toàn bộ.”

Cũng may là đã có thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008, nếu không thì huynh gân chết cũng không nhắm mắt, vì phải nộp thuế thay. Đồng thời bọn khủng bố cũng an lòng nhắm mắt luôn vì không phải chịu thuế oan. Khà khà khà

Chắc kỳ này bọn khủng bố lên Đà Lạt tìm Thùy An, về Long An tìm hoaquynh407, về Bến Tre tìm nàng "ngoiquanuongcafe" và lên Kampuchea "thành phố Phnom Penh" tìm lão Kế toán gài gân quá. Ẹc ẹc ẹc
 
[B đã viết:
hoaquynh407[/B] đã nói:]Và khi kinh doanh, giả sử bán bom đạn này cho 1 nước nào đó, hoặc lấy bom đạn đó oanh tạc nơi đâu, thì bắt kẻ thù chịu? thằng nào ăn bom thì thằng đó chịu?
Bị thả bom chết mà đóng thuế, nó không chịu chết đâu, chết không nhắm mắt . Vì lúc này phần thuế GTGT do không khấu trừ thuế đã đưa vào chi phí, giá vốn hàng hóa)
“ Dịch vụ tang lễ của các cơ sở có chức năng kinh doanh dịch vụ tang lễ bao gồm các hoạt động cho thuê nhà tang kễ, xe ôtô phục vụ tang lễ, mai táng, hỏa táng, cải táng.”
Các bác thử xét xem người tiêu dùng là ai trong trường hợp đó? Không lẽ lại là người bị thả bom hay người chết!
 
Cám ơn bác HideBoy (HideBoy có thể viết tắt bởi HB hoặc HB có thể đọc và hiểu thêm nghĩa là Hotboy_GPE. Chàng trai nhanh nhẩu, cực sốc. Khà khà khà)

Bác đặt vấn đề em thấy cũng có lý vì thuế GTGT đánh trên người tiêu dùng (Người Tiêu dùng cuối cùng phải chịu và gánh đủ)

Còn như bọn em - là người tiêu dùng trung gian (do ngành nghề của em được xếp vào loại không chịu thuế : như sản xuất vũ khí, chế tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc mai táng cớ sao em không được khấu trừ ngay. Bởi vậy em mới buồn. Em buồn vì tiền mình bỏ ra mua hàng hoá, dịch vụ đó mà sao không được khấu trừ ngay.


Cuối cùng để cái ông khủng bố (nếu có) hoặc huynh gân "lỡ có died" thì huynh gân cũng đâu được khấu trừ. Chưa kể trường hợp sau này, các chi phí tiêu dùng của huynh gân có thể được khấu trừ thuế TNCN nữa đó.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
A. - Kê khai thuế GTGT cho đối tượng không chịu thuế GTGT
Giả sử có hóa đơn đầu vào
Tiền hàng chưa thuế : 100.000 đồng
Thuế GTGT : 10.000 đồng
Tổng giá thanh toán : 110.000 đồng
Thực ra thì các bài viết trên đã trả lời cơ bản rồi! Nhưng trong trường hợp cụ thể thì vẫn còn phải vận dụng Luật.
HB mạn phép được biện luận một chút nhân dịp bác KTGG viết bài này:
Kê khai thuế GTGT cho đối tượng không chịu thuế GTGT
1. Riêng với Luật thuế GTGT thì đối tượng không chịu thuế là hàng hoá, dịch vụ (không phải người nộp thuế); Nếu khai thuế GTGT thì khai thuế cho Người nộp thuế (tổ chức, cá nhân).
Đối với yêu cầu của bác KTGG thì đó phải là trường hợp bình thường nhất: HH, DV mua vào đó dùng riêng cho sản xuất kinh doanh không chịu thuế; nếu như vậy thì khai thuế, tính thuế như các bác là đúng.
2. Với rất nhiều trường hợp cụ thể khác thì khai thuế, tính thuế phải vận dụng linh hoạt. riêng với HB thì nếu mổ xẻ bài toán của Bác KTGG ra thì chưa đủ căn cứ tính thuế. Ví dụ: Bác mới chỉ là dự án đầu tư, chưa đi vào hoạt động hoặc mua về dùng riêng cho SXKD không chịu thuế nhưng gặp bão hỏng sạch,..... Cácbác sẽ khai thuế như như ở trên và không khấu trừ sao?
3. Đối tượng không chịu thuế có ở cả đầu vào và đầu ra: Hỏi như bác KTGG thì xem ra anh em ta dễ bị bác ấy "lừa" đi phân tích đủ kiểu (thế có chết không?!$@!!). Vì hóa đơn đó có thể chẳng liên quan gì đến "đối tượng không chịu thuế" ở đầu vào! --=0
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cám ơn bác HideBoy (HideBoy có thể viết tắt bởi HB hoặc có HB có thể đọc và hiểu thêm nghĩa là Hotboy_GPE. Chàng trai nhanh nhẩu, cực sốc. Khà khà khà)

Bác đặt vấn đề em thấy cũng có lý vì thuế GTGT đánh trên người tiêu dùng (Tiêu dùng cuối cùng phải chịu)

Còn như bọn em - là người tiêu dùng trung gian (do ngành nghề của em được xếp vào loại không chịu thuế : như sản xuất vũ khí, chế tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc mai táng cớ sao em không được khấu trừ ngay. Bởi vậy em mới buồn. Em buồn vì tiền mình bỏ ra mua hàng hoá, dịch vụ đó mà sao không được khấu trừ ngay.


Cuối cùng để cái ông khủng bố (nếu có) hoặc huynh gân "lỡ có died" thì huynh gân cũng đâu được khấu trừ. Chưa kể trường hợp sau này, các chi phí tiêu dùng của huynh gân có thể được khấu trừ thuế TNCN nữa đó.

Bác buồn như thế là buồn vô cớ! Người chết rồi thì có phải là người tiêu dùng đâu mà đóng thuế ạh (đương nhiên không được khấu trừ), người dùng cuối là người mua hàng hoá, dịch vụ cho người chết! Người tiêu dùng là người còn sống đấy chứ ạh! Bác thả bom chết người ta bác là người tiêu dùng bom cuối cùng đấy chứ, bác là người phải nộp thuế cuối cùng sao bác lại còn đòi khấu trừ! Hóa ra người dùng như bác lại không chịu đóng thuế ạh?--=0

Vui một tí: Bác làm em nhớ tới bài "Hạch toán việc mua chó về làm bảo vệ" của bác KTGG. Luận ra thêm: Nếu trả lương cho chó có được tính chi phí hợp lý để giảm trừ thuế TNDN không? Chó được được quyền thừa kế thì có phải nộp thuế TN không phải người không? (Luật thuế thu nhập cá nhân và động vật, gia súc, gia cầm sửađổi) --=0. Cụ thể: Trường hợp chó không thể khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế tại cơ quan thuế được thì viết giấy ủy quyền cho người bảo hộ chó khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế, nộp thuế.--=0

Em xin lỗi các bác vì đem Luật ra để đùa ạh! Tại bác Ngoiquanuongcafe nên bác ấy thích tán gẫu, nói chuyện phiếm đấy ạh!
 
HideBoy đã viết:
2. Với rất nhiều trường hợp cụ thể khác thì khai thuế, tính thuế phải vận dụng linh hoạt. riêng với HB thì nếu mổ xẻ bài toán của Bác KTGG ra thì chưa đủ căn cứ tính thuế. Ví dụ: Bác mới chỉ là dự án đầu tư, chưa đi vào hoạt động hoặc mua về dùng riêng cho SXKD không chịu thuế nhưng gặp bão hỏng sạch,..... Cácbác sẽ khai thuế như như ở trên và không khấu trừ sao?

Không phải là chưa đủ căn cứ tính thuế. Mục đích mua HH DV để sản xuất ra mặt hàng không chịu thuế, thì không được khấu trừ, Mãi mãi không khấu trừ.
Hư hỏng, mất mát, thiên tai, bão lụt, thì sẽ tính thiệt hại trên giá trị hàng tồn kho, trong đó đã có thuế hạch toán vào giá vốn rồi.

HideBoy đã viết:
3. Đối tượng không chịu thuế có ở cả đầu vào và đầu ra: Hỏi như bác KTGG thì xem ra anh em ta dễ bị bác ấy "lừa" đi phân tích đủ kiểu (thế có chết không?). Vì hóa đơn đó có thể chẳng liên quan gì đến "đối tượng không chịu thuế" ở đầu vào

"Đối tượng không chịu thuế" chỉ có ở đầu ra, không có ở đầu vào. Thí dụ sản xuất bom, đi mua sắt thép làm vỏ bom thì thép vẫn là mặt hàng chịu thuế. Hoặc thí dụ mua xe để chở hòm làm dịch vụ tang lễ thì xe vẫn là mặt hàng chịu thuế.
BÁc Gân không lừa ai cả, và nếu có phân tích đủ kiểu thì cũng dựa trên thông tư nghị định mà thôi.
Thanh Mai đã viết:
Em buồn vì tiền mình bỏ ra mua hàng hoá, dịch vụ đó mà sao không được khấu trừ ngay.

Muội đừng buồn, tiền thuế không được khấu trừ, nhưng được đưa vào chi phí, thì lại giảm thuế TN Doanh nghiệp mà?
Hơn nữa muội không biết, chứ sản xuất bom, hay dịch vụ khiêng hòm, vẫn có lời như thường, coi như tiền thuế đó người tiêu dùng chịu là quá đúng. Thử hỏi nếu thuế đó được khấu trừ, không đưa vào chi phí, giá thành hạ xuống, sếp muội có thể hạ giá dịch vụ khiêng hòm cho huynh gân, có phải là huynh gân đỡ tốn 1 khoản hay không? Chết cũng nhắm mắt!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Không phải là chưa đủ căn cứ tính thuế. Mục đích mua HH DV để sản xuất ra mặt hàng không chịu thuế, thì không được khấu trừ, Mãi mãi không khấu trừ.
Bác xác định mục đích rõ thế thì đương nhiên đúng ạh! Chỉ tại cái bác KTGG không chịu nói rõ mục đích gì cả!
Hư hỏng, mất mát, thiên tai, bão lụt, thì sẽ tính thiệt hại trên giá trị hàng tồn kho, trong đó đã có thuế hạch toán vào giá vốn rồi.
c.5. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, tài sản cố định mua vào bị tổn thất, bị hỏng do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ không được khấu trừ.
Hạch toán vào đâu thì cái thuế đầu vào c5 đó cũng không được khấu trừ mà bác.
"Đối tượng không chịu thuế" chỉ có ở đầu ra, không có ở đầu vào. Thí dụ sản xuất bom, đi mua sắt thép làm vỏ bom thì thép vẫn là mặt hàng chịu thuế. Hoặc thí dụ mua xe để chở hòm làm dịch vụ tang lễ thì xe vẫn là mặt hàng chịu thuế.
Như em đã nói: "Đối tượng không chịu thuế" trước tiên nó phải là hàng hoá, dịch vụ cái đã. Em tìm hoài không thấy chỗ nào quy định nó chỉ có ở đầu ra. Bác biết chỉ em với!
Bác xem: Bác kinh doanh cái gì đó: dù sản xuất ra hàng hóa, tạo ra dịch vụ chịu thuế hay không chịu thuế thì bác mua cái máy công nghệ VN chưa có, đem về phục vụ nghiên cứu khoa học để tạo ra bí quyết công nghệ nào đó phục vụ cho chính hoạt động SXKD của bác,.. Thế cái máy đó có là "đối tượng không chịu thuế" không ạh?
17. Hàng hoá thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu trong các trường hợp sau:
a) Máy móc, thiết bị, vật tư nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ;
b) Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt.
c) Tàu bay (kể cả động cơ tàu bay), dàn khoan, tàu thuỷ nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê
BÁc Gân không lừa ai cả, và nếu có phân tích đủ kiểu thì cũng dựa trên thông tư nghị định mà thôi.
Dạ dạ! em chỉ dám nói đùa thế thôi! chứ em cám ơn bác KTGG lắm lắm! vì bác ấy gieo vấn đề mà!

Những trích dẫn trên căn cứ theo Thông tư 129/2008/TT-BTC tính đến thời điểm hiện tại.

Thân Mến!
 
hideboy đã viết:
Như em đã nói: "Đối tượng không chịu thuế" trước tiên nó phải là hàng hoá, dịch vụ cái đã. Em tìm hoài không thấy chỗ nào quy định nó chỉ có ở đầu ra. Bác biết chỉ em với!
Bác xem: Bác kinh doanh cái gì đó: dù sản xuất ra hàng hóa, tạo ra dịch vụ chịu thuế hay không chịu thuế thì bác mua cái máy công nghệ VN chưa có, đem về phục vụ nghiên cứu khoa học để tạo ra bí quyết công nghệ nào đó phục vụ cho chính hoạt động SXKD của bác,.. Thế cái máy đó có là "đối tượng không chịu thuế" không ạh?

Sorry chút, để nói lại cho rõ 1 tí, lúc nãy viết không rõ ràng:
"Đối tượng không chịu thuế" chỉ có ở đầu ra, không có ở đầu vào
Sửa lại:
"Đối tượng không chịu thuế" chỉ có ở đầu ra, không có ở đầu vào trên tờ khai thuế.

Thực ra ý của tôi là: Về vấn đề chính của topic là khai thuế và khấu trừ thuế, chỉ quan tâm ở đầu ra có phải Đối tượng không chịu thuế hay không, để xem có được khấu trừ hay không, không quan tâm đối tượng không chịu thuế đầu vào. Vì đối tượng không chịu thuế GTGT ở đầu vào, thì có thuế đâu mà khấu trừ với không khấu trừ? Có thuế đâu mà khai thuế với không khai thuế?
Chỉ quan tâm đến đối tượng có chịu thuế đầu vào như sắt thép làm vỏ bom hay xe chở hòm thôi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom